Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Các Trường Hợp Hợp Đồng Vô Hiệu Phổ Biến | Tư Vấn Pháp Luật

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu phổ biến theo quy định pháp luật. Phải làm gì khi hợp đồng đã vô hiệu hóa không đủ điều kiện thực hiện?

Quy định về hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 (“BLDS 2015”) được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, một số hợp đồng dân sự lại không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, dẫn đến vô hiệu, làm ảnh hưởng đến quyền của các bên tham gia, thậm chí là ảnh hưởng đến quyền của bên thứ ba. Vậy Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh những nội dung nào về hợp đồng, hợp đồng vô hiệu?

Bộ luật dân sự hiện hành
Bộ luật dân sự hiện hành

Chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến hợp đồng dân sự như:

  1. Sự kiện pháp lý là gì?
  2. Vi phạm dân sự là gì?
  3. Căn cứ pháp lý là gì?
  4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại là gì?
  5. Hợp đồng thế chấp vô hiệu khi nào?
  6. Luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày nào?
  7. Luật thương mại 2015 có hiệu lực từ ngày nào?
  8. Luật thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

Để giúp Quý Khách hàng dễ theo dõi và nắm được các thông tin, chúng tôi xin tổng hợp về các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong bài viết dưới đây.

1. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ LÀ GÌ? HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU LUẬT DÂN SỰ 2015

Trước khi tổng hợp các quy định liên quan đến hợp đồng dân sự, chúng tôi muốn làm rõ cho Quý Khách hàng khái niệm pháp luật là gì? pháp luật dân sự là gì? Từ đó, Quý Khách có cách tiếp cận hợp đồng dân sự một cách nhanh chóng hơn.

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do nhà nước ban hành/thừa nhận nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp người dân trong xã hội.

Còn pháp luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Theo Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.” Khi giao kết hợp đồng, các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung và hình thức, nếu không có thể dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu.

Trong quy định về hợp đồng vô hiệu, BLDS 2015 và các văn bản luật khác có liên quan không có một giải nghĩa cụ thể nào về “hợp đồng vô hiệu”.

Tuy nhiên, qua quy định tại Điều 122 BLDS 2015 về việc giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của BLDS 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp BLDS 2015 có quy định khác và qua các quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền dân sự. Theo đó:

1) Việc xem xét vô hiệu của hợp đồng gắn liền với xác định việc xác lập hợp đồng có tuân thủ hay không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2) BLDS 2015 đã ghi nhận một cách rõ ràng hơn về sự tồn tại của hợp đồng vô hiệu, việc không tuân thủ điều kiện có hiệu lực hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu hoặc không bị tuyên bố vô hiệu.

3) Việc quy định tại Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập” và Khoản 1 Điều 427 BLDS 2015 “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp” thì BLDS 2015 đã có sự tách biệt hơn về mặt khái niệm giữa “vô hiệu” hợp đồng và “hủy bỏ” hợp đồng.

2. CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU PHỔ BIẾN

Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau: “1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”. Hợp đồng vô hiệu có thể hiểu đơn giản là hợp đồng không có giá trị pháp lý đã bị vô hiệu hóa không đủ điều kiện để thực hiện, vậy giá trị pháp lý là gì?

Vậy hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào? Căn cứ theo quy định bộ luật dân sự hiện hành và các quy định của pháp luật thì hiện nay có các loại hợp đồng vô hiệu phổ biến như sau:

2.1 Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Điều 123 BLDS 2015 quy định giao dịch dân sự có mục đích hoặc nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực, ứng xử chung trong cuộc sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Theo quy luật hợp đồng dân sự điều cấm của luật và đạo đức xã hội của Bộ luật dân sự 2015 buộc chúng ta phải biết pháp luật Việt Nam cấm những hành vi nào hay nói cách khác những hành vi nào ở Việt Nam là vi phạm pháp luật và phải có một nhận thức cơ bản của con người trong xã hội về chuẩn mực ứng xử chung.

Những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng đó là gì? Với đời sống xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay chuẩn mực ứng xử luôn thay đổi, phát triển theo thời gian vì vậy tại một thời điểm nào đó một ứng xử có thể được xem là phù hợp hoặc không phù hợp tại một thời điểm khác.

Khi áp dụng nguyên nhân này để tuyên bố vô hiệu một giao dịch dân sự Thẩm phán sẽ phải xem xét trên nhận định cá nhân cũng như của dư luận xã hội để phán quyết chứ không hề có một cơ sở pháp lý nào quy định.

2.2 Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

Tại Điều 124 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

  1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
  2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Theo quy định bộ luật dân sự mới nhất, giao dịch dân sự giả tạo có hai trường hợp:

+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che dấu một giao dịch khác. Trong trường hợp này có hai giao dịch cùng song song tồn tại đó là giao dịch đích thực và giao dịch giả tạo.

+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác.

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:

Điều 125 BLDS 2015 quy định: Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm về chủ thể tham gia hợp đồng, cụ thể, các chủ thể được liệt kê ở trên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp theo hợp đồng được ký kết.

Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:

  1. Hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  2. Hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ;
  3. Hợp đồng được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Hợp đồng do cá nhân không có năng lực hành vi dân sự không phù hợp với hợp đồng xác lập. Tại Khoản 1 Điều 125 BLDS 2015 khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

BLDS 2015 giải quyết trường hợp vô hiệu này trên cơ sở bảo vệ người được đại diện, tôn trọng lợi ích tư, ý chí của họ.

Theo đó, khi người đại diện có yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng thì Tòa án xem xét và vẫn có thể công nhận hợp đồng có hiệu lực nếu việc thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự/hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ.

2.3 Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

Tại Điều 126 BLDS 2015 quy định:

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

  1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn được xác định dựa trên hai dấu hiệu pháp lý là chủ thể đánh giá sai thực tế khách quan về các cấu thành của hợp đồng được xác lập (nhầm lẫn về chủng loại, tính chất, chất lượng công việc/tài sản thuộc đối tượng của hợp đồng, nhầm lẫn về chủ thể…) và mục đích của việc xác lập hợp đồng không đạt được.

Theo đó, trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Để bảo đảm ổn định quan hệ hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho bên kia, thì dù có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu tòa án vẫn có thể công nhận hiệu lực của hợp đồng nếu mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được thì hợp đồng không vô hiệu.

Những vấn đề liên quan đến hiệu luật của hợp đồng
Những vấn đề liên quan đến hiệu luật của hợp đồng

2.4 Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Tại Điều 127 BLDS 2015 quy định khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối/bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể, hiểu sai về tính chất của đối tượng/nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Quy định hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép là một trong những trường hợp điển hình của vô hiệu tương đối.

Theo đó, nhà làm luật trao quyền cho bên bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu và Tòa án cũng chỉ tuyên vô hiệu đối với hợp đồng khi người bị lừa dối, bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép có yêu cầu.

BLDS 2015 ghi nhận cả việc lừa dối của người thứ ba cũng dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu nếu hành vi lừa dối của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó.

Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu. Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Trường hợp hợp đồng vô hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.

2.5 Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Tại Điều 128 BLDS 2015 quy định người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào thời điểm không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì người yêu cầu phải chứng minh và có chứng cứ chứng minh thời gian xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức được hành vi của mình.

2.6 Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng dân sự

Nội dung này được quy định tại Điều 129 BLDS 2015, theo đó quy định về điều kiện về hình thức của hợp đồng và giải quyết hậu quả pháp lý của việc xác lập hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức. Cụ thể như sau:

Hợp đồng dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của pháp luật mà một bên/các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên/các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
  2. Hợp đồng dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên/các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên/các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Hình thức hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong trường hợp luật có quy định. Việc tiếp cận dưới góc độ này là hợp lý và tránh lạm dụng quy định hình thức hợp đồng ở các tầng lớp văn bản pháp luật khác nhau làm tăng nguy cơ tuyên bố vô hiệu hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức.

Vi phạm về hình thức là vấn đề lớn, tại BLDS 2015 cần ghi nhận việc hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức là trường hợp vô hiệu tương đối. Cơ sở của tiếp cận này là để phù hợp với thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng ở nước ta, phù hợp với tập quán, thói quen trong xác lập hợp đồng ở một số vùng, miền.

Để có được một cơ chế pháp lý vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ để buộc bên không thiện chí phải thực hiện đúng cam kết của mình, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho bên thiện chí không muốn phá vỡ quan hệ hợp đồng.

Mặc dù về nguyên tắc, hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, nhưng được loại trừ theo các căn cứ sau đây:

– Căn cứ vào thực tế thực hiện hợp đồng, theo đó, trường hợp có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc có yêu cầu công nhận hiệu lực của hợp đồng trong thời hạn 2 năm kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết thì:

  1. Trường hợp hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
  2. Trường hợp hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên/các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

– Căn cứ vào thời hiệu, trường hợp sau hai năm kể từ ngày hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức được xác lập mà không yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực.

2.7 Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Điều 408 BLDS 2015 quy định hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được như sau:

-Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

– Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

– Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 408 Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được những phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Vấn đề là BLDS 2015 lại xác định trường hợp này mặc nhiên vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể.

Bản chất của quan hệ tư là quan hệ ý chí, các chủ thể tự định đoạt theo ý chí của mình nếu không phải là điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội, do đó, đối tượng không thể thực hiện được vì lý do chủ quan hoàn toàn có thể khắc phục bằng chính ý chí chủ quan của chủ thể trong hợp đồng với nhau, nếu các bên không thể tự mình khắc phục về mặt chủ quan thì cần coi đó là một hành vi vi phạm nghĩa vụ.

3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Điều 407 BLDS 2015 quy định: các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Tại Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

  1. Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
  2. Khi hợp đồng dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì quy đổi trị giá thành tiền để hoàn trả.
  3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức phát sinh không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  5. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định.
  6. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  7. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng dân sự chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Về nguyên tắc chung, BLDS 2015 ghi nhận hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

BLDS 2015 đã có những quy định trong xử lý hợp đồng vô hiệu vừa mang tính bao quát hơn, vừa mềm dẻo, phù hợp với thực tế hơn, giảm thiểu những tổn thất lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất, nhân thân và công bằng hơn cho các bên trong hợp đồng vô hiệu.

Giao dịch hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp nào
Giao dịch hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp nào

4. THỜI HIỆU YÊU CẦU TÒA ÁN TUYÊN BỐ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Tại Điều 132 Bộ Luật dân sự năm 2015 (tải luật dân sự 2015 doc tại đây) quy định:

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định trong các trường hợp:

(i) Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

(ii) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

(iii) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

(iv) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

(v) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm, kể từ ngày:

– Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

– Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

– Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

– Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

– Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Đối với giao dịch dân sự: (i) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, (ii) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu tương đối đã được BLDS 2015 áp dụng trong một thời hạn nhất định và là một trong các công cụ pháp lý để công nhận hiệu lực của hợp đồng – trường hợp đã hết thời hiệu luật định mà không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng có hiệu lực.

Để việc công nhận hiệu lực của hợp đồng theo thời hiệu trong trường hợp này phù hợp với bản chất của vô hiệu tương đối, phản ánh đúng ý chí đích thực của chủ thể, BLDS 2015 đã quy định về cách tính thời hiệu yêu cầu một cách linh hoạt, phù hợp với từng hành vi vi phạm pháp luật dân sự về điều kiện có hiệu lực.

5. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu tại các bộ luật dân sự là vấn đề lớn có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc lựa chọn bảo vệ chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản hay người thứ ba ngay tình về quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng.

Tại Điều 133 BLDS 2015 quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

– Trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì hợp đồng được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực.

Trừ trường hợp chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình. Trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.

Trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

– Trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó tài sản được chuyển giao bằng một hợp đồng dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền/giao dịch với người mà theo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu của tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

– Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Căn cứ bộ luật dân sự 2015, có thể thấy, trong trường hợp hợp đồng vô hiệu thì cần ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình là để tạo ra cơ chế pháp lý hài hòa, công bằng hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của cả người thứ ba ngay tình và của cả chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản.

Thực hiện cơ chế pháp lý này cũng góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và hiệu quả của công tác đăng ký ở nước ta, nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống đăng ký quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản cũng như đối với các quyết định cơ quan có thẩm quyền.

6. PHẢI LÀM GÌ KHI HỢP ĐỒNG ĐÃ VÔ HIỆU HÓA KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN? CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG CỦA CHÚNG TÔI

Để đảm bảo Hợp đồng không bị vô hiệu, Quý Khách hàng cần nắm rõ căn cứ luật dân sự các quy định pháp luật liên quan đến Hợp đồng, nắm được các trường hợp hợp đồng vô hiệu để lưu ý khi đàm phán, ký kết Hợp đồng, chỉ như vậy thì mới có thể giảm bớt rủi ro để hợp đồng không bị vô hiệu.

Trường hợp, Quý Khách hàng không có quá nhiều thời gian để nghiên cứu giao dịch dân sự là gì? sự kiện pháp lý là gì? vi phạm hợp đồng là gì?,…thì nên lựa chọn một đơn vị pháp lý uy tín để tư vấn và hỗ trợ về hợp đồng.

Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý nhiều năm, chúng tôi nắm rõ các quy định pháp luật về hợp đồng, hiểu được mong muốn của khách hàng và soạn thảo hợp đồng đảm bảo nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được:

  1. Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng, bao gồm việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào để xác định có thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn bộ để bảo đảm quyền lợi của khách hàng.
  2. Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo các loại hợp đồng của nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: Hợp đồng thương mại, hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng thuê nhà,…
  3. Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, đưa ra những nhận định đúng sai luật dân sự để Quý Khách hàng tham khảo;
  4. Đại diện khách hàng tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng với đối tác hay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng nắm được bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào, hiểu rõ hợp đồng vô hiệu khi nào, các trường hợp hợp đồng vô hiệu để khi tham gia bất cứ mối quan hệ, tham gia bất cứ hợp đồng nào đểu bảo đảm được quyền lợi của mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hỏi đáp luật dân sự hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Các Trường Hợp Hợp Đồng Vô Hiệu Phổ Biến | Tư Vấn Pháp Luật

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu phổ biến theo quy định pháp luật. Phải làm gì khi hợp đồng đã vô hiệu hóa không đủ điều kiện thực hiện? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Các Trường Hợp Hợp Đồng Vô Hiệu Phổ Biến | Tư Vấn Pháp Luật để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)
Zalo