Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Các Loại Hình Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp Hiện Hành

Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về các hình thức kinh doanh, các hình thức công ty, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm các loại hình doanh nghiệp, so sánh các loại hình doanh nghiệp hay ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Có thể thấy, các hình thức doanh nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng. Để khách hàng có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, khả năng kinh tế, định hướng phát triển, chúng tôi xin đưa ra các phân tích chi tiết về “Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành”.

Các loại hình doanh nghiệp hiện hành
Các loại hình doanh nghiệp hiện hành

1. DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÔNG TY LÀ GÌ?

Khoản 7 Điều 1 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định khái niệm về doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP?

Các loại hình doanh nghiệp là gì, có bao nhiêu hình thức pháp lý của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các loại công ty ở Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp, các loại doanh nghiệp, các hình thức liên doanh, các loại hình doanh nghiệp hiện nay theo pháp luật về doanh nghiệp, có bao nhiêu loại hình công ty là những thắc mắc chúng tôi thường xuyên nhận được từ khách hàng.

Tùy theo từng mục đích mà các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Theo hình thức pháp lý, doanh nghiệp được chia thành:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
  2. Công ty cổ phần
  3. Doanh nghiệp tư nhân
  4. Công ty hợp danh
  5. Doanh nghiệp nhà nước

Theo hình thức sở hữu vốn, các công ty ở Việt Nam được chia thành:

  1. Doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  2. Doanh nghiệp không có vốn nhà nước;

Theo chế độ chịu trách nhiệm, các loại hình đầu tư doanh nghiệp bao gồm:

  1. Doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn;
  2. Doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn;

Căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ chịu trách nhiệm của thành viên, các loại hình kinh tế được phân chia thành:

  1. Công ty đối nhân;
  2. Công ty đối vốn;

Vậy công ty đối vốn là gì, công ty đối nhân là gì?

Công ty đối nhân là công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên bởi uy tín, độ tin cậy. Thành viên của công ty đối nhân thường là những người có mối quan hệ khăng khít như các thành viên trong gia đình, họ hàng hay bạn bè. Đặc điểm nổi bật của công ty đối nhân là không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty. Các thành viên tham gia liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Điển hình cho loại hình công ty này là Công ty hợp danh.

Công ty đối vốn là công ty dựa trên sự góp vốn của các thành viên. Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của các thành viên tham gia. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp vào công ty. Hiện nay, các loại hình công ty ở Việt Nam chủ yếu hoạt động theo hình thức công ty đối vốn như Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

3. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH

3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

a) Định nghĩa

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp năm 2014, Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Sau đây gọi tắt là “Công ty TNHH MTV”) được hiểu là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

b) Đặc điểm của Công ty TNHH 1 thành viên

-Tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên:

  1. Công ty TNHH MTV được chia thành 2 loại là Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu và Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu. Mỗi loại hình sẽ tương ứng với một cơ cấu tổ chức khác nhau.
  2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó, Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu được quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
  4. Mô hình thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Chủ tịch Công ty sẽ do Chủ sở hữu bổ nhiệm.
  5. Mô hình hoạt động thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc và Kiểm soát viên;Chủ sở hữu công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên. Số lượng thành viên hội đồng thành viên từ 03 đến 05 thành viên.
  6. Trách nhiệm tài sản: chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  7. Cơ chế chuyển nhượng vốn: Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2014, Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp chuyển nhượng vốn điều lệ dẫn đến số lượng thành viên của công ty trên 1 thành viên thì công ty phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
  8. Cơ chế huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên có thể huy động vốn thông qua 2 hình thức:

-Vay vốn: vay vốn của các tổ chức, cá nhân khác, phát hành trái phiếu.

-Bổ sung thêm vốn của nhà đầu tư.

Vậy Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không? Các công ty TNHH ở Việt Nam không được phát hành cổ phiếu, đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong việc phân biệt công ty TNHH và Công ty cổ phần.

Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên

c) Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên:

  1. Ưu điểm lớn nhất của Công ty TNHH MTV là mô hình công ty đơn giản, chỉ có duy nhất một chủ sở hữu nên đây là loại hình công ty thuận tiện cho việc quản lý, điều hành, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô vốn không lớn.
  2. Rủi ro tài chính cho chủ sở hữu ít hơn Doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh do phạm vi chịu trách nhiệm của chủ sở hữu công ty chỉ trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty;
  3. Có khả năng huy động vốn do chủ sở hữu có thể chuyển nhượng vốn cho các tổ chức, cá nhân khác.

d) Nhược điểm của Công ty TNHH 1 thành viên:

  1. Không phù hợp với các công ty có mô hình kinh doanh lớn, định hướng phát triển ra nhiều thị trường;
  2. Khả năng huy động vốn thấp. Nếu công ty TNHH MTV muốn huy động vốn từ nhiều thành viên khác nhau thì phải chuyển loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần;
  3. Không được phát hành cổ phiếu, không được giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán.

3.2 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

a) Khái niệm

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Sau đây gọi tắt là “Công ty TNHH 2 thành viên”) là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân nhưng số lượng không vượt quá 50 thành viên. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

b) Đặc điểm của Công ty TNHH 2 thành viên

-Tư cách pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH 2 thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty

Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng phải đảm bảo ít nhất mỗi năm phải họp một lần. Hội đồng thành viên họp và bầu ra Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Hội đồng thành viên quyết định các vấn đề thông qua biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty.

Ban kiểm soát công ty được thành lập khi công ty có trên mười thành hoặc theo nhu cầu quản trị của công ty. Các quyền và nghĩa vụ của Ban quản trị do điều lệ công ty quy định.

  1. Trách nhiệm tài sản: thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
  2. Cơ chế chuyển nhượng vốn góp: mặc dù là công ty đối vốn nhưng Công ty TNHH 2 thành viên vẫn mang cơ chế đối nhân trong chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp cho thành viên khác chỉ được thực hiện khi các thành viên trong công ty không mua phần vốn góp.

Quy định về chuyển nhượng vốn góp như sau:

  1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  2. Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định trên cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
  3. Cơ chế huy động vốn: Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cổ phần mà chỉ được huy động vốn thông qua các hình thức
  4. Vay vốn: vay vốn của các tổ chức, cá nhân khác, phát hành trái phiếu.
  5. Bổ sung thêm thành viên, số lượng thành viên không được vượt quá 50 thành viên;
  6. Huy động thêm vốn của các thành viên công ty.
Đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên
Đặc điểm công ty TNHH 2 thành viên

c) Ưu điểm của Công ty TNHH 2 thành viên

  1. Ít rủi ro: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn góp cam kết góp vào công ty;
  2. Mô hình công ty đơn giản nên phù hợp với loại hình công ty nhỏ và vừa, số lượng thành viên góp vốn ít;
  3. Các thành viên trong công ty dễ dàng kiểm soát, quản lý việc chuyển nhượng vốn góp do các thành viên không được tự do chuyển nhượng vốn;
  4. Có khả năng huy động vốn cao hơn công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

d) Nhược điểm của Công ty TNHH 2 thành viên

  1. Không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn chứng khoán.
  2. Khó khăn trong việc chuyển nhượng vốn góp do việc chuyển nhượng vốn góp cho thành viên khác phải được thực hiện sau khi đã chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty.

3.3 Công ty cổ phần

a) Khái niệm công ty cổ phần

Điều 110 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

b) Đặc điểm của công ty cổ phần

Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần là gì? Căn cứ các quy định tại Chương V Luật doanh nghiệp năm 2014, các đặc điểm của công ty cổ phần bao gồm:

-Tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Cơ cấu tổ chức quản lý:

Các loại hình công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam mới nhất? Các công ty cổ phần ở Việt Nam có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

  1. Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
  2. Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản 7.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Đại hội đồng cổ đông quyết định số lượng cụ thể và ghi vào Điều lệ công ty. Các thành viên HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên của Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

  1. Trách nhiệm tài sản: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  2. Cơ chế chuyển nhượng vốn: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong thời gian 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn nhất. Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, cổ phiếu, giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, chào bán cổ phần hay huy động thêm vốn của các cổ đông.

Ưu nhược điểm của phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn nhanh chóng, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn do phát hành cổ phiếu không tạo thành khoản nợ như các hình thức huy động vốn khác của công ty cổ phần.

Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu đồng nghĩa với việc có thêm các cổ đông, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu cổ phần, số phiếu biểu quyết trong công ty. Chính vì vậy mà các nhà quản lý phải tăng cường điều hành, quản lý hoạt động chặt chẽ hơn. Ngoài ra, việc phát hành cổ phiếu rất tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc điểm công ty cổ phần
Đặc điểm công ty cổ phần

c) Ưu điểm

  1. Ít rủi ro cho các cổ đông công ty do công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phần đã mua;
  2. Mô hình tổ chức chặt chẽ, phù hợp với các doanh nghiệp lớn;
  3. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt, cổ đông tự do chuyển nhượng vốn nên thuận lợi cho việc nhiều người cùng mua cổ phần của công ty;
  4. Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

d) Nhược điểm

  1. Mô hình công ty phức tạp nên khó khăn trong việc điều hành quản lý;
  2. So với các loại hình khác, công ty cổ phần bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

3.4 Công ty hợp danh

a) Khái niệm

Công ty hợp danh là gì? Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh tiếng anh là gì? “Partnership”, hay “general partnership” là loại hình công ty hợp danh có 2 thành viên hợp danh trở lên, không có thành viên góp vốn. “Limited Partnership” là loại hình công ty hợp danh có thêm thành viên góp vốn.

b) Đặc điểm công ty hợp danh

Căn cứ quy định tại Chương VI Luật doanh nghiệp năm 2014, đặc điểm của công ty hợp danh bao gồm:

-Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh:

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên của công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Vậy công ty hợp danh có được thuê giám đốc không? Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.” Như vậy, trong trường hợp điều lệ có quy định thì công ty hợp danh được thuê giám đốc thực hiện nghĩa vụ quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Tuy nhiên, công ty hợp danh hoạt động chủ yếu trên cơ chế đối nhân nên thực tế rất ít công ty hợp danh ở Việt Nam có giám đốc thuê.

  1. Trách nhiệm tài sản: các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  2. Cơ chế chuyển nhượng vốn góp chặt chẽ: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Ngược lại, thành viên góp vốn lại được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
  3. Cơ chế huy động vốn: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào mà chỉ được huy động vốn thông qua hình thức vay vốn, tiếp nhận thành viên mới hoặc tăng vốn của nhà đầu tư.
Đặc điểm công ty hợp danh
Đặc điểm công ty hợp danh

c) Ưu điểm

  1. Uy tín lớn: Công ty hợp danh có chế độ chịu trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh nên có uy tín lớn trong kinh doanh;
  2. Mô hình công ty khá đơn giản, dễ dàng quản lý và hoạt động;

d) Nhược điểm

  1. Khả năng huy động vốn thấp do không được phát hành cổ phiếu, giao dịch trên sàn chứng khoán;
  2. Mức độ rủi ro cho các thành viên hợp danh là rất cao do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.

3.5 Doanh nghiệp tư nhân

a) Khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì? Công ty tư nhân là gì?

Loại hình doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

b) Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân là gì?

Chương VII Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định rất rõ về các đặc điểm doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:

-Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do vốn của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với các tài sản của chủ doanh nghiệp.

-Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân:

Mô hình doanh nghiệp tư nhân đơn giản nhất trong số các loại hình doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

  1. Trách nhiệm tài sản: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Cơ chế chuyển nhượng vốn: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Tuy nhiên, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
  3. Cơ chế huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào mà chỉ được huy động vốn bằng hình thức vay vốn hoặc huy động thêm vốn góp của nhà đầu tư. Trường hợp này, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện chuyển đổi loại hình cho phù hợp với luật doanh nghiệp hiện hành.

c) Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

  1. Mô hình doanh nghiệp đơn giản, dễ quản lý;
  2. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Uy tín lớn do chế độ trách nhiệm vô hạn.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

  1. Khả năng huy động vốn rất thấp do không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào;
  2. Hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  3. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  4. Rủi ro cao: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.

So với loại hình Công ty TNHH 1 thành viên, nhà đầu tư không ưu tiên mở doanh nghiệp tư nhân do các ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân như trên.

Chi tiết các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân sd, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, cách thành lập doanh nghiệp tư nhân, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh được chúng tôi giải đáp trong bài viết về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.

3.6 Doanh nghiệp nhà nước

a) Khái niệm

Khác với khái niệm doanh nghiệp nhà nước tại luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, theo khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên.

b) Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

  1. Chủ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
  2. Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Cơ cấu tổ chức quản lý: mô hình công ty nhà nước được tổ chức theo một trong hai mô hình tổ chức doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. Mô hình cụ thể do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
  4. Trách nhiệm tài sản: Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2014 có điểm gì mới so với các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2005? Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2015 có khác với các loại hình doanh nghiệp theo luật 2014 không?

So với luật doanh nghiệp năm 2005 (hay còn gọi là luật kinh tế 2005), Luật doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định rõ ràng hơn về loại hình doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, luật thành lập doanh nghiệp hiện hành là Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 nên các tên gọi luật doanh nghiệp năm 2015, luật doanh nghiệp năm 2015 là các thuật ngữ pháp lý không đúng.

Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước
Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước

4. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC CỦA KHÁCH HÀNG

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Theo khoản 25 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014, các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân là gì, thế nào là tư cách pháp nhân, tư cách pháp nhân có giống tư cách pháp lý, tư cách pháp nhân tiếng anh là gì? Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  1. Thành lập hợp pháp;
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  3. Có tài sản tổ chức độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. Nhân danh tổ chức tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập;

Trách nhiệm vô hạn là gì? Trách nhiệm vô hạn được hiểu là chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chính mình, kể cả những tài sản không được huy động trong kinh doanh.

Các thắc mắc khác của khách hàng liên quan đến các loại hình doanh nghiệp như: tên các công ty ở việt nam, các loại hình công ty bằng tiếng Anh, các loại hình doanh nghiệp bằng tiếng Anh, các loại hình kinh doanh dịch vụ, các loại hình dịch vụ, công ty pháp tại Việt Nam, công ty việt hợp, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp và công ty, doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khái niệm huy động vốn, khái niệm công ty liên kết, khái niệm công ty tài chính, khái niệm pháp nhân, dntn có tư cách pháp nhân không sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua tổng đài tư vấn pháp luật.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp, phân biệt các loại hình doanh nghiệp, sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật có mấy đặc tính, các kiểu pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật tiếng anh là gì, loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở việt nam, loại hình kinh doanh là gì, loại hình kinh tế, hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, có mấy loại hình doanh nghiệp, nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào, mã loại hình cơ sở doanh nghiệp tại các bài viết khác của chúng tôi.

Giải đáp thắc mắc khách hàng về các loại hình doanh nghiệp
Giải đáp thắc mắc khách hàng về các loại hình doanh nghiệp

CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG TÔI BAO GỒM:

  1. Tư vấn, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp, các bước thành lập doanh nghiệp, trình tự thành lập doanh nghiệp, quy trình đăng ký doanh nghiệp, soạn thảo bộ hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  2. Tư vấn, hướng dẫn, soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp;
  3. Tư vấn, hướng dẫn, soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng xin Giấy phép kinh doanh (Giấy phép con của doanh nghiệp);

Bên cạnh đó, toàn bộ các thắc mắc pháp lý của khách hàng như: đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu, thành lập công ty có lợi ích gì, một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp, tình hình doanh nghiệp việt nam hiện nay, việt nam có bao nhiêu doanh nghiệp, định nghĩa doanh nghiệp, trong số các loại hình doanh nghiệp sau, chủ sở hữu là gì, tổ chức kinh doanh là gì, chủ thể kinh doanh, hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh, những người thành công ở việt nam… sẽ được chúng tôi tư vấn, giải đáp miễn phí trong quá trình thực hiện thủ tục.

Với những thông tin trên, Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật hy vọng khách hàng đã nắm được các khái niệm, đặc điểm và ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn và doanh nghiệp trong suốt quá trình thành lập, hoạt động và phát triển.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Các Loại Hình Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp Hiện Hành

Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành. So sánh đặc điểm các loại hình công ty. Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp là gì? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Các Loại Hình Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp Hiện Hành để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo