Xây Dựng Định Mức Trong Sản Xuất Để Giảm Rủi Ro Về Thuế

Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm được các quy định về định mức sản xuất theo quy định pháp luật. Cách xây dựng định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế như thế nào hiệu quả nhất? Chúng tôi xin tổng hợp và phân tích trong bài viết sau đây.

Trong doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nói riêng, vấn đề quản trị giá thành sản xuất luôn luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Đằng sau câu chuyện quản trị giá thành sản xuất là các vấn đề hao phí về vật liệu, về nhân công, về máy móc thi công…để tạo nên một sản phẩm và giá thành của sản phẩm đó để giảm rủi ro về thuế.

Xây dựng định mức nguyên vật liệu trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế
Xây dựng định mức nguyên vật liệu trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế

1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH MỨC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nhằm khái quát nhất vấn đề này, trước tiên chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều người còn đang băn khoăn: Định mức là gì? Định mức có thể hiểu là quy định mức hao phí cần thiết về vậy liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành nên một đơn vị khối lượng nào đó.

Đây chỉ là một khái niệm tổng thể và cho ta cái nhìn bao quát về định mức. Được bao hàm trong khái niệm này sẽ là các khái niệm chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực cụ thể như: Định mức sản phẩm; Định mức hao hụt vật liệu; Định mức nguyên vật liệu sản xuất; Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất;…

Định mức sản phẩm là gì? – Là số lượng sản phẩm cần phải sản xuất trong một đơn vị thời gian nhất định cho một chỉ tiêu nhất định được đặt ra bởi một doanh nghiệp.

Định mức nguyên vật liệu là gì? – Là các phương pháp xác định lượng vật liệu cần thiết đủ làm một sản phẩm cho các chất liệu khác nhau.

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là gì? – Là các phương pháp xác định các nguyên vật liệu đã bị hao hụt (bị mất đi hoặc trở thành phế phẩm) trong quá trình tạo nên thành phẩm tính trên một đơn vị sản phẩm.

2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT

2.1 Thời điểm trước ngày 02/8/2014

Nắm được quy định về định mức, không chỉ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh mà còn là nền tảng để doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng luật định. Nói một cách dễ hiểu, vấn đề định mức trong kinh doanh luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy định pháp luật, cụ thể qua các thời kỳ:

  1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
  2. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  3. Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC như sau:

  1. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
  2. Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
  3. Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩm mới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưng chưa được thông báo).

Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.

Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.

Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá.

Từ quy định trên có thể thấy, tại thời điểm này các doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức trong sản xuất, sau khi xây dựng xong định mức, doanh nghiệp cần gửi những định mức chính mà mình xây dựng đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời gian 3 tháng đầu năm hoặc 3 tháng tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (tham khảo cách định mức nguyên vật liệu ngành may, cách xây dựng định mức xăng dầu; xây dựng bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu…

Trong trường hợp, doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung về định mức đã thông báo với Cơ quan thuế trước đó, cần làm thông báo về việc thay đổi bổ sung đó đến Cơ quan thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính (trùng với thời hạn Doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế doanh nghiệp cho cơ quan thuế theo quy định quyết toán năm).

Nếu Doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo định mức cho Cơ quan thuế (không thông báo định mức trong sản xuất đúng thời hạn luật định), lúc này Cơ quan thuế có quyền ấn định chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất khi thực hiện thủ tục thanh tra, kiểm toán.

2.2 Thời điểm từ ngày 02/8/2014 đến ngày 06/08/2015.

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
  2. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàng ngày 26 tháng 12 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  3. Thông tư số 78/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 02 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

  1. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
  2. Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.
  3. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Theo quy định trên, có thể thấy đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu không có quy định về định mức của Nhà nước, Doanh nghiệp có thể tự tìm cách xây dựng định mức trong sản xuất và lưu tại doanh nghiệp của mình thay vì thông báo đến Cơ quan thuế như trước đây.

2.3 Thời điểm từ ngày 06/08/2015 tới hiện tại

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
  2. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàng ngày 26 tháng 12 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  3. Thông tư số 96/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn về Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTc ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính.

Quy định về định mức nguyên vật liệu trong sản xuất: Các quy định về định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất được quy định cụ thể tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, cụ thể: Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.

Có thể thấy, theo quy định hiện hành, việc doanh nghiệp xây dựng định mức không còn mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật đồng thời Doanh nghiệp cũng không cần thực hiện các thủ tục thông báo định mức (trong trường hợp Doanh nghiệp vẫn tiến hành xây dựng định mức) đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu Nhà nước chưa ban hành định mức.

Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng đặt ra cho Doanh nghiệp vấn đề cần quan tâm, đó là những hao hụt trong định mức và ngoài định mức. Bởi vì, đối với các nguyên vật liệu, nhiên liệu Nhà nước đã ban hành định mức (định mức tiêu hao nhiên liệu của Nhà nước), phần chi phí vượt định mức (ngoài định mức) Doanh nghiệp sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Lúc này vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH MỨC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

3.1 Quy định về định mức trong lĩnh vực xây dựng

Có thể nói, lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực có các định mức được điều chỉnh khá chặt chẽ bởi hệ thống các văn bản pháp luật. Bởi trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều các định mức quan trọng như: định mức vật liệu xây dựng; định mức nguyên vật liệu trong xây dựng; định mức nhân công trong xây dựng; định mức chi phí rà soát…

Cụ thể, những văn bản pháp luật cần quan tâm hàng đầu khi bạn muốn nắm rõ về định mức xây dựng mới nhất và muốn tra định mức xây dựng bao gồm:

  1. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  2. Thông tư 05/2016/TT-BXD ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  3. Thông tư 06/2016/TT-BXD ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  4. Quyết định số 79/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 công bố định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng;
  5. Quyết định số 1134/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2015 quy định về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;
  6. Quyết định số 1113/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2018 có hiệu lực từ ngày 08 tháng 08 năm 2018 quy định về ban hành định mức chi phí rà soát, xây dựng định mức và giá xây dựng;
  7. Quyết định số 1264/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình;
  8. Quyết định số 1169/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, kết cấu và công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  9. Quyết định số 587/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung);
  10. Quyết định số 588/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung);
  11. Quyết định số 1172/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 quy định về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung)
  12. Quyết định số 235/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2017 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình – phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung);
  13. Quyết định số 236/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2017 quy định về công bố định mức dự toán xây dựng công trình – phần lắp đặt (bổ sung);
  14. Quyết định số 1354/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2017 quy định về công bố định mức xây dựng công trình – Phần khảo sát xây dựng;
  15. Quyết định số 1329/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016 quy định về công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng (Định mức vật tư mới nhất trong xây dựng).

3.2 Quy định về định mức trong lĩnh vực y tế

Y tế là một trong những lĩnh vực quan trọng là thiết yếu trong xã hội, đây cũng là một trong những lĩnh vực bao gồm nhiều định mức đáng quan tâm như: định mức sử dụng trang thiết bị y tế; định mức vật tư y tế tiêu hao; xây dựng định mức vật tư y tế tiêu hao…

Cụ thể, những quy định pháp luật bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về định mức trong lĩnh vực này bao gồm:

  1. Thông tư số 08/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế;
  2. Quyết định số 355/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về việc phê duyệt danh mục định mức tạm thời thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế;
  3. Quyết định số 566/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2013 quy định về việc phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện thay băng vết thương, vết bỏng để làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế;
  4. Quyết định số 508/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2012 quy định về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TRONG SẢN XUẤT

Cơ sở đề xuất nguyên vật liệu định mức
Cơ sở đề xuất nguyên vật liệu định mức

4.1 Đối với lĩnh vực kinh doanh sản xuất

Đối với lĩnh vực kinh doanh sản xuất, việc xây dựng định mức là vô cùng quan trọng. Bởi vì:

  1. Nắm được cách tính định mức nguyên vật liệu sẽ là cơ sở để tính được chi phí nguyên vật liệu cần thiết để tạo thành phẩm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
  2. Nắm được cách tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu là cơ sở tính toán cho những chi phí nguyên vật liệu bị hao hụt hay trở thành phế phẩm trong quá trình sản xuất ra thành phẩm, từ đó xác định được số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng để tạo thành một thành phẩm.
  3. Nắm được cách tính định mức tiêu hao nhiên liệu là cơ sở để tính được chi phí dành cho nhiên liệu được sử dụng để tạo nên thành phẩm sản xuất.
  4. Nắm được cách tính định mức sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, bất kỳ một định mức nào cũng đóng vai trò thứ yếu trong việc giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình như: định giá thành của sản phẩm, phân tích tỷ lệ sinh lời, chấp nhận hay không chấp nhận một đơn hàng…

4.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh xây dựng

Nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có thành phẩm là các sản phẩm dưới hình thức như đồ vật, dụng cụ, thiết bị… thì hoạt động kinh doanh xây dựng có thành phẩm dưới hình thức gọi chung là công trình.

Tạo ra một công trình cần phải có: nhân công, nguyên vật liệu, vật tư… và định mức nhân công trong xây dựng, định mức vật liệu xây dựng, định mức vật tư trong xây dựng…là những vấn đề chủ đầu tư xây dựng đặt lên hàng đầu.

Do đó, cũng giống như hoạt động sản xuất kinh doanh, định mức trong xây dựng luôn là vấn đề cốt lõi và thứ yếu với những chủ đầu tư xây dựng. Cụ thể qua một vài ví dụ điển hình như phía dưới đây được chúng tôi sơ lược:

  1. Định mức nhân công trong xây dựng thể hiện lượng công sức của người lao động trong quá trình lao động tạo nên thành phẩm (xây dựng công trình). Nắm được định mức này, chủ đầu tư có cơ sở để xác định sử dụng khối lượng công nhân cho một công trình để đáp ứng đúng tiến độ xây dựng.
  2. Định mức vật liệu xây dựng là khối lượng vật liệu, vật tư cần sử dụng để tạo nên thành phẩm trong quá trình xây dựng. Định mức này nói cho chủ đầu tư về chi phí nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng, qua đó cân đối về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất xây dựng.
  3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong xây dựng thể hiện số lượng/khối lượng nguyên vật liệu bị hao hụt hoặc trở thành phế phẩm trong quá trình xây dựng.

Định mức này nếu chủ đầu tư nắm rõ sẽ giúp ích cho quá trình tính toán nguyên vật liệu và các chi phí cần thiết cho một công trình, bên cạnh đó còn giúp chủ đầu tư gắn trách nhiệm mức sử dụng nguyên vật liệu đối với người lao động.

5. HƯỚNG DẪN CÁCH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TRONG SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM RỦI RO VỀ THUẾ

Cần phải hiểu trong hoạt động sản xuất, chi phí sản xuất là cốt lõi. Chi phí sản xuất quyết định giá thành sản phẩm, qua đó quyết định khả năng sinh lời. Và khả năng sinh lời (hay nói cách khác là lợi nhuận) là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến.

Chi phí sản xuất là bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình sản xuất, chi phí nhân công… Bài toán cuối cùng cho hoạt động kinh doanh là xây dựng và nắm rõ các định mức này.

5.1 Cách xây dựng các định mức về chi phí của nguyên vật liệt trực tiếp

Một thành phẩm được sản xuất ra sẽ bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp (đã bao gồm những hao hụt cho phép – tiêu hao nguyên vật liệu) và rủi ro (hay còn được gọi là lượng nguyên vật liệu cho các sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được).

Vấn đề quan tâm tiếp theo là giá nguyên vật liệu trực tiếp: giá ở đây được hiểu là số tiền mà người mua bỏ ra cuối cùng để mua được nguyên vật liệu. Giá cuối cùng được định nghĩa là mức giá đã trừ đi mọi khoản chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, vận chuyển…Tóm lại, giá nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá mua (đã bao gồm tất cả các khoản giảm trừ như chiết khấu, giảm giá… ) và chi phí bỏ cho quá trình thu mua nguyên vật liệu.

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G = ao + a1g1 + a2g2 + a3g3 + e

Trong đó:

G: chi phí định mức của lượng nguyên liệu vật liệu;

g1: lượng nguyên liệu vật liệu cần thiết để tạo nên một thành phẩm;

g2: lượng nguyên vật liệu đã bị hao hụt trong phạm vi cho phép;

g3: lượng nguyên liệu vật liệu đã dùng cho sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được (nếu có);

ao: số hạng cố định;

a1: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu được dùng để tạo nên một thành phẩm bị thay đổi một đơn vị;

a2: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu đã bị hao hụt trong phạm vi cho phép thay đổi 1 đơn vị;

a3: mức tác động tới định mức của lượng nguyên liệu vật liệu khi mà lượng nguyên liệu vật liệu đã dùng cho sản phẩm lỗi, sản phẩm hỏng không sử dụng được (nếu có) thay đổi 1 đơn vị;

e: sai số (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:

Z = ao + a1z1 + a2z2 + e

Trong đó:

Z: chi phí định mức về giá nguyên vật liệu

z1: giá mua nguyên vật liệu cuối cùng ( giá sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá, khuyến mại…)

z2: chi phí cho quá trình thu mua nguyên vật liệu (vận chuyển…)

ao: số hạng cố định

a1: mức tác động tới định mức giá nguyên liệu vật liệu khi giá mua nguyên vật liệu thay đổi 1 đơn vị.

a2: mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí cho quá trình thu mua nguyên vật liệu (vận chuyển…) bị thay đổi 1 đơn vị

e: sai số, (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).

Sau khi phân tích ta có: định mức nguyên vật liệu sản xuất = định mức về lượng nguyên vật liệu * định mức về giá của nguyên vật liệu. (Hay nói cách khác: Định mức nguyên vật liệu sản xuất = G*Z).

5.2 Cách xây dựng các định mức về chi phí của nhân công trực tiếp

Định mức chi phí của nhân công bao gồm: định mức chi phí nhân công cho một đơn vị thời gian lao động (thường tính theo đơn vị giờ hoặc buổi hoặc ngày, nhưng phổ biến nhất vẫn là giờ) và định mức về số thời gian lao động để tạo nên một thành phẩm. Cụ thể như sau:

  1. Định mức về chi phí nhân công cho một đơn vị thời gian lao động bao gồm: lương cơ bản cho nhân công, các khoản phụ cấp lương (ăn uống, đi lại…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
  2. Định mức về số thời gian lao động để tạo nên một thành phẩm:
  3. Hoặc theo phương pháp kỹ thuật: Chia toàn bộ giai đoạn để tạo nên một thành phẩm thành nhiều công đoạn, tính thời gian tiêu chuẩn cho từng công đoạn đó và cộng các thời gian tiêu chuẩn này sẽ ra số thời gian lao động để tạo nên một thành phẩm.
  4. Hoặc theo phương pháp bấm giờ: phương pháp này sẽ không chia công việc thành nhiều giai đoạn mà để một nhân công thực hiện công việc từ đầu đến cuối khi tạo thành thành phẩm và tính thời gian cho toàn bộ quá trình này.

Lưu ý: Lượng thời gian lao động để tạo nên một thành phẩm còn bao gồm: thời gian nghỉ ngơi, bảo dưỡng máy móc và rủi ro (thời gian bỏ ra cho những sản phẩm bị lỗi/bị hỏng không sử dụng được)

Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp:

N = ao + a1n1 + a2n2 + a3n3 + e

Trong đó:

N: chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp;

n1: lượng thời gian lao động cần thiết để tạo nên một thành phẩm;

n2: lượng thời gian nghỉ ngơi, bảo dưỡng máy móc;

n3: lượng thời gian tính cho rủi ro (thời gian bỏ ra cho những sản phẩm bị lỗi/bị hỏng không sử dụng được);

ao: số hạng cố định;

a1: mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để tạo nên một thành phẩm bị thay đổi 1 đơn vị;

a2: mức tác động tới định mức lượng thời gian nghỉ ngơi, bảo dưỡng máy móc bị thay đổi 1 đơn vị;

a3: mức tác động tới định lượng thời gian tính cho rủi ro (thời gian bỏ ra cho những sản phẩm bị lỗi/bị hỏng không sử dụng được) bị thay đổi 1 đơn vị;

e: sai số, (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).

Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:

M = ao + a1m1 + a2m2 + a3m3 + e

Trong đó:

M: chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp

m1: chi phí nhân công cho một đơn vị thời gian lao động (thường là cho một giờ)

m2: chi phí cho các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…trả cho nhân công theo đơn vị thời gian lao động

m3: phụ cấp tính trả cho nhân công theo đơn vị thời gian lao động

ao: số hạng cố định

a1: mức tác động tới định mức giá nhân công khi chi phí nhân công cho một đơn vị thời gian lao động (thường là cho một giờ) bị thay đổi 1 đơn vị

a2: mức tác động tới định mức giá nhân công khi chi phí cho các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…trả cho nhân công theo đơn vị thời gian lao động bị thay đổi 1 đơn vị

a3: mức tác động tới định mức giá nhân công khi phụ cấp tính trả cho nhân công theo đơn vị thời gian lao động bị thay đổi 1 đơn vị

e: sai số, (là sự thể hiện sự tác động của các yếu tố khác – nếu có).

Theo các phân tích trên, có thể thấy: Định mức chi phi nhân công = định mức chi phí nhân công cho một giờ lao động * định mức số giờ lao động tạo nên một thành phẩm. (Định mức chi phí nhân công = M*N).

Định mức nhân công trong sản xuất
Định mức nhân công trong sản xuất

5.3 Cách xây dựng định mức các chi phí cho sản xuất chung

Định mức chi phí cho sản xuất chung sẽ bao gồm định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung. Định mức biến phí được hiểu là định mức cho những khoản chi phí sẽ thay đổi theo sản lượng trong quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu, vật tư, lương nhân công…

Định mức định phí là định mức cho những khoản chi phí cố định, không bị thay đổi bởi các tác động diễn ra trong quá trình sản xuất như: tiền thuê phân xưởng- nhà máy…

Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

Trong đó:

K: định mức chi phí sản xuất chung;

k1: biến phí cần thiết để tạo nên một thành phẩm;

k2: định phí cần thiết để tạo nên một thành phẩm;

ao: số hạng cố định;

a1: mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí cần thiết để tạo nên một thành phẩm thay đổi 1 đơn vị;

a2: mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí cần thiết để tạo nên một thành phẩm thay đổi 1 đơn vị.

Tổng kết từ tất cả các phân tích: Cách xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu; định mức nguyên vật liệu sản xuất; định mức chi phí nhân công…

Ta có được định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế như sau:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

Trong đó:

Y: Chi phí cho sản xuất sản phẩm;

X1: Chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp;

X2: Chi phí cho nhân công trực tiếp;

X3: Chi phí cho sản xuất chung;

ao: số hạng cố định;

a1: mức tác động tới chi phí sản xuất sản phẩm khi chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp thay đổi 1 đơn vị;

a2: mức tác động tới chi phí sản xuất sản phẩm khi chi phí cho nhân công trực tiếp thay đổi 1 đơn vị;

a3: mức tác động tới chi phí sản xuất sản phẩm khi chi phí cho sản xuất chung thay đổi 1 đơn vị.

Trên đây là các quy định tổng quát nhất giúp Quý Khách hàng có được cái nhìn khái quát nhất về khái niệm định mức và nắm được cách xây dựng định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế, nắm được cách xây dựng định mức trong sản xuất cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này.

Nếu có những thắc mắc về cách xây dựng định mức trong sản xuất, định mức trong xây dựng… hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thuế, kế toán của chúng tôi, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được hỗ trợ và giải đáp một cách chính xác nhất.

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Xây Dựng Định Mức Trong Sản Xuất Để Giảm Rủi Ro Về Thuế

Quy định về định mức sản xuất theo quy định pháp luật. Cách xây dựng định mức trong sản xuất để giảm rủi ro về thuế như thế nào hiệu quả nhất? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Xây Dựng Định Mức Trong Sản Xuất Để Giảm Rủi Ro Về Thuế để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo