Luật Xuất Nhập Cảnh Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là một trong những văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh đến việc người lao động nước làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do các văn bản pháp luật của Việt Nam tương đối phức tạp nên không chỉ người nước ngoài mà kể cả doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài cũng gặp nhiều rắc rối liên quan đến các thủ tục về nhập cảnh, xuất cảnh, tạm trú của người lao động.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đưa ra các phân tích và làm rõ một số quy định tại Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để Quý Khách hàng có thể biết được các quy định pháp luật liên quan.

Thủ tục nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam
Thủ tục nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam

1. LUẬT QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH HIỆN HÀNH LÀ GÌ? GỒM CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN NÀO?

Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Đây cũng là Luật xuất nhập cảnh mới nhất (hay còn gọi là Luật tạm trú), đang có hiệu lực thi hành.

Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được hướng dẫn bởi các văn bản sau:

  1. Nghị định số 82/2015/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2015 quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam;
  2. Nghị định số 64/2015/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 06 tháng 8 năm 2015 quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  3. Nghị định 07/2017/NĐ-CP ngày 25/01/2017 Quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam;
  4. Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an ngày 05/01/2015 Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  5. Thông tư số 31/2015/TT-BCA được Bộ Công an ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam;
  6. Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  7. Thông tư số 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  8. Thông tư 04/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại Giao ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
  9. Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
  10. Thông tư số 190/2012/TT-BTC, ngày 09/11/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
  11. Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
  12. Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. THỦ TỤC NHẬP CẢNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.1 Khái niệm:

Nhập cảnh là gì, để nhập cảnh Hà Nội phải thực hiện những thủ tục gì? Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì nhập cảnh được hiểu là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

2.2 Điều kiện nhập cảnh:

Theo quy định tại Điều 20, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
  2. Không thuộc trường hợp Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, cụ thể:
  3. Không đủ điều kiện nhập cảnh;
  4. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
  5. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
  6. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
  7. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
  8. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
  9. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
  10. Vì lý do thiên tai.
  11. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, một trong những điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là phải có thị thực còn thời hạn. Vậy thị thực là gì, có bao nhiêu loại thị thực và điều kiện, xin cấp thị thực là gì?

Thị thực hay còn gọi là Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (trích khoản 11 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).

Theo quy định tại Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các loại thị thực được ký hiệu như sau:

– NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

– NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

– NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

– LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

– ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

– DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

– NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

– NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

– DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

– HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

– PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

– LĐ – Cấp cho người vào lao động.

– DL – Cấp cho người vào du lịch.

– TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

– VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

– SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

3. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP THỊ THỰC (VISA)

Để được cấp thị thực, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;

– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

  1. Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
  2. Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
  3. Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
  4. Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

4. THỦ TỤC XIN CẤP THỊ THỰC (VISA) CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Visa lao động có ký hiệu là LĐ, thời hạn 01 năm. Trong trường hợp thời hạn của Giấy phép lao động không đủ 01 năm thì visa có thời hạn tương ứng với thời hạn của Giấy phép lao động. Quy trình xin cấp Visa LĐ cho người lao động nước ngoài như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  1. Bản sao chứng thực Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh theo mẫu NA16 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  3. Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo Mẫu NA5 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  4. Bản sao chứng thực Giấy phép lao động còn thời hạn;
  5. Hộ chiếu còn thời hạn;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin cấp thị thực tại Phòng xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh được không? Điều 16 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại một trong 3 trụ sở làm việc của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an có địa chỉ như sau:

  1. Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
  2. Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Hồ Chí Minh: số 254 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Đà Nẵng: số 7 đường Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).

Như vậy, thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ xin cấp Thị thực là Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an chứ không phải Phòng xuất nhập cảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, bộ phận 1 cửa Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả là Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.

Sau khi có công văn này, khi nhập cảnh vào Việt Nam, người lao động nước ngoài sẽ được cấp Visa khi nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế. Trước khi cấp Visa, người lao động phải nộp lệ phí là (Căn cứ Thông tư số 219/2016/TT-BTC):

Stt Nội dung Mức thu
1 Cấp thị thực có giá trị một lần 25 USD/chiếc
2 Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:
a Loại có giá trị đến 03 tháng 50 USD/chiếc
b Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng 95 USD/chiếc
c Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm 135 USD/chiếc

5. THỦ TỤC XUẤT CẢNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

5.1 Khái niệm

Xuất cảnh là gì? Khoản 6 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định khái niệm xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Thủ tục xuất cảnh của người nước ngoài
Thủ tục xuất cảnh của người nước ngoài

5.2 Điều kiện xuất cảnh

Theo Điều 27 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
  2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
  3. Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh sau:
  4. Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
  5. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
  6. Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
  7. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  8. Vì lý do quốc phòng, an ninh.

Lưu ý: Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh trên không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

5.3 Tạm hoãn xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 28 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong các trường hợp sau đây:

a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;

b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.

Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

5.4 Buộc xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 30 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau:

  1. Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
  2. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Các cơ quan sau có thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh:

  1. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh.
  2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (Trích Khoản 13 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).

Luật tạm trú mới nhất là văn bản nào? Hiện nay, không có văn bản pháp luật riêng quy định về tạm trú của người nước ngoài. Các quy định này được ghi nhận tại Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

*) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định: Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật cư trú số 81/2006/QH11 được Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 thì:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Như vậy, có thể hiểu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và có đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

Vậy Luật cư trú năm 2018 có phải là luật cư trú mới nhất không? Hiện nay, Luật cư trú năm 2006 được sửa đổi năm 2013 vẫn là văn bản pháp luật đang có giá trị thi hành. Năm 2018, Quốc hội không ban hành bất kỳ văn bản nào về Luật cư trú.

*) Người không cư trú, người cư trú là gì?

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Thông tư số 111/2013/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân là văn bản pháp lý đưa ra các khái niệm về người cư trú và người không cư trú.

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

– Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

  1. Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
  2. Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

  1. Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
  2. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
  3. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
  4. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên đối với người cư trú.

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú
Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú

*) Điều kiện cấp Thẻ tạm trú

Điều 36 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, những người nước ngoài sau đây sẽ được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú như sau:

  1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
  2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Điều kiện cụ thể để người lao động nước ngoài được cấp Thẻ tạm trú ký hiệu LĐ là:

  1. Hộ chiếu của người lao động nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu là 13 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người lao động chỉ được cấp Thẻ tạm trú có thời hạn là 12 tháng;
  2. Thị thực đang sử dụng phải đúng mục đích (ký hiệu LĐ hoặc DN);
  3. Có Giấy phép lao động còn thời hạn;

*) Thủ tục cấp Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thủ tục thẻ tạm trú quy định tại Điều 37 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2914. Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có ký hiệu LĐ, thời hạn không quá 03 năm. Để được cấp Thẻ tạm trú, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm

  1. Bản sao chứng thực Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh theo mẫu NA16 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  3. Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài theo mẫu NA6 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  4. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  5. Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn tối thiểu là 13 tháng;
  6. Bản sao chứng thực Giấy phép lao động còn thời hạn;
  7. 02 ảnh kích thước 2*3, ảnh chụp phông nền trắng, không đeo kính, chụp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày xin cấp Thẻ tạm trú;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được giới thiệu, ủy quyền hợp pháp nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại Phòng 1 cửa của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thuộc 1 trong 3 địa chỉ nêu tại mục 1 bài viết này.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, bộ phận 1 cửa Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả là Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú là giấy tờ có giá trị thay thế Visa, khi hết thời hạn Thẻ tạm trú, người lao động được xem xét cấp mới.

Lệ phí cấp Thẻ tạm trú được quy định tại Thông tư số 219/2016/TT-BTC như sau:


STT
Tên lệ phí Mức thu
1 Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm 145 USD/thẻ
2 Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm 155 USD/thẻ
3 Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm 5 USD/thẻ

MỘT SỐ DỊCH VỤ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN CỦA CHÚNG TÔI BAO GỒM

  1. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép thành lập doanh nghiệp, các Giấy phép hoạt động (nếu có);
  2. Thủ tục xin Giấy phép lao động, Giấy xác nhận miễn Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài;
  3. Thủ tục xin Visa, Thẻ tạm trú cho người lao động, nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Các thủ tục khác như: xin cấp Lý lịch tư pháp, Hộ chiếu…

KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG TÔI, KHÁCH HÀNG SẼ NHẬN ĐƯỢC

  1. Tư vấn toàn bộ điều kiện, trình tự, thủ tục và các vướng mắc pháp lý của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
  2. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị, thu thập các hồ sơ, tài liệu đúng quy định pháp luật;
  3. Soạn thảo bộ hồ sơ, tài liệu trên thông tin khách hàng cung cấp để thực hiện thủ tục;
  4. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, giải trình, khiếu nại trong quá trình thực hiện công việc;
  5. Tư vấn miễn phí các vướng mắc khác của khách hàng trong quá trình hoạt động;

Trên đây là một số quy định về khái niệm, điều kiện, thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam, tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định trong Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào về các thủ tục trên hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được giải đáp và hỗ trợ.

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Luật Xuất Nhập Cảnh Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Luật quản lý xuất nhập cảnh hiện hành là gì? Gồm các văn bản liên quan nào? Luật xuất nhập cảnh cư trú của người nước ngoài tại việt nam ra sao? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Luật Xuất Nhập Cảnh Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo