Quy Trình Thiết Kế Mẫu Thêu Vi Tính Và Các Lỗi Thường Gặp

Nghề thêu vi tính hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam. Vậy mọi người đã biết quy trình thiết kế mẫu thêu vi tính chưa? Các thông số kỹ thuật thông dụng nhất mà chúng ta cần biết là gì? Các lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế mẫu thêu vi tính ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc dành cho mọi người.

Nếu Muốn Xem Thực Hành Các Phím Tắt Thông Dụng Trong Wilcom. Hãy Click Vào Hình Ảnh:

Các Phím Tắt Thêu Vi Tính Thông Dụng Trong Phần Mềm Wilcom
Các Phím Tắt Thêu Vi Tính Thông Dụng Trong Phần Mềm Wilcom

I. Quy Trình Thiết Kế Mẫu Thêu Vi Tính

  1. Load hoặc scan hình mẫu vào 1 Design trống.
  2. Lưu mẫu vào máy tính.
  3. Xác định thứ tự màu làm trước, sau.
  4. Trong 1 màu xác định chi tiết nào làm trước, sau.
  5. Xác định trước các thông số, hiệu ứng (nếu được).
  6. Chọn công cụ dễ vẽ các chi tiết tương ứng.
  7. Thiết lập các thông số về độ dày thưa, độ dài mũi,…
  8. Thiết lập các hiệu ứng mũi chỉ.
  9. Xử lý mẫu thêu.
  10. Kiểm tra các Function (thao tác máy thêu).
  11. Xử lý tập tin máy thêu (dst, dsb, swf,…).
  12. Lấy tâm và nạp mẫu vào máy thêu.
Quy trình thiết kế mẫu thêu vi tính bằng phần mềm wilcom
Quy trình thiết kế mẫu thêu vi tính bằng phần mềm wilcom

II. Các Thông Số Kỹ Thuật Thông Dụng Cần Biết Khi Thiết Kế Mẫu Thêu (Kinh nghiệm)

– Pull compensation (độ rút vải):

+ Vải Jeans, Kaki : 0.2mm

+ Vải Sơmi : 0.25mm

+ Vải thun : 0.3mm

+ Vải thun 4 chiều : 0.4mm

Lưu ý về Pull Compensation: Loại vải có độ co rút (độ co giãn) càng lớn thì đặt thông số Pul Compensation càng cao.

– Một mũi Run có độ dài lớn hơn 7mm sẽ xảy ra hiện tượng chỉ không bám chắc vào mặt phải.

– Một mũi Run có độ dài nhỏ hơn 0.3mm sẽ gây ra hiện tượng đứt chỉ thường xuyên và làm gãy kim nếu thêu trên loại vải cứng.

– Với 1 mũi chỉ có độ dài lớn hơn 8mm thì máy thêu sẽ chạy ở tốc độ LOW (Chậm).

– Một mũi Run có độ dài lớn hơn 12.1mm sẽ biến thành mũi JUMP.

– Độ dày (khoảng cách giữa 2 mũi chỉ) tối đa nên là 0.2mm

– Độ dài offset (dài thêm) là 0.25mm

III. Các Lỗi Thường Gặp Trong Quá Trình Thiết Kế Mẫu Thêu

Các lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế mẫu thêu vi tính
Các lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế mẫu thêu vi tính
  1. Có nhiều mũi chỉ nhỏ (small stiches).
  2. Mũi chỉ quá dài.
  3. Nhiều mũi tập trung tại các góc nhọn hẹp (smart corner).
  4. Các chi tiết chạy không đúng trình tự (resequence).
  5. Cắt chỉ (Trim) khi khoảng cách 2 chi tiết không quá 7mm (function, connectors).
  6. Lấy tâm không chuẩn.
  7. Thiếu mũi chỉ dặm (connector, tie off).
  8. Thông số rút vải (Pull compensation) không chuẩn.
  9. Lỗ trống (hole) có độ dài < 2.5mm có thể làm bể vải.
  10. Hướng đi của mũi chỉ thêu bị lệch.

Hy vọng những chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình thiết kế mẫu thêu vi tính hạn chế lỗi xuống mức thấp nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quy Trình Thiết Kế Mẫu Thêu Vi Tính Và Các Lỗi Thường Gặp

Mọi người đã biết quy trình thiết kế mẫu thêu vi tính bằng phần mềm Wilcom chưa? Các lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế mẫu thêu vi tính ra sao? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quy Trình Thiết Kế Mẫu Thêu Vi Tính Và Các Lỗi Thường Gặp để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)
Zalo