Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Mã Số Doanh Nghiệp? Ý Nghĩa Mã Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Tại sao sau khi thành lập, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lại thể hiện thông tin về mã doanh nghiệp. Vậy mã số doanh nghiệp là gì? mã số doanh nghiệp (MSDN) tiếng anh là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại sao mỗi công ty lại được cấp một mã doanh nghiệp khác nhau. Ý nghĩa mã số doanh nghiệp là gì? là những thắc mắc của nhiều Khách hàng liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn pháp luật doanh nghiệp, chúng tôi xin tư vấn và giải đáp cho Quý Khách hàng các thông tin như sau:

MÃ SỐ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? MST LÀ GÌ?

Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp là gì?

MSDN là gì? Mã số thuế là gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014:

Mã doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Theo quy định trên thì mã công ty là một dãy số, mỗi công ty được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp). Theo đó, mã số thuế (mã số đăng ký kinh doanh) được cấu trúc như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Trong đó:

  1. Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là công ty, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
  2. Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
  3. Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
  4. Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.

Mã doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì MSDN chấm dứt hiệu lực.

Ngoài Mã doanh nghiệp, trên Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh, của doanh nghiệp cũng có những dãy số, dãy số này được gọi là mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Vậy, mã số địa điểm kinh doanh là gì? Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. (Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Ý NGHĨA MÃ SỐ DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014, Mã doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

NGUYÊN TẮC CẤP, QUẢN LÝ VÀ TRÌNH TỰ CẤP MÃ SỐ DOANH NGHIỆP

Việc cấp, quản lý mã số thuế được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn việc cấp MSDN thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp, theo đó:

  1. Mã doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp. Ngay cả khi tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế thì mã số thuế được giữ nguyên.
  3. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  4. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.
  5. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
  6. Việc cấp MSDN được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cấp mã số công ty doanh nghiệp như thế nào?
Cấp mã số công ty doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp hợp pháp là doanh nghiệp được thành lập theo đúng trình tự thủ tục và được cấp mã số doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành lập không theo thủ tục luật định gọi là doanh nghiệp ma. Như vậy, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi: thế nào là doanh nghiệp hợp pháp? Doanh nghiệp ma là gì?

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CẤP MÃ SỐ DOANH NGHIỆP

Trình tự này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC như sau:

Căn cứ thông tin giao dịch điện tử về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới do Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang, Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế tự động thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp của các thông tin liên quan trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế.

  1. Trường hợp thông tin đầy đủ, đúng quy định: Tự động tạo mã doanh nghiệp và thực hiện phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp (Cục Thuế, Chi cục Thuế) phù hợp với Nghị quyết phân cấp nguồn thu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Tự động truyền thông tin về mã doanh nghiệp, thông tin cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Trường hợp thông tin không đầy đủ (thiếu các chỉ tiêu bắt buộc) hoặc không theo đúng quy định: Tự động tạo thông báo về thông tin không đầy đủ, không đúng quy định; Tự động truyền thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp biết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Sau khi nhận được kết quả cấp MSDN và các thông tin về cơ quan Thuế trực tiếp quản lý do Cơ quan thuế truyền sang, Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời in Thông báo cơ quan thuế trực tiếp quản lý và trả cùng kết quả đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết để thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ về thuế theo quy định.

VẬY MÃ SỐ DOANH NGHIỆP VÀ MÃ SỐ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ MỐI QUAN HỆ VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Trước đây, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định MSDN riêng và mã số thuế riêng. Điều này khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc cấp, quản lý mã số thuế, khó khăn trong việc giám sát nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực mã doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế. Điều này cũng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế ban hành ngày 28/6/2016 có quy định: Mã số doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ là mã số thuế theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Việc quy định như trên giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Mối quan hệ mã số công ty và mã số thuế như thế nào?
Mối quan hệ mã số công ty và mã số thuế như thế nào?

MỘT SỐ LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN MÃ SỐ THUẾ

Ngày 28/6/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 95/2016/TT-BTC theo đó, một số lưu ý liên quan đến mã doanh nghiệp (mã số kinh doanh) như sau:

Về việc cấp và sử dụng mã số thuế: Công ty được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động. Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, mã số thuế 13 số được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế; và các đối tượng khác theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Về việc đăng ký thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế: Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ:

(i) ngày ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(ii) ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(iii) Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh;

(iv) ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

(v) ngày ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế;

(vi) Ngày ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.

Về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế: Mã số này sẽ chấm dứt khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản; hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc hoặc tổ chức lại doanh nghiệp theo các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.

Doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, và chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các đơn vị trực thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực MST.

Về việc khôi phục mã số thuế: Mã số thuế được khôi phục khi:

(i) Cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau khi bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.

(ii) Giấy phép tương đương hoặc cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.

Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên đã giải đáp được các thắc mắc số đăng ký kinh doanh là gì, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì của Quý Khách hàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần hỗ trợ tra mã số doanh nghiệp miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được tư vấn cụ thể nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Mã Số Doanh Nghiệp? Ý Nghĩa Mã Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Tại sao mỗi công ty lại được cấp một mã doanh nghiệp khác nhau, ý nghĩa mã số doanh nghiệp là gì? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Mã Số Doanh Nghiệp? Ý Nghĩa Mã Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo