Cách Phân Cây Biệt Bạc Hà Và Rau Húng | Tác Dụng Của Cây Bạc Hà

Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Bạc hà và rau húng là hai loại cây rất dễ gây nhầm lẫn, rất nhiều bạn không biết cách phân biệt cây bạc hà và rau húng chính xác. Qua bài viết này Chúng tôi xin phép hướng dẫn cách phân biệt bạc hà và rau húng khác nhau như thế nào? Tác dụng của cây bạc hà, rau húng ra sao?

Cách Phân Biệt Cây Bạc Hà, Cây Rau Húng Chính Xác Hiệu Quả
Cách Phân Biệt Cây Bạc Hà, Cây Rau Húng Chính Xác Hiệu Quả

Cách Phân Biệt Cây Bạc Hà Và Rau Húng Như Thế Nào?

Bạc hà có phải rau húng không? Bạc hà không phải là rau húng, chúng là hai loại cây có đặc điểm bên ngoài, hương thơm, mùi vị màu sắc và tác dụng khác nhau.

Cách phân biệt cây bạc hà và rau húng theo dân gian truyền lại:

  1. Bạc hà khi ngửi sẽ có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống Sing Gum Double Mint mà ta thường ăn.
  2. Húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không the cay mạnh đặc sắc như bạc hà.

Đặc Điểm, Tác Dụng Của Các Loại Rau Húng Là Gì?

Các loại rau húng: Húng là tên của một số loại thực vật thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), thường được dùng làm rau thơm, chữa bệnh, chiết xuất tinh dầu.

a. Húng tây

Hình ảnh thực tế cây rau húng tây
Hình ảnh thực tế cây rau húng tây
  1. Tên gọi khác: húng quế tây, quế tây, quế châu Âu, quế ngọt, húng tây ngọt.
  2. Tên tiếng Anh: Sweet basil.
  3. Mùi thơm: thơm ngọt mát, mùi đậm đặc sắc.
  4. Đặc điểm phân biệt: lá hình bầu dục, trơn bóng, vị hơi the.

Tác dụng: rau húng tây dùng làm rau thơm, gia vị cho các món ăn, món xào, nước xốt, nước xúp như: pizza, pasta (mỳ Ý), thịt nướng, xốt cà chua, xốt phô mát, xúp cà chua, salad cà chua phomat,…

b. Húng quế:

Hình ảnh thực tế cây rau húng quế
Hình ảnh thực tế cây rau húng quế
  1. Tên gọi khác: húng giổi, é tía, rau quế, húng chó, húng dổi, húng lợn.
  2. Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
  3. Mùi thơm: thơm dịu nhẹ, thoảng hương quế.
  4. Cây húng quế là cây thân thảo cao 30cm.
  5. Lá húng quế có màu xanh thẫm, rìa lá hình răng cưa, loại lá đơn, mọc đối.
  6. Hoa húng quế có màu hơi tía, mọc thành chùm.
  7. Quả húng quế chứa hạt đen bóng, hạt húng quế có chất nhầy xung quanh khi ngâm trong nước.

Tác dụng của cây húng quế:

  1. Cành và lá húng quế có tính kích thích hấp thụ, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, đổ mồ hôi giúp trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hóa kém, viêm ruột, kinh nguyệt không đều,…
  2. Lá và ngọn non húng quế có vị cay, mùi thơm dịu, tính nóng dùng làm rau thơm, ăn kèm bún bò, bún riêu, bún chả, bún thịt nướng, phở, thịt vịt, tiết canh,…
  3. Quả húng quế có vị cay ngọt, tính mát giúp kích thích thị lực. Hoa húng quế có tính lợi tiểu, bổ thần kinh. Hạt húng quế thường được gọi là hạt é vì có độ nhầy và nở mạnh khi gặp nước nên được dùng là thức uống giải khát, thường ăn kèm với sương sáo.

c. Húng chanh:

Hình ảnh thực tế cây rau húng chanh
Hình ảnh thực tế cây rau húng chanh
  1. Tên gọi khác: tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lùn, rau thơm lông.
  2. Tên khoa học: Coleus aromaticus Lour.
  3. Mùi thơm: thơm cay, thoảng hương chanh.
  4. Thân cây húng chanh có chiều cao từ 20-50cm, màu xanh lục nhạt, có nhiều lông mịn.
  5. Lá húng chanh màu xanh lục nhạt, dày cứng, dòn, có lông mịn và có viền hình răng cưa.
  6. Hoa húng chanh nhỏ, màu tím đỏ, mọc ở đầu cành.
  7. Quả húng chanh màu nâu, tròn và nhỏ.

Tác dụng của húng chanh:

  1. Lá húng chanh có thể dùng ăn sống như rau thơm giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
  2. Húng chanh có tác dụng chữa ho, hen suyễn, viêm họng, cảm cúm, sốt không ra mồ hôi, chảy mái cam,… có thể dùng dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Tần dày lá dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn.

d. Húng lủi:

Hình ảnh thực tế cây rau húng lủi
Hình ảnh thực tế cây rau húng lủi
  1. Tên gọi khác: húng lũi, húng lủi, húng nhủi, húng dũi, húng lá, húng bạc hà, rau húng.
  2. Tên khoa học: Mentha crispa L.
  3. Mùi thơm: thơm đặc trưng.
  4. Đặc điểm phân biệt: cây thảo, rễ chùm, lá thuôn dài, mép lá răng cưa.
  5. Thân húng lủi thường bò sát đất, rể mọc chùm dưới đất và có thể mọc ngang thân. Húng lũi có sức phát triển nhanh, sức sống tốt nên nhiều gia đình thường được trồng trong chậu, thùng sốp, chai nhựa.

Tác dụng: Húng lủi được dùng làm gia vị, thảo dược phòng chống nhiều căn bệnh, giúp vệ sinh răng miệng, cho hơi thở thơm tho và đuổi muỗi.

Đặc Điểm, Tác Dụng Của Các Loại Bạc Hà Là Gì?

Các loại Bạc Hà: Bạc hà là loại thảo sống lâu năm, dễ trồng và là một chi trong họ Hoa Môi (Lamiaceae).

  1. Danh pháp khoa học: Mentha.
  2. Mùi thơm: the mát, vị cay.
  3. Thân cây bạc hà có chiều cao 60 – 80cm, thân hình vuông, mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh, màu xanh hoặc tím nhạt có nhiều lông ngắn.
  4. Lá bạc hà thon dài, mép lá hình răng cưa, có nhiều lông tơ nhỏ, phiến lá dài từ 3-5cm, rộng 2-3cm, cuống dài 0,5 – 1,0 cm.
  5. Hoa bạc hà màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cách hoa hình môi, mọc từ nách lá.
  6. Bạc hà ít có quả và hạt.

Tác dụng chung của các loại bạc hà:

  1. Bạc hà (peppermint/mentha) là loại thảo mộc có tác dụng giảm đau dạ dày, trị ho, giảm các triệu chứng cảm sốt, đau đầu, đau họng, đỏ mắt,..
  2. Tinh dầu bạc hà làm dịu cảm xúc không ổn định, đuổi côn trùng,…chữa ong, kiến đốt.
  3. Lá bạc hà thường được dùng làm detox, pha trà, mojito, làm bánh, làm gia vị,…
  4. Bạc hà là một loại cây trông giúp đuổi chuột ra khỏi nhà hiệu quả.

a. Bạc hà Á

Hình ảnh thực tế cây bạc hà á
Hình ảnh thực tế cây bạc hà á
  1. Tên khác: bạc hà Nam, bạc hà Nhật Bản, húng bạc hà, húng cay.
  2. Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  3. Mùi thơm: thơm mát.
  4. Thân cây bạc hà Á là dạng thân thảo, cao 10-60cm, thân hình vuông, mọc thẳng đứng, phân nhánh, màu xanh lục, có lông ngắn.
  5. Lá bạc hà Á là loại lá đơn, mọc đối xứng, mép lá hình răng cưa.
  6. Hoa bạc hà Á màu tím nhạt, trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm trên thân.

b. Bạc hà Âu:

Hình ảnh thực tế cây bạc hà âu
Hình ảnh thực tế cây bạc hà âu
  1. Tên khoa học: Mentha piperita L.
  2. Mùi thơm: the mát, thơm hắc vì chứa tinh dầu menthol.
  3. Thân cây bạc hà Âu hình vuông, mọc đứng hay bò, cao từ 30 – 50cm, có rễ mọc ra từ các đốt thân.
  4. Lá bạc hà Âu màu xanh đậm, có lông ở hai bên mặt, mép hình răng cưa, dài từ 4 – 9 cm và rộng 1,5-4 cm.
  5. Hoa bạc hà Âu màu tím hồng, tụ ở kẽ lá, tràng hình môi.
  6. Bạc hà Âu sinh sản vô tính bằng rễ, không sinh sản hữu tính bằng hạt.

c. Bạc hà Socola – Chocolate Mint: Chocolate Mint lá màu xanh, gân là và thân cây có màu nâu đỏ, thân cây sẽ đỏ dậm hơn khi đủ lượng ánh sáng mặt trời. Chocolate Mint Bạc Hà có mùi thơm giống như Sing Gum Double Mint.

Hình ảnh thực tế cây bạc hà Chocolate mint
Hình ảnh thực tế cây bạc hà Chocolate mint

d. Bạc hà Pháp: Bạc Hà Pháp có mùi thơm nồng và chứa nhiều tinh dầu Bạc hà Peppermint nhất.

Hình ảnh thực tế cây bạc hà Pháp
Hình ảnh thực tế cây bạc hà Pháp

e. Bạc hà chanh: Bạc hà chanh có mùi thơm của chanh và the mát đặc trưng của bạc hà, được dùng để pha nước trái cây và nấu ăn.

Hình ảnh thực tế cây bạc hà Chanh
Hình ảnh thực tế cây bạc hà Chanh

Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người phân biệt bạc hà và rau húng dễ dàng hơn. Qua đó giúp mọi người chọn được loại cây loại phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và tránh bị mua nhầm.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Cách Phân Cây Biệt Bạc Hà Và Rau Húng | Tác Dụng Của Cây Bạc Hà

Hướng dẫn cách phân biệt cây bạc hà và rau húng như thế nào? Tác dụng của cây bạc hà, rau húng? Bạc hà và rau húng là hai loại cây rất dễ gây nhầm lẫn. (Hãy đọc toàn bộ bài viết Cách Phân Cây Biệt Bạc Hà Và Rau Húng | Tác Dụng Của Cây Bạc Hà để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo