Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Có Trường Hợp Nộp Thuế Công Ty TNHH Một Thành Viên Không?

Gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải nộp những loại thuế gì” hay “Cty TNHH MTV được miễn những loại thuế gì?”. Vậy, Công ty TNHH 1 thành viên là gì? Trách nhiệm nộp thuế của cty TNHH một thành viên như thế nào? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc trên.

Nộp Thuế Công Ty TNHH 1 Thành Viên
Nộp Thuế Công Ty TNHH 1 Thành Viên

TRƯỚC TIÊN, CHÚNG TA CẦN PHẢI HIỂU ĐƯỢC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÀ GÌ?

Khái niệm Công ty TNHH MTV là gì được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Liên quan đến khái niệm Công ty TNHH 1 thành viên là gì, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc như:

  1. Cty TNHH MTV có khác Công ty MTV không?
  2. Công ty MTV là gì?
  3. Thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn?

Căn cứ các quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, không có loại hình công ty một thành viên nên cũng không có bất kỳ khái niệm pháp lý nào về công ty một thành viên là gì. Về bản chất, Công ty một thành viên chỉ là một cách gọi ngắn gọn của Công ty TNHH MTV.

Công ty TNHH bao gồm 2 loại hình là Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là:

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
  3. b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
  4. c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

Như vậy, Công ty TNHH MTV chỉ có duy nhất một chủ sở hữu còn Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì bắt buộc phải có từ 2 thành viên góp vốn trở lên. Trong trường hợp có sự mua bán, chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên dẫn đến việc chỉ còn 1 thành viên duy nhất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN?

Công ty TNHH MTV được chia thành 2 loại là Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu và Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu. Mỗi loại hình sẽ tương ứng với một cơ cấu tổ chức khác nhau.

1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:

Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó, Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Có thể thấy cơ cấu tổ chức của loại hình này rất đơn giản và dễ quản lý. Chính vì vậy, Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thường được các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ưu tiên lựa chọn.

Mô hình công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu như sau:

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:

Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu được quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:

2.1. Mô hình thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Chủ tịch Công ty sẽ do Chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  1. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;
  2. Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Mô hình cụ thể như sau:

Mô Hình Hoạt Động 1 Công Ty TNHH 1 Thành Viên
Mô Hình Hoạt Động 1 Công Ty TNHH 1 Thành Viên

2.2. Mô hình hoạt động thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Chủ sở hữu công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên. Số lượng thành viên hội đồng thành viên từ 03 đến 05 thành viên.

Cũng tương tự như Chủ tịch Công ty, Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

  1. Nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;
  2. Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hội đồng thành viên quyết định các vấn đề thông qua phiên họp Hội đồng thành viên. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự họp. Mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết như nhau trừ trường hợp điều lệ có quy định khác.

Với mô hình này, công ty sẽ có chủ tịch Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán.

Mô hình cụ thể như sau:

Mô Hình Hoạt Động 2 Công Ty TNHH 1 Thành Viên
Mô Hình Hoạt Động 2 Công Ty TNHH 1 Thành Viên

Để hiểu rõ hơn về chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên cũng như cơ cấu, tổ chức và cách thức hoạt động của từng loại hình, các bạn có thể tham khảo bài viết về Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1 thành viên của chúng tôi. Bên cạnh đó, các thắc mắc về vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên hay góp vốn trong công ty TNHH 1 thành viên cũng sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong quá trình tư vấn các thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN?

Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty TNHH MTV, sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số hướng dẫn thành lập công ty TNHH MTV:

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

– Quyết định của chủ sở hữu công ty. Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức thì phải kèm theo biên bản họp của chủ sở hữu công ty về việc thành lập doanh nghiệp;

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;

– Bản sao hợp lệ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của của người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty TNHH MTV theo mô hình 1 và của từng người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty TNHH MTV tổ chức theo mô hình 2.

– Bản sao Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  1. CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  2. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Đối với hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin và bản sao chứng thực các giấy tờ hợp lệ của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật. Dựa trên quy định pháp luật và mong muốn của chủ sở hữu công ty, chúng tôi sẽ soạn thảo và cung cấp mẫu điều lệ công ty TNHH một thành viên; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, quyết định của chủ sở hữu công ty và các tài liệu cần thiết khác.

Ngoài ra, khách hàng còn được tham khảo các mẫu điều lệ công ty TNHH 2 thành viên mới nhất, mẫu điều lệ của công ty cổ phần, mẫu điều lệ của doanh nghiệp tư nhân hay các loại hình doanh nghiệp khác.

Bước 2: Quy trình thành lập công ty TNHH MTV

Quy trình thành lập công ty TNHH MTV
Quy trình thành lập công ty TNHH MTV

Về hình thức nộp hồ sơ:

Để thực hiện thủ tục mở công ty TNHH 1 thành viên, Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ như trên tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Có 2 hình thức nộp hồ sơ là:

  1. Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh;
  2. Nộp trực tuyến tại Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo đường link https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=%2fauth%2fdefault. aspx

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tra cứu các thông tin về các bước thành lập công ty TNHH hay giải thể doanh nghiệp, bạn có thể truy cập trang web www dpi hochiminhcity gov vn đăng ký doanh nghiệp, dpi hochiminhcity gov vn giải thể để được hướng dẫn chi tiết.

Chúng tôi nhận được rất nhiều chia sẻ của các khách hàng về việc hiện nay, phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký công ty TNHH qua mạng, không chấp nhận việc nộp hồ sơ trực tiếp.

Theo quy định pháp luật, có 2 hình thức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH như trên. Tuy nhiên, tùy theo từng nhu cầu của địa phương mà Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan quản lý sẽ có những chính sách riêng để cải cách hành chính, cũng như giảm tải sức ép đối với với việc thực hiện thủ tục thành lập cty TNHH.

Hiện tại, Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh không yêu cầu bắt buộc nộp qua mạng đối với thủ tục đăng ký kinh doanh công ty TNHH mà chỉ bắt buộc đối với một số thủ tục sau:

  1. Thủ tục giải thể doanh nghiệp;
  2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
  3. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  4. Thủ tục Thông báo mẫu dấu;
  5. Thủ tục hoạt động trở lại trước thời hạn của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
  6. Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế/đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng.

Về thời gian thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Thời gian giải quyết: trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH MTV PHẢI NỘP NHỮNG LOẠI THUẾ GÌ?

Công ty TNHH MTV Nộp Thuế Gì?
Công ty TNHH MTV Nộp Thuế Gì?

Như đề cập ở trên, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc về việc Công ty TNHH MTV được miễn thuế. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, trách nhiệm nộp thuế của Công ty TNHH MTV như sau:

1. Lệ phí môn bài

Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 04/10/2016 quy định về lệ phí môn bài, Công ty TNHH MTV thuộc đối tượng đóng thuế môn bài hàng năm. Điều 2 quy định như sau:

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp được miễn thuế môn bài bao gồm:

  1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
  6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Như vậy, các trường hợp miễn thuế môn bài chỉ áp dụng với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình và một số tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực như trên. Công ty TNHH MTV không thuộc đối tượng được miễn thuế môn bài.

Mức thu lệ phí môn bài được tính theo vốn điều lệ của doanh nghiệp, cụ thể:

  1. Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  2. Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

Cũng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Vậy thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?

Trường hợp doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh thì thời gian nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu sản xuất kinh doanh; Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập doanh nghiệp nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn này là 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV có thu nhập chịu thuế thuộc đối tượng nộp thuế theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về thu nhập khác bao gồm:

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
  2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  3. Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  4. Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
  5. Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
  6. Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
  7. Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
  8. Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
  9. Các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập khác. Mức thuế thu nhập mới nhất năm 2019 là 20%.

Căn cứ Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Công ty TNHH MTV được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
  2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam
  4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
  5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
  6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
  8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.
  9. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác;
  10. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

3. Thuế Giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 2, Luật Thuế giá trị gia tăng thì thuế Giá trị gia tăng (thuế VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng.

Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Công ty TNHH MTV được miễn thuế VAT khi phát sinh thu nhập chịu thuế trong một số hoạt động sau:

  1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Doanh nghiệp mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
  2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
  3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  4. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
  5. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)
  6. Chuyển quyền sử dụng đất;
  7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
  8. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.
  9. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
  10. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
  11. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
  12. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
  13. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
  14. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
  15. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
  16. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
  17. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  18. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
  19. Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
  20. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
  21. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  22. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  23. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

Theo quy định pháp luật mới nhất, mức thuế VAT là bao nhiêu? Căn cứ Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, mức thuế VAT đang được áp dụng là: 0%, 5% và 10% tùy theo từng hàng hóa, dịch vụ.

4. Các nghĩa vụ khác

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV phải thực hiện một số nghĩa vụ khác khi phát sinh hoạt động tương ứng như:

  1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp có hoạt động xuất, nhập khẩu;
  2. Tiền thuê đất trong trường hợp doanh nghiệp có thuê đất của nhà nước.
  3. Thuế thu nhập cá nhân: doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên.

Các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp tư nhân có tương tự với Công ty TNHH 1 thành viên không? Ngoài các nghĩa vụ thuế, tài chính trên, trong danh mục các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp không bao gồm thuế thu nhập cá nhân đối với chủ sở hữu công ty. Đối với phần thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân từ việc quản lý doanh nghiệp sẽ không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nếu kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực hoặc có thu nhập phát sinh từ các ngành nghề, lĩnh vực như trên sẽ được miễn loại thuế tương ứng.

NGOÀI CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN, CHÚNG TÔI CÒN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ SAU:

  1. Tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  2. Tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân;
  3. Tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh;
  4. Tư vấn, thực hiện các thủ tục thuế và các nghĩa vụ tài khác của doanh nghiệp sau khi thành lập…

KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI, KHÁCH HÀNG SẼ NHẬN ĐƯỢC:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. 01 dấu tròn của công ty;
  3. 01 dấu chức danh của công ty;
  4. Tư vấn miễn phí các thủ tục cần phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp;
  5. Tư vấn miễn phí các giấy phép con cần phải thực hiện để doanh nghiệp đi vào hoạt động;

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng khách hàng sẽ hiểu được như thế nào là công ty TNHH một thành viên, thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn, bản chất công ty 1 thành viên là gì cũng như các loại thuế công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải nộp.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật hiện đang là đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung. Hãy liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm các dịch vụ pháp lý tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Có Trường Hợp Nộp Thuế Công Ty TNHH Một Thành Viên Không?

Có trường hợp nộp thuế công ty tnhh một thành viên không? Công ty tnhh 1 thành viên là gì? Trách nhiệm nộp thuế của cty tnhh một thành viên thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Có Trường Hợp Nộp Thuế Công Ty TNHH Một Thành Viên Không? để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)
Zalo