Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Của Cha Mẹ

Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thế nào? Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ. Khi ly hôn ai được quyền nuôi con?

Trong các vụ án ly hôn, vấn đề tài sản và con cái là hai vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, việc nắm được các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong quá trình giải quyết ly hôn và sau ly hôn là rất cần thiết để tự mình giải đáp thắc mắc như vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con?,…

Để giúp Quý Khách hàng nắm rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ, khi ly hôn ai được quyền nuôi con? chúng tôi xin tổng hợp và phân tích trong bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ và quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Nghĩa vụ và quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Hiện nay, quan hệ giữa cha mẹ và con được điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan. Theo quy định tại Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền và các lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, của con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON

Tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Nghĩa vụ và quyền giáo dục con của cha mẹ bao gồm:

  1. Cha mẹ có nghĩa vụ, quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện để cho con được học tập.
  2. Cha mẹ phải tạo điều kiện tốt nhất cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
  3. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
  4. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, của con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả tự năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều này thể hiện cụ thể hơn trong trường hợp ly hôn khi có con nhỏ. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự/không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Cụ thể:

  1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ/có người khác đại diện theo pháp luật.
  2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự/không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  3. Đối với các giao dịch liên quan đến tài sản là các bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, các tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc mà trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN CỦA CHA MẸ

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật ly hôn và quyền nuôi con – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vậy, khi ly hôn con ở với ai? Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 (bảy) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Quyền và nghĩa vụ sau ly hôn của cha mẹ
Quyền và nghĩa vụ sau ly hôn của cha mẹ

3.1 Nghĩa vụ và quyền nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ – con dưới 36 tháng tuổi

Ly hôn khi con còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn ly hôn, tư vấn tranh chấp nuôi con khi ly hôn thì trong trường hợp ly hôn khi có 2 con nhỏ và cha mẹ không quá chênh lệch về các điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho cha và mẹ mỗi người nuôi một con để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho con.

Trong trường hợp, con còn quá nhỏ tuổi thì Tòa án có thể áp dụng các quy định có lợi bảo vệ quyền của phụ nữ sau khi ly hôn để giao con cho người mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc.

Tại Điều 82 Luật nuôi con sau ly hôn – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định rõ về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền nuôi con khi ly hôn cũng nêu rõ cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Pháp luật hôn nhân và gia đình không chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà còn có những quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Đồng thời, cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên thực tế, xảy ra rất nhiều trường hợp, khi ly hôn có nhiều lý do khiến người cha/mẹ không giành được quyền nuôi con. Để giải quyết thực tế đó, pháp luật hôn nhân có quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Căn cứ Điều 84 Luật nuôi con khi ly hôn – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan, Tòa án xem xét quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được Tòa án giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  1. Cha và mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con, đảm bảo cho con có môi trường sống tốt nhất (tham khảo mẫu giấy ủy quyền nuôi con).
  2. Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3.2 Nghĩa vụ và quyền nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ – con từ đủ 07 tuổi trở lên

Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự để nuôi dưỡng con.

4. VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON SAU KHI LY HÔN

Để hỗ trợ việc chăm sóc và nuôi con sau khi ly hôn của người trực tiếp nuôi con, dưới một góc độ khác lại là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Tại Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng, trợ cấp nuôi con khi ly hôn.

Nếu như Luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chủ yếu làm rõ vấn đề cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con sau khi ly hôn để Quý Khách hàng có thể nắm chi tiết về nghĩa vụ chăm sóc con sau khi ly hôn.

Tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Theo đó, Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Cấp dưỡng cho con sau ly hôn

*) Về mức cấp dưỡng, trợ cấp nuôi con sau ly hôn:

Tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ theo quy định trên có thể hiểu là, khi ly hôn trong quá trình nuôi con, một trong các quyền nuôi con sau ly hôn của người trực tiếp nuôi con chưa thành niên là có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con (bố/mẹ) có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có quyền thỏa thuận về mức cấp dưỡng, tuy nhiên trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì có quyền yêu cầu Tòa án.

*) Căn cứ Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN

Để đảm bảo quyền, lợi ích của con, cũng như để con có môi trường phát triển một cách tốt nhất, tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Theo đó, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  1. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  2. Phá tán tài sản của con;
  3. Có lối sống đồi trụy;
  4. Xúi giục, ép buộc con làm những việc mà trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Tại Điều 87 quy định cụ thể về hậu quả của ly hôn, hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Căn cứ theo đó, trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

  1. Cha và mẹ đều bị Tòa án tuyên hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  2. Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
  3. Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trên đây là các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc như nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai hoặc muốn được hỗ trợ, tư vấn pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được tư vấn cụ thể nhất.

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Của Cha Mẹ

Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thế nào? Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ. Khi ly hôn ai được quyền nuôi con? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quyền Và Nghĩa Vụ Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Của Cha Mẹ để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo