Phân Biệt Các Loại Hoa Lan Rừng | Các Loại Hoa Phong Lan Dễ Trồng

Phân Biệt Các Loại Hoa Lan Rừng | Các Loại Hoa Phong Lan Dễ Trồng Nhất Hiện Nay Bao Gồm Các Dạng Nào? Các loại lan rừng Việt Nam nói riêng hay các loại phong lan rừng trên thế giới nói chung rất đa dạng. Đây là giống hoa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người chơi hoa săn lùng. Bạn đã biết hết nhóm các loại hoa lan rừng cũng như cách phân biệt các loại hoa lan này chưa? Hãy đọc ngay bài viết sau đây, Lâm Phát Đạt sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tên các loại hoa phong lan, phân biệt các loại hoa lan rừng
Tên các loại hoa phong lan, phân biệt các loại hoa lan rừng

***** Nhóm Các Loại Lan Rừng Đơn Thân Và Cách Phân Biệt

Nơi mà các loài lan phổ biến này mọc đó là bám vào các vách đá nên phần thân phát triển thành một trục vươn dài. Nhóm lan rừng đơn thân thường mọc ở các vùng núi phía Bắc có độ cao trung bình và thấp. Chúng được đánh giá là rất dễ trồng, khi trồng dễ ra hoa.

Phong Lan Đơn Thân Này Chia Thành 2 Dạng Chính Nếu Dựa Vào Hình Thái Và Đặc Tính Trồng.

Hoa Phong Lan Rễ Khí, Thân Vươn Dài

Các loại lan rừng này có thân dài, bộ rễ lớn và rất phát triển. Dọc theo chân rễ sẽ mọc rất nhiều rễ nhỏ để bám vào vật cứng và có thể buông ra ngoài không khí. Một số các giống hoa lan thuộc nhóm này sau đây.

  1. Chi lan Giáng Hương Thơm (Quế Lan Hương): Thân cây lan dài, mập mạp, có khi dài tới 1m với phần lá dài, cánh của lá rộng, phần nhuỵ hoa cong ra phía trước. Hoa mọc theo cụm, rũ xuống, ngang với chiều dài lá, sống ở vùng núi đá thấp.
  2. Chi Giáng Hương Quế Nâu (Tam Bảo Sắc): Thân cây lan dài và mập, lá thon dài, hoa có màu nâu nhạt, vàng cam và xếp dày thành từng cụm rủ xuống.
  3. Chi Lan Van Đa: Trong các loại lan rừng thường gặp tại Việt Nam, chi lan Van Đa có hơn 7 loài rất được yêu thích. Bởi vì chúng rất dễ trồng, hoa rất lớn và toả mùi thơm dễ chịu.
  4. Lan Ngọc Điểm Hải Âu: Đây cũng là một trong các giống lan đẹp được ưa chuộng nhất. Thân của lan này khá ngắn, lá lan nhỏ, hoa lan hướng lên trời.
  5. Chi Lan Cẩm Báo: Hoa lan các loại rất đa dạng, nhưng chi lan Này lại có nét đặc trưng riêng. Thân cây lan dài, phần lá dày và ngắn, hoa có màu vàng hoặc đỏ với những đốm như da báo, kết thành chùm xen kẽ rất đẹp.
  6. Chi Lan Hoàng Yến: Hoàng Yến cũng là một trong các loại hoa lan phổ biến nhất hiện nay. Chi lan này có đặc điểm là lá dày, thân ngắn, hoa xếp sát nhau và mọc thành chùm đứng.

Hoa Phong Lan Rễ Chùm Có Thân Ngắn

Để kể hết tên các loại lan rừng thì khó mà thống kê hết vì khá nhiều. Cách nhận biết các loại hoa phong lan này chủ yếu dựa vào bộ rễ và phần thân. Nằm trong nhóm hoa lan thân ngắn, rễ chùm (thường là ưa bóng) sẽ có một số các loại lan đẹp sau đây.

  1. Lan Tóc Tiên Bắc: Thân cây ngắn, lá có dạng hình trụ nhọn, hoa của chúng có màu trắng và mọc thành cụm đứng với mùi thơm dịu.
  2. Lan Hồ Điệp: Lan Hồ Điệp là các loại lan rừng phổ biến nhất hiện nay và rất dễ nhận biết. Thân cây lan khá nhỏ, hoa mọc thành từng cụm ngắn có hình dẹt, lá hình bầu dục khá dày.

***** Phong Lan Đa Thân

Đây là tên các loại hoa lan ở Việt Nam nói chung để chỉ cây hoa phong lan “nhiều đời” tạo thành. Cách nhận biết đó là dựa vào thân cây lan có từ 2 thân trở lên. Phần trục của cây gồm các giả hành hoặc củ giả từ chồi tạo thành sẽ phát triển theo chiều ngang. Một số nhóm các loại lan rừng thuộc lan đa thân đẹp nhất, phổ biến nhất sau đây.

Nhóm Lan Hoàng Thảo

Đây là chi lan cực lớn với số lượng loài đa dạng nhất hiện nay với khoảng 107 loài tại Việt Nam. Lan Hoàng Thảo có rễ nhỏ, phân bố nhiều ở vùng gốc, chúng thường mọc thành bụi và sống bám trên vách đá, các gốc cây.

  1. Lan Hoàng Thảo Dẹt: Nhóm này còn có tên gọi khác là Lan Cẳng Gà hay Cây Thạch Lộc. Chúng có phần củ giả dẹt kích thướclớn dần và có màu vàng óng ở đỉnh. Hoa mọc thành cụm ngắn phát triển từ thân rụng lá.
  2. Lan Hoàng Thảo giả hạc: Hoàng thảo giả hạc còn được biết đến với cái tên lan Phi Điệp, thân cây hình trụ, có khi dài tới 2m. Hoa có màu tím nhạt hoặc đậm, mọc đơn trên các đốt già đã rụng lá, thường có màu hồng tím hoặc tím đậm.
  3. Lan Hoàng Thảo tua: Đây cũng là một trong các loài lan rừng thường gặp với đặc điểm nhận biết như sau: Phần giả hành ngắn, gốc dần thon gọn lại, hoa lớn mọc trên cụm hoa dài, rất nhiều hoa.

Nhóm Lan Kiều

Đặc điểm của nhóm lan này là phần giả hành ngắn và mập, lá bẹ ngắn chủ yếu phân bố ở phần ngọn và không rụng vào mùa đông. Nhón lan Kiều có hoa thành dạng chùm dài, tập trung ở đỉnh và hoa khá lớn.

Hy vọng những thông tin về các loại lan rừng quý hiếm mà https://lamphatdat.com/ cung cấp trên hữu ích cho bạn. Nếu còn có thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm bạn có thể gọi hotline nhé.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Phân Biệt Các Loại Hoa Lan Rừng | Các Loại Hoa Phong Lan Dễ Trồng

Phân Biệt Các Loại Hoa Lan Rừng | Các Loại Hoa Phong Lan Dễ Trồng. Bạn đã biết hết nhóm các loại hoa lan rừng cũng như cách nhận biết các loại hoa lan này chưa? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Phân Biệt Các Loại Hoa Lan Rừng | Các Loại Hoa Phong Lan Dễ Trồng để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo