Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Hộ Cá Thể

Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Kinh doanh hộ cá thể là một trong những loại hình kinh doanh được nhiều người thực hiện trong thực tiễn, tuy nhiên với loại hình kinh doanh này có cần phải đăng ký kinh doanh, các danh mục ngành nghề của kinh doanh hộ cá thể như thế nào? Với các cá nhân đang muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Kinh doanh hộ cá thể là gì?
Kinh doanh hộ cá thể là gì?

1. HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ?

Hộ kinh doanh cá thể hay còn được gọi là hộ kinh doanh cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp thu nhỏ, được pháp luật công nhận và có các chế tài bảo vệ, quản lý. Đây được coi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ bởi vi phạm của loại hình kinh doanh này nhỏ lẻ ở cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh được hiểu như sau:

Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm

Do một cá thể hoặc nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Sử dụng dưới 10 lao động

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra tại Điều 49, Nghị định 78/2015/NĐ-CP nghị định về đăng ký kinh doanh quy định như sau:

Điều 49. Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Đối với hộ cá thể kinh doanh có sử dụng trên 10 lao động cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động, hộ cá thể kinh doanh không được quyền phát hành chứng khoán. Đây được coi là loại hình kinh doanh đơn giản, được coi là một hộ cá thể nhưng lại do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của cá nhân hoặc vốn hộ gia đình.

Vì vậy một số động những chủ đầu tư không thuộc hộ gia đình mà muốn góp vốn để kinh doanh hộ cá thể thì chỉ còn cùng cách thành lập doanh nghiệp chứ không thể góp vốn và cho vay hộ kinh doanh cá thể.

+) Hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân làm chủ

Với kinh doanh hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân duy nhất làm chủ sử hữu thì cá nhân đứng đầu này là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh như quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của hộ kinh doanh.

Chủ hộ kinh doanh chính là người chịu trách nhiệm duy nhất với Nhà nước về nhiệm vụ tài chính, kể cả về lợi nhuận cũng như các rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.

+) Hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ

Trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình là chủ sở hữu thì hộ gia đình này cần phải cử ra người đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt các hộ thực hiện nghĩa vụ của toàn hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, người đứng đầu hộ kinh doanh không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro của các thành viên trong hộ gia đình sẽ được thỏa thuận của các thành viên.

2. CÓ NÊN THÀNH LẬP KINH DOANH HỘ CÁ THỂ KHÔNG?

Các đặc điểm kinh doanh của mô hình hộ gia đình
Các đặc điểm kinh doanh của mô hình hộ gia đình

Theo các đặc điểm trên thì hộ kinh doanh cá thể chỉ phù hợp với các hình thức, mô hình kinh doanh có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán được thực hiện tại một địa điểm nhất định bởi hộ kinh doanh, các thể bị hạn chế về số lượng lao động và địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên đối với các hình thức kinh doanh mới này cũng có những ưu điểm như sau:

2.1 Các ưu điểm của kinh doanh hộ cá thể

  1. Tránh được thủ tục thành lập rườm rà
  2. Không cần phải kê khai thuế hàng tháng
  3. Quy mô gọn nhẹ, đơn giản
  4. Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản
  5. Được áp dụng chế độ thuế khoán
  6. Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ

2.2 Nhược điểm của mô hình kinh doanh hộ cá thể

  1. Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị, địa điểm phụ thuộc
  2. Không được sử dụng hóa đơn chiết khấu nên không xuất được hóa đơn VAT, không được hoàn thuế
  3. Không có tư cách pháp nhân
  4. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh
  5. Khách hàng khó có được long tin khi mới bắt đầu hợp tác
  6. Không có con dấu riêng

3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỘ CÁ THỂ

3.1 Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định

Theo Khoản 2 Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ – CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho Hộ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật số 67/2014/QH13 Luật Đầu tư:

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
  2. a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp thì lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/ lần.

3.2 Hướng dẫn trình tự, đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể là rất cần thiết được quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nghị định về đăng ký doanh nghiệp:

*) Thành phần hồ sơ:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  1. Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  2. Ngành, nghề kinh doanh;
  3. Số vốn kinh doanh;
  4. Số lao động;
  5. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập).

*) Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

*) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  2. Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp;
  3. Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

4. CÁC LƯU Ý ĐỂ TRÁNH RỦI RO TRONG THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Với các cá nhân đang có kế hoạch thành lập hộ kinh doanh hộ kinh cần phải đọc các lưu ý dưới đây để tránh các rủi ro. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ rất nhiều năm tại công ty chúng tôi:

Thứ nhất, lưu ý về đối tượng được đăng ký

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì đối tượng được phép đăng ký kinh doanh Hộ cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Là công dân Việt Nam đủ 18, có năng lực pháp luật và hành vi nhân sự thì đáp ứng được yêu cầu đứng tên trên giấy phép kinh doanh của mình. Hoặc là các thành viên trong gia đình, nhóm bạn … có ý định cùng nhau kinh doanh cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng đầu trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho các thành viên tham gia.

Một người chỉ được đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước. Nếu như người này đã đứng tên hộ kinh doanh, tuy hộ kinh doanh này đã chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng chưa được giải thể thì người này cũng không được đứng tên hộ kinh doanh mới, muốn đứng tên hộ kinh doanh mới bắt buộc phải giải thể hộ kinh doanh cũ.

Thứ hai lưu ý về đặt tên hộ kinh doanh

Yêu cầu của đặt tên hộ kinh doanh cá thể cũng tương tự thành lập doanh nghiệp, bắt buộc hộ kinh doanh phải có tên riêng tên này cần phải đảm bảo 2 yếu tố đó là Hộ Kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm hai yếu tố là “ Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.

Ngoài ra cần phải lưu ý đến các cụm từ tránh gây nhầm lẫn với các loại hình kinh doanh khác như thêm các thành tố “ Công ty”, “Doanh nghiệp”, tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng khác của các hộ kinh doanh cùng địa bàn huyện, quận, không được sử dụng tiếng anh để đặt tên đối với hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tiếng anh phải đảm bảo các ký hiệu phải có dấu chấm đi kèm.

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng buôn bán tự phát không thông qua đăng ký kinh doanh hộ gia đình, trước đây họ dùng chung vốn kinh doanh với tên cửa hàng là ABC thì khi đăng ký hộ kinh doanh họ vẫn giữ lại tên đó thì vấn đề này không chắc là sẽ được chấp nhận vì nếu đã có người thành lập hộ kinh doanh trước với tên ABC thì cửa hàng này không thể lấy tên ABC được. Chính vì vậy mà các hộ kinh doanh muốn biết tên hộ kinh doanh của mình được chấp thuận hay không thì cần phải nộp hồ sơ lên UBND quận, huyện mới chính xác.

Thứ ba lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt địa điểm tại 1 quận, huyện duy nhất trên phạm vi cả nước và không được phép thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như các công ty. Những trường hợp như địa điểm là nhà thuê hay đi mượn thì cần phải xác định rõ địa điểm này đến thời điểm hiện tại đã có trường hợp nào đăng ký kinh doanh hay chưa?

Để xác minh chính xác thì các hộ kinh doanh yêu cầu chủ nhà lên UBND huyện hỏi rõ đã tồn tại hộ kinh doanh này ở đây không? Nếu đã có hộ kinh doanh đăng ký địa điểm này mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể đề nghị UBND giải thể với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động tạ đây nữa.

Địa chỉ thuộc khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh. Hoặc trường hợp là khu chung cư cũng không được chấp thuận là địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh.

*) Các yêu cầu với ngành nghề đặc biệt

  1. Ngành spa như trang điểm, gội đầu, massage mặt, làm mi, làm móng cần yêu cầu có chỗ gửi xe.
  2. Những ngành nghề như bán đồ ăn đồ uống cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho dù đã được cấp giấy phép kinh doanh mới được hoạt động.
  3. Ngành nghề như giảng dạy thể hình, yoga phải có các bằng cấp, chứng chỉ liên quan theo yêu cầu.
  4. Những trường hợp đặc biệt khi thành lập hộ kinh doanh ở trong chợ, chợ thuộc khu vực quận, huyện có thể thành lập ở những khu vực huyện kia thì không được đăng ký kinh doanh. Với mặt hàng này được đăng ký ở sạp này thì không thể đăng ký ở sạp khác. Những yếu tố này phụ thuộc và đặc trưng của từng cách bố trí của từng khu vực chợ.

Thứ tư lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng tối đa của lao động thuộc hộ kinh doanh cá thể được sử dụng là từ 9 lao động, nếu quá từ 10 lao động thì hộ kinh doanh cần phải thành lập doanh nghiệp để tránh vi phạm vi phạm hành chính.

Thứ năm, nhưng lưu ý về vốn điều lệ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Quy định hiện nay về kinh doanh hộ cá thể không có số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Chính vì vậy đăng ký số vốn bao nhiêu là phụ thuộc và khả năng của mỗi người và tùy thuộc và quy mô mà người đăng ký luôn hướng đến.

Ngoài ra cần chú ý đến vấn đề chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ gia đình kinh là chịu trách nhiệm vô hạn, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản có được. Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Kinh doanh không thuận lợi thì hộ kinh doanh cần phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản mình có chứ không phải dựa trên số vốn mà cá nhân đăng ký.

Hộ kinh doanh để tránh các rủi ro cũng cần đăng ký vốn thấp không nên đăng ký số vốn cao để tránh vấn đề thuế khoán. Cơ quan thuế sẽ dựa vào các yếu tố và điều kiện sau để áp mức thuế khoán:

– Vốn kinh doanh cao hay thấp

– Mặt hàng kinh doanh của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?

– Địa điểm của hộ kinh doanh có thuộc địa phận sầm uất, thuận lợi, trong hẻm hay mặt tiền…

Thứ sáu, về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề được đăng ký mà các hộ gia đình muốn kinh doanh thì cần kê khai trong tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện làm sao cho hợp lý nhất.

Thứ bảy, các lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh

Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CMND sao y bản chính công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên khác nếu có.

Các chứng chỉ bằng cấp đối với các ngành nghề có yêu cầu điều kiện công chứng sao y bản chính.

5. HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CẦN PHẢI ĐÓNG CÁC LOẠI THUẾ NÀO?

Các loại thuế hộ kinh doanh
Các loại thuế hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC số thuế GTGT và thuế Thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm 2019 bao gồm: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm.

Ngoài những loại thuế trên thì hộ kinh doanh còn phải nộp các loại thuế như thuế môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu trách nhiệm thuế khác cần phải tuân thủ đóng thuế theo quy định.

5.1 Thuế môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh

Với thuế môn bài tùy từng địa phương mà cán bộ thuế sẽ đến tận nơi đăng ký hộ kinh doanh để thực hiện đăng ký thuế hoặc đại diện của hộ gia đình đến cơ quan thuế cấp huyện để đăng ký nộp thuế.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm 02 bản sao hồ sơ kinh doanh và Chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh. Từ ngày 6/12/2012, Tổng cục Thuế ban hàng Công văn số 4367/TCT – CS về việc thu thuế môn bài năm 2013. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh là gì tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài đã được xác định khi lập bộ thuế môn bài năm 2012 để thu thuế năm 2013.

Tùy theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức thuế môn bài phải nộp tương ứng như sau:

BẬC THUẾ Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

5.2 Thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hộ kinh doanh

Theo Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi 2013 quy định thuế GTGT thì phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, các ngành nghề để nộp thuế theo tỷ lệ sau:

– Phân phối, cung cấp hàng: 1%

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Công thức tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

* Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Theo khoản 25- điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng)

5.3 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng với hộ kinh doanh:

Theo khoản 2, điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

6. CÓ THỂ CHUYỂN TỪ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ SANG DOANH NGHIỆP KHÔNG?

Thủ tục cấp phép giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau, cụ thể hộ kinh doanh được ủy ban nhân dân Quận/ huyện cấp phép, doanh nghiệp được Sở kế hoạch được Ủy ban nhân Quận/ huyện cấp phép, doanh nghiệp được Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Tỉnh cấp phép.

Do đó kinh doanh hộ kinh doanh, sau đó làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh. Hoặc có thể thực hiện cả 2 bước song song.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

6.1 Các thủ tục chấm dứt hộ kinh doanh:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  1. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ gia đình kinh doanh;
  2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

Địa điểm nộp hồ sơ: phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký.

6.2 Thủ tục thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tương ứng với loại hình kinh doanh muốn chuyển đổi như trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ sau đó trả biên nhận hồ sơ kèm theo ngày hẹn trả kết quả.

Bước 4: Đến ngày hẹn trong biên nhận các bạn đến Phòng đăng ký kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu doanh nghiệp và thông báo con dấu.

Bước 6: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thành lập. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động kinh doanh.

7. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH GỌN NHẤT HIỆN NAY

Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hiện nay. Chúng tôi hiểu rõ nhất những thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn toàn nhanh chóng và tiết kiệm cho các bạn.

7.1 Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Tổng chi phí không phát sinh trong suốt quá trình thực hiện đăng ký kinh doanh ở Hà Nội giao động là 2.000.000 còn tại thành phố Hồ Chí Minh có giá là 1.500.000 đồng. Tổng chi phí trên bao gồm các dịch vụ:

– Phí dịch vụ công chứng ủy quyền để thay khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan Nhà nước.

– Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể nộp với cơ quan Nhà nước.

– Phí dịch vụ soạn toàn bộ hộ sơ đăng ký kinh doanh cá thể.

– Phí nộp hồ sơ và nhận kết quả.

– Phí dịch vụ trình khách hàng ký hồ sơ và bàn giao giấy phép đăng ký tận nơi.

Thời gian hoàn thành đăng ký kinh doanh hộ cá thể mà chúng tôi thực hiện là 04 ngày. 01 ngày để Anpha soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh và trình khách hàng ký, 03 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện kiểm tra hồ sơ và cấp giấy phép hộ kinh doanh cá thể.

Khi thực hiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình các chủ hộ cần chuẩn bị những gì? Các bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

– Chuẩn bị 02 chứng minh nhân dân công chứng của người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

– Chuẩn bị tên và ngành nghề hộ kinh doanh (chúng tôi sẽ kiểm tra trước tên có được cấp hay không cho khách hàng). Cách đặt tên: Hộ Kinh Doanh + Tên riêng, VD: Hộ Kinh Doanh DCA, Hộ Kinh Doanh Mỹ nghệ DTT

– Ký hồ sơ để chúng nộp lên cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể

7.2 Dịch vụ tư vấn cấp lại chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp các hộ gia đình, công ty cổ phần, công ty hợp danh… khi hoạt động kinh doanh bị thất lạc, mất, cháy, hỏng… giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có thể đăng ký để cấp lại.

Các bước để thực hiện thủ tục cấp lại cách làm giấy phép kinh doanh mà các bạn cần quan tâm như sau:

– Đối với các trường hợp doanh nghiệp bị mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi yêu cầu dịch vụ cấp lại giấy phép kinh doanh. Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu chúng tôi sẽ gửi các thông tin về quy trình tư vấn và hợp đồng dự thảo, đồng thời báo giá để quý khách tham khảo.

– Khách hàng cung cấp các thông tin theo yêu cầu cung cấp thông tin.

– Chúng tôi sẽ gửi các thư từ tư vấn trực tiếp qua văn bản hoặc mail theo các thông tin mà khách hàng cung cấp.

– Thống nhất được các nội dung về việc thành lập công ty chúng tôi sẽ đặt lịch gặp trực tiếp tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

– Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh là gì theo yêu cầu của khách hàng.

– Sau đó cử nhân viên tiến hành các yêu cầu về thủ tục mà hai bên đã đồng ý ký kết.

Cách thực hiện

Công ty chúng tôi sẽ hoàn thành và tiến hành đăng ký cấp lại đăng ký cấp lại tại sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

*) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy phép đề nghị cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.

Số lượng 01 bộ

Nhận và trả kết quả: Nhân viên của công ty chúng tôi sẽ tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng nhận chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu. Nếu không phải người đại diện pháp luật của hộ gia đình, doanh nghiệp đến nhận kết quả thì cần phải có giấy giới thiệu trực tiếp hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp của người đại diện pháp luật cho người đến nhận.

7.3 Tư vấn đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với trường hợp chủ hộ kinh doanh hoặc chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân bị chết, mất tích… Chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký đổi chủ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục pháp lý như sau:

Trình tự thực hiện dịch vụ tư vấn đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp

– Tiếp nhận thông tin/ yêu cầu của khách hàng về nội dung đăng ký thay đổi qua điện thoại, email, trực tiếp…

– Sau khi nhận được các yêu cầu của khách hàng chúng tôi sẽ gửi các thông tin cơ bản về giá. Bảng giá thay đổi công ty, hợp đồng dự thảo, quy trình tư vấn thành lập cho Khách hàng qua email để tham khảo về bảng giá cũng như các thông tin về dịch vụ tư vấn.

– Khách hàng cung cấp cho chúng tôi về phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu.

– Sau khi thống nhất các nội dung cơ bản chúng tôi sẽ đặt lịch trực tiếp với khách hàng tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của Quý khách.

– Soạn thảo hồ sơ thành lập theo yêu cầu của khách hàng.

Cách thực thực hiện

Sau khi hoàn thiện các hồ sơ chúng tôi tiến hành việc đăng ký thay đổi tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

*) Thành phần hồ sơ

Trường hợp hợp bán, tặng cho doanh nghiệp:

– Thông báo thay đổi Chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng;

– Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng, tặng cho.

– Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp

*) Trường hợp thay đổi do chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích:

– Thông báo thay đổi Chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người được thừa kế.

– Giấy chứng tử, Tuyên bố mất tích của Tòa án đối với chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích,

– Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế;

– Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của người thừa kế.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

*) Thời gian nhận và trả kết quả dịch vụ tư vấn

Sau khi hoàn tất hồ sơ chúng tôi sẽ tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người nhận kết quả phải xuất trình bản gốc chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực để đối chiếu.

Trên đây chúng tôi cung cấp cho quý vị những thắc mắc, lo lắng, các câu hỏi về thủ tục kinh doanh hộ cá thể. Các lưu ý về loại hình kinh doanh hộ gia đình, quy mô, các ngành nghề được cấp phép kinh doanh, nộp thuế cũng như tư vấn cho các bạn về dịch vụ, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Bài viết này có mục đích là đưa ra các nội dung tư vấn để cá nhân, tổ chức tham khảo. Trong bài viết còn có những thiếu xót hay những vấn đề khó hiểu dễ gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng, các thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách hàng chưa hiểu rõ hoặc còn những thắc mắc. Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật mong quý khách hàng hãy đóng góp ý kiến để hoàn thiện nội dung cũng như cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích nhất cho bạn đọc.

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Hộ Cá Thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh hộ cá thể. Quy trình thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Hộ Cá Thể để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo