Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Thành Lập Công Ty Có Cần Chứng Minh Vốn Điều Lệ Doanh Nghiệp?

Việc mở công ty gì bây giờ không phải là một việc khó. Tuy nhiên, bạn đang muốn mở công ty nhưng còn băn khoăn về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp? Không biết vốn doanh nghiệp là gì? Khi thành lập công ty có cần phải chứng minh vốn điều lệ hay không? Pháp luật hiện hành quy định về vốn điều lệ doanh nghiệp như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vốn điều lệ công ty doanh nghiệp là gì?
Vốn điều lệ công ty doanh nghiệp là gì?

Để giúp các Quý Khách hàng hiểu rõ hơn về các nội dung:

  1. Công ty tnhh mtv là gì? công ty đối vốn là gì? công ty đối nhân là gì?
  2. Nguồn vốn là gì? nguồn vốn kinh doanh là gì?
  3. Thuế doanh nghiệp là gì? công ty tnhh phải nộp những loại thuế gì?
  4. Vốn tự có của doanh nghiệp là gì?
  5. Vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?
  6. Điều lệ công ty là gì? điều lệ doanh nghiệp là gì?
  7. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
  8. Công ty nhà nước là gì? doanh nghiệp lớn là gì?

Chúng tôi xin tổng hợp, phân tích và cung cấp cho Quý Khách hàng trong bài viết sau đây:

1. QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO? VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?

1.1 Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì vốn đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ doanh nghiệp) là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập đối với công ty cổ phần.

Hay có thể hiểu đơn giản hơn vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Vốn điều lệ công ty giúp nhận biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động. Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp.

Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty.

1.2 Việc góp vốn vào công ty như thế nào? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt có được không?

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng các loại tài sản như sau:

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Tức là có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.

1.3 Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là gì? Quy định về góp vốn điều lệ công ty tnhh

Vốn góp là gì?Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ cty tnhh. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu của công ty tnhh, vốn pháp định của công ty tnhh phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty.

Theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

  1. Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
  2. Tổ chức lại công ty;
  3. Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công ty thông qua nghị quyết.

Khi có yêu cầu của thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp khi thành viên có yêu cầu thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

Tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

– Phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

– Chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua đã được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên của công ty.

Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, vốn góp của thành viên được xử lý như sau:

Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.

Trường hợp có thành viên bị hạn chế/bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong các trường hợp sau đây:

  1. Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
  2. Người được tặng cho không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
  3. Thành viên là tổ chức đã giải thể/phá sản theo quy định pháp luật.

Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế/bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Trường hợp thành viên công ty sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:

– Trở thành thành viên của doanh nghiệp nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

– Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp.

Quy định về vốn điều lệ công ty TNHH
Quy định về vốn điều lệ công ty TNHH

1.4 Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu và được quy định như thế nào? Cổ đông là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được thể hiện trong Điều lệ công ty.

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Có thể thấy, Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần (xem cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần tại đây).

Theo quy định tại Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014 về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp thì:

Các cổ đông phải thực hiện thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị công ty chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Trong thời hạn từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông mà cổ đông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty cổ phần có quy định khác.

Nếu sau thời hạn 90 ngày, nếu có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm thành lập, thì xử lý như sau:

  1. Đối với cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phần đã đăng ký mua đó cho người khác;
  2. Đối với trường hợp cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; cổ đông đó không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác (xem thêm vốn điều lệ chưa góp đủ hạch toán vào đâu);
  3. Số cổ phần chưa được cổ đông đăng ký mua thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị công ty được quyền bán;
  4. Công ty phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được các cổ đông công ty thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Cổ đông chưa thanh toán/chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm thành lập phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp phát sinh trong thời hạn 90 ngày, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về việc giám sát, đôn đốc việc thanh toán cổ phần mua,…

Tại Điều 113 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì trong công ty cổ phần có các loại cổ phần như sau:

  1. Công ty cổ phần buộc phải có cổ phần phổ thông. Những người sở hữu cổ phần phổ thông chính là cổ đông phổ thông của công ty.
  2. Ngoài cổ phần phổ thông, doanh nghiệp cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Những người sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác quy định tại Điều lệ công ty.

Lưu ý đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong công ty và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Điều 122 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định chào bán cổ phần như sau:

Chào bán cổ phần trong công ty cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần trong quá trình hoạt động kinh doanh để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

  1. Chào bán cho cổ đông hiện hữu của công ty;
  2. Chào bán ra công chúng;
  3. Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phải có các tài liệu sau đây:

  1. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty về chào bán cổ phần riêng lẻ;
  2. Phương án về việc chào bán cổ phần riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua (nếu có);

Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm các nội dung sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp;
  2. Tổng số cổ phần công ty dự định chào bán; các loại cổ phần chào bán và số lượng cổ phần chào bán mỗi loại;
  3. Thời điểm và hình thức chào bán cổ phần;
  4. Họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh; Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Điều 124 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty cổ phần tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được thực hiện như sau:

– Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;

– Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại doanh nghiệp; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua cổ phần; họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;

– Cổ đông được quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.

Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị công ty có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty/người khác theo cách thức hợp lý với các điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông công ty, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông công ty có chấp thuận khác/cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán.

Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trường hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông của công ty để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

1.5 Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân? Vốn đầu tư của chủ sở hữu là gì?

Theo quy định tại Điều 184 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:

  1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân (Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân) do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; trường hợp vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
  2. Toàn bộ vốn và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng/giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh. Việc tăng/giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trong trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư chủ doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

1.6 Vốn điều lệ tối đa/tối thiểu để mở công ty/góp vốn vào doanh nghiệp

Nhiều Quý Khách hàng đặt câu hỏi là:

  1. Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
  2. Thành lập doanh nghiệp công nghệ 10 vốn phải bao nhiêu?
  3. Mở công ty xây dựng cần bao nhiêu vốn?
  4. Mở công ty tnhh cần bao nhiêu vốn?
  5. Công ty có phải đáp ứng cả vốn điều lệ và vốn pháp định không?

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa, không có quy định hạn chế việc góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Cá nhân/tổ chức có toàn quyền quyết định mức vốn góp vào doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh của mình và đảm bảo việc hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Đối với mức vốn tối thiểu, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng không có một quy định cụ thể chung nhất nào về mức vốn tối thiểu. Việc xác định mức vốn tối thiểu phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Các trường hợp này được hiểu là pháp luật có quy định về mức vốn pháp định để thành lập doanh và kinh doanh ngành nghề đó. Ví dụ một số ngành nghề có quy định về vốn pháp định như sau: Theo quy định của Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đáp ứng mức vốn pháp định không ít hơn 20 tỷ đồng;…

2. CÓ CẦN CHỨNG MINH VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?

Tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào về việc doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty.

Khi thành lập công ty/hoặc góp vốn vào công ty thì không cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng. Trên thực tế, không có cơ quan nào kiểm tra. Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan để giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ,…

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. QUY ĐỊNH VỀ LỆ PHÍ MÔN BÀI LIÊN QUAN ĐẾN VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Ngoài các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 quy định về lệ phí môn bài và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 hướng dẫn về lệ phí môn bài quy định như sau:

Các doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài bài căn cứ vào vốn điều lệ công ty đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:

STT Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Lệ phí môn bài phải nộp
1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm
2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu đồng/năm
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

Theo đó:

– Nếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì doanh nghiệp phải đóng mức lệ phí môn bài cả năm.

– Nếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì doanh nghiệp phải đóng mức lệ phí môn bài nửa năm.

Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty doanh nghiệp
Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty doanh nghiệp

4. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Tăng vốn điều lệ để làm gì? tăng vốn điều lệ có lợi gì? trường hợp nào thì doanh nghiệp được điều chỉnh vốn điều lệ? Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty tnhh 2 thành viên như sau:

Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  1. Tăng vốn góp của thành viên;
  2. Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Trường hợp tăng vốn góp của thành viên công ty thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Nếu thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ công ty có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó sẽ được chia cho các thành viên khác trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Công ty có thể giảm vốn bằng các hình thức sau:

  1. Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 (hai) năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  2. Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  3. Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo thay đổi vốn công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp;
  2. Vốn điều lệ công ty; số lượng vốn dự định tăng hoặc giảm;
  3. Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
  4. Họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty tnhh 1 thành viên như sau:

– Hoàn trả 1 phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng vốn và mức tăng vốn điều lệ của công ty.

Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:

– Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;

– Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  1. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ tại công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  2. Công ty mua lại số cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật doanh nghiệp năm 2014;
  3. Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

5. CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP CỦA CHÚNG TÔI

Với đội ngũ Luật sư/chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm kinh nghiệm mở công ty riêng, kinh nghiệm mở công ty xây dựng. Chính vì vậy mà số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chúng tôi ngày càng tăng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được:

  1. Tư vấn muốn thành lập công ty phải làm gì bao gồm các vấn đề pháp lý như: Tên công ty; tra cứu miễn phí tên doanh nghiệp; tư vấn việc lựa chọn địa chỉ công ty; ngành nghề kinh doanh và các vấn đề pháp lý về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, giới thiệu đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập vay vốn;
  2. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến vốn điều lệ, điều kiện, trình tự tăng/giảm vốn điều lệ công ty, hạch toán góp vốn điều lệ, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi thay đổi vốn điều lệ, các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi chuyển nhượng vốn điều lệ, kiểm tra vốn điều lệ của công ty miễn phí;
  3. Hỗ trợ tra cứu vốn điều lệ doanh nghiệp, tra vốn điều lệ công ty.
  4. Hỗ trợ Quý Khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, kê khai vốn điều lệ, hồ sơ thay đổi vốn điều lệ của công ty, hồ sơ hạch toán vốn điều lệ, soạn hồ sơ hợp tác kinh doanh không cần vốn, hợp tác sản xuất không cần vốn;
  5. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, theo dõi, xử lý hồ sơ trong quá trình cơ quan nhà nước thụ lý, giải quyết hồ sơ.
  6. Giải đáp miễn phí các thắc mắc như: đầu tư vốn là gì? công ty mtv là gì? công ty tnhh là gì? thông lệ là gì? tiền lệ là gì? vốn điều chuyển là gì? đóng dấu khống chỉ là gì? làm gì khi không có vốn,…

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp khách hàng nắm được thành lập công ty cần bao nhiêu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp là gì và các quy định liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc hạch toán tăng vốn điều lệ công ty hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Thành Lập Công Ty Có Cần Chứng Minh Vốn Điều Lệ Doanh Nghiệp?

Quy định pháp luật về việc tăng giảm vốn điều lệ công ty doanh nghiệp? Thành lập công ty có cần chứng minh vốn điều lệ doanh nghiệp? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Thành Lập Công Ty Có Cần Chứng Minh Vốn Điều Lệ Doanh Nghiệp? để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo