Bảng Mã Lỗi Máy Lạnh Daikin Thường Gặp Trong Quá Trình Sử Dụng
Bảng mã lỗi máy lạnh daikin thường gặp trong quá trình sử dụng như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi điều hòa daikin như thế nào?
Sử dụng máy lạnh trong nhà không còn là điều lạ lẫm của mọi người trong thời đại bây giờ. Nếu nhắc đến máy lạnh, ai cũng đều biết đến máy lạnh hiệu Daikin. Với công nghệ tiên tiến, khi sử dụng chẳng may bị hỏng hay trục trặc gì mọi người cũng dễ dàng nhận biết bởi công nghệ thông minh từ remoter. Mọi người cần biết về mã lỗi máy lạnh Daikin để có hướng chỉnh đúng.
KHẮC PHỤC LỖI ĐIỀU HÒA DAIKIN NHƯ THẾ NÀO?
Nhóm Chia Sẻ Điện Lạnh có các chuyên gia sửa máy lạnh chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ và giới thiệu về cách kiểm tra lỗi điều hòa Daikin. Khi đó bạn có thể tự kiểm tra ở nhà về sự cố của máy lạnh Daikin bằng cách kiểm tra bảng mã lỗi điều hòa daikin.
Khi sử dụng máy lạnh Daikin, bạn nhận thấy nó không bình thường. Lúc này bạn hãy dùng remoter nhấn và giữ phím “Cancel” trong vòng 5 giây hướng về bộ cảm biến dàn lạnh. Bạn sẽ thấy ở remoter hiển thị mã lỗi máy lạnh daikin ở trên màn hình và kèm theo tín hiệu nhấp nháy. Sau đó bạn hãy bỏ tay khỏi phím “Cancel”, tiếp tục bạn nhấn lại để chuyển lần lượt qua từng mã lỗi. Khi dàn lạnh xuất hiện tiếng “bíp” thì lúc này remoter sẽ dừng lại ngay vị trí của lỗi hiển thị.
Dùng máy lạnh inverter daikin hay daikin thường của hãng máy lạnh hiệu daikin nó đều chung mã lỗi.
BẢNG MÃ LỖI MÁY LẠNH DAIKIN THƯỜNG GẶP
Việc sửa chữa mã lỗi máy lạnh daikin hay mã lỗi điều hòa daikin cũng không phải là khó khăn. Chỉ cần chẩn đoán đúng bệnh sẽ rất dễ khi bạn sửa lỗi máy. Chính vì vậy cách kiểm tra lỗi điều hòa daikin của hãng luôn có và chỉ gói gọn trong chiếc remoter chính hãng Daikin.
Khi bạn đang sử dụng có sự cố bất thường, bạn hãy xem mã lỗi máy lạnh daikin dưới đây sẽ giúp bạn có thể khắc phục hiệu quả:
– Lỗi A1: Hỏng PCB ở dàn lạnh – Bo mạch của dàn máy lạnh bất thường hoặc bị lỗi hoặc hỏng kết nối.
– Lỗi A2: Quạt của dàn lạnh bị kẹt.
– Lỗi A3: Mực nước xả không bình thường – Lỗi bơm nước xả dàn lạnh, nghẹt ống/ máng nước xả, ống nước xả không đủ độ dốc, công tắc phao hoặc bơm nước xả bị lỏng kết nối.
– Lỗi A4: mã lỗi máy lạnh daikin A4 là dàn trao đổi nhiệt bị lỗi nhiệt độ.
– Lỗi A5: Bộ phận trao đổi nhiệt hoặc phin lọc gió của dàn lạnh bị kẹt hoặc bị quấn gió, chức năng bảo vệ chống đông đá tác động, cũng có thể lỗi nhiệt điện trở hay bo mạch bộ trao đổi nhiệt.
– Lỗi A6: Động cơ quạt dàn lạnh quá nóng, quá tải hoặc bị kẹt.
- Moto quạt hoặc bo mạch dàn lạnh lỗi.
- Cuộn dây moto quạt bị ngắt mạch.
- Các cuộn dây một quạt bị hư.
– Lỗi A7: Moto đảo gió bị lỗi hoặc kết nối lỏng.
– Lỗi A8: Quá dòng đầu vào dàn lạnh
– Lỗi A9: Lỏng kết nối hoặc van tiết lưu điện từ dàn lạnh bị lỗi.
– Lỗi AA: Thiết bị gia nhiệt của dàn lạnh bị quá nhiệt.
– Lỗi AE: Dàn lạnh bị thiếu nước.
– Lỗi AF: Hỏng thiết bị tạo ẩm.
- Mức nước xả vượt quá giới hạn.
- Độ dốc ống xả không đủ hoặc bị nghẹt.
– Lỗi AH: Chỉ bộ vệ sinh không khí không phải là bộ phận chức năng.
- Bộ phận hút bụi bị lỗi.
- Không bảo trì phin lọc.
– Lỗi AJ: Công suất cài đặt không phù hợp. Dữ liệu công suất được cài đặt trước sai. Hoặc không được lập trình trong IC lưu dữ liệu.
– Lỗi C0: Hệ thống cảm biến lạnh bị lỗi.
– Lỗi C1: Bo mạch quạt hoặc bo mạch dàn lạnh bị lỗi.
– Lỗi C3: Hệ thống cảm biến nước xả bị lỗi.
– Lỗi C4: Cảm biến nhiệt độ dàn trao đổi nhiệt bị hỏng.
– Lỗi C5: Lỗi nhiệt điện trở đường ống hơi dàn lạnh, kết nối lỏng.
– Lỗi C6: Lỗi cảm biến của moto quạt, quá tải.
– Lỗi C7: Lỗi moto đảo gió trên dàn lạnh/công tắc giới hạn.
- Cánh đảo gió dùng làm kín bằng vật liệu quá dày.
- Các cuộn dây bên trong bị hư hoặc ngắt các đầu kết nối.
– Lỗi C8: Cảm biến dàn lạnh phát hiện quá dòng đầu vào.
– Lỗi C9: Cảm biến nhiệt độ gió hồi của dàn lạnh bị hỏng.
– Lỗi CA: Nhiệt điện trở gió thổi của dàn lạnh bị lỏng kết nối.
– Lỗi CC: Cảm biến độ ẩm bị lỗi (dàn lạnh).
– Lỗi CE: Cảm biến tản nhiệt dàn lạnh bị lỗi.
– Lỗi CF: Công tắc cao áp dàn lạnh bị lỗi.
– Lỗi CH: Cảm biến của dàn lạnh bị dơ.
– Lỗi CJP: Cảm biến bộ điều khiển từ xa bị hỏng. Cảm biến nhiệt của bộ điều khiển từ xa không hoạt động nhưng máy vẫn có thể chạy.
– Lỗi E0: Thiết bị an toàn tác động (dàn nóng).
– Lỗi E1: Hỏng PCB của dàn nóng.
– Lỗi E3: Áp suất cao bất thường (dàn nóng).
– Lỗi E4: Áp suất bất thường (dàn nóng).
– Lỗi E5: Động cơ máy nén bị lỗi, bị kẹt cơ.
– Lỗi E7: Động cơ quạt dàn nóng bị lỗi, bị kẹt cơ. Quá dòng tức thời động cơ quạt dàn nóng.
– Lỗi E9: Hỏng van tiết lưu điện tử (dàn nóng).
– Lỗi F3: Nhiệt độ ống đẩy bất thường (dàn nóng).
– Lỗi H3: Hỏng công tắc áp suất cao (dàn nóng).
– Lỗi H4: Hỏng công tắc áp suất thấp (dàn nóng).
– Lỗi H7: Hỏng tín hiệu xác định động cơ dàn nóng.
– Lỗi H9: Hỏng cảm biến nhiệt độ ngoài trời (dàn nóng).
– Lỗi J3: Hỏng cảm biến nhiệt độ ống đẩy (dàn nóng).
– Lỗi J5: Hỏng cảm biến nhiệt ống hút (dàn nóng).
– Lỗi J6: Hỏng cảm biến nhiệt tràn tro đổi nhiệt (dàn nóng).
– Lỗi L4: Cánh tản nhiệt bị quá nhiệt (dàn nóng). Hỏng chức năng làm mát bộ biến tần.
– Lỗi L5: Quá dòng tức thời (dàn nóng). Hỏng nối đất hoặc ngắn mạch trong động cơ máy nén.
– Lỗi L8: Nhiệt điện trở (dàn nóng). Quá tải điện hoặc đứt dây trong động cơ máy nén.
– Lỗi L9: Máy nén có thể bị kẹt. Ngăn chặn dừng đột ngột (dàn nóng).
– Lỗi LC: Lỗi truyền tín hiệu giữa các bộ biến tần điều khiển dàn nóng.
– Lỗi P1: Mất pha hở (dàn nóng).
– Lỗi P3: Hỏng cảm biến nhiệt độ PCB (dàn nóng).
– Lỗi P4: Hỏng cảm biến cánh tản nhiệt (dàn nóng).
– Lỗi PJ: Cài đặt công suất không phù hợp (dàn nóng). Dữ liệu công suất được cài đặt trước hoặc không được lập trình trong IC dữ liệu.
– Lỗi U5: Tín hiệu truyền sai giữa dàn lạnh và bộ điều khiển từ xa. Lỗi truyền tín hiệu (dàn lạnh – bộ điều khiển từ xa).
– Lỗi U8: Lỗi đường truyền giữa bộ điều khiển từ xa chính và phụ (lỗi bộ điều khiển từ xa phụ).
– Lỗi UA: Lỗi cài đặt hệ thống Multi. Cài đặt sai đối với công tắc lựa chọn hệ thống (xem công tắc SS2 trên PCB của thiết bị).
– Lỗi UC: Địa chỉ điều khiển trung tâm bị trùng lặp.
– Lỗi U0: Nhiệt độ ống hút bất thường.
– Lỗi U1: Ngược pha hai trong số các dây dẫn chính L1, L2, L3.
– Lỗi U2: Điện nguồn bất thường (Lưu ý 3). Bao gồm lỗi trong 52C.
– Lỗi UF, U4:
Khi máy lạnh báo lỗi u4 nghĩa là bạn đã đấu dây sai giữa dàn lạnh và dàn nóng hoặc hư PCB của dàn nóng, dàn lạnh.
Lỗi u4 điều hòa đaikin còn do đường truyền tín hiệu của dàn lạnh, dàn nóng. Do đó ngay lập tức ngắt nguồn điện và đầu nối lại cho đúng. Nếu ký hiệu UF hiển thị, dây dẫn giữa dàn nóng và dàn lạnh bị đấu nối sai. (Máy nén và quạt dàn nóng có thể khởi động độc lập với hoạt động của bộ điều khiển từ xa).
Từ bảng mã lỗi máy lạnh daikin trên bạn đã có thể tự mình khắc phục mỗi khi máy có sự cố bất thường. Tổng hợp mã lỗi điều hòa daikin hay mã lỗi máy lạnh daikin có thể sẽ hữu ích cho bạn.