Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Hướng Dẫn Phương Pháp Tính Thuế Trực Tiếp Và Khấu Trừ

Phương pháp tính thuế là một trong những vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Vậy phương pháp tính thuế trực tiếp là gì? Phương pháp tính thuế khấu trừ là gì? Phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ có gì khác nhau? Đâu là cách tính đem lại lợi ích nhiều nhất,từng đối tượng áp dụng cách tính nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có được lựa chọn tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lựa chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp và khấu trừ
Lựa chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp và khấu trừ

1. PHÂN BIỆT PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ TRỰC TIẾP VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

Ngày 19/6/2013 Quốc hội đã thông qua Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Theo đó, phương pháp tính thuế GTGT có một số thay đổi về cách tính cũng như đối tượng áp dụng. Hiện nay đang có hai phương pháp tính thuế phổ biến bao gồm phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai phương pháp này.

1.1 Phương pháp tính thuế trực tiếp

Đối với phương pháp này doanh nghiệp cần phải đóng thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này khi nào doanh nghiệp có doanh thu là phải đóng thuế GTGT hay còn có tên gọi khác là thuế VAT.

Doanh nghiệp không quan tâm đến thuế VAT ban đầu là bao nhiêu vì khi đóng thuế trực tiếp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào. Hóa đơn bán hàng mua trực tiếp tại cơ quan thuế được sử dụng tại trường hợp này.

Thông thường các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như : Giáo dục, tư vấn, dịch vụ không có hóa đơn đầu vào và những công ty không có hóa đơn đầu vào.

Giá mua hóa đơn giao động từ 30.000 đến 50.000 tùy theo từng đơn vị thuế và phí bắt buộc khắc thêm con dấu vuông để đóng hóa đơn, phí khắc này sẽ là 180.000 đồng.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chi phí trực tiếp và thuế trực tiếp, loại chi phí này là những chi phí riêng biệt phát sinh liên quan đến từng đối tượng chịu chi phí như từng sản phẩm. đơn đặt hàng, công việc… Các khoản chi này có thể ghi thắng vào từng đối tượng phải chịu chi phí như nguyên liệu trực tiếp…

Chi phí này trong doanh nghiệp thường chiếm tỷ lệ đáng kể tổng chi phí và chi phí trực tiếp cũng gây ra những sai lệch thông tin chi phí ở từng bộ phận, từng quá trình sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp kinh doanh bán một đôi giày 100.000 đồng thì phải chịu phí thuế trực tiếp VAT 2% trên 100.000 đồng mức thu không quan tâm đến hóa đơn mua vào có VAT hay không.

1.2 Phương pháp tính thuế khấu trừ là gì?

Đối với phương pháp này khi các doanh nghiệp thành lập đều có nhu cầu, mong muốn áp dụng theo phương pháp này. Bởi tính theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế VAT đầu ra thì doanh nghiệp không phải đóng thuế. Hóa đơn sử dụng các doanh nghiệp tự thiết kế và in ấn tùy ý.

2. HƯỚNG DẪN CÁCH KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRÊN DOANH THU

Cách tính thuế GTGT trực tiếp
Cách tính thuế GTGT trực tiếp

2.1 Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu

– Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm nhỏ hơn 1 tỷ đồng trừ những trường hợp DN đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp mới thành lập.

– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động đầu tư mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, công cụ dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, có thể gửi thông báo đăng ký phương pháp khấu trừ thuế mẫu 06/GTGT để đăng ký chậm nhận là ngày 20 tháng 12 của năm liền kề.

Theo điều 11 thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính thì các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trực tiếp như các đối tượng ở trên thì áp dụng cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

2.2 Cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng. Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Cụ thể như sau:

+) Doanh thu để đóng thuế GTGT = Tổng số tiền bán hàng, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu và phụ phí thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Cách viết hóa đơn bán hàng trực tiếp được áp dụng đối với phương pháp tính thuế trực tiếp.

Đối với trường hợp DN có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không phải chịu thuế và hàng hóa xuất khẩu thì không áp dụng % trên doanh thu đối với khoản thu này.

Các cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau sẽ có mức tỷ lệ khác nhau và phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định. Các doanh nghiệp không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì doanh nghiệp sẽ chịu áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề sản xuất.

+) Tỷ lệ % để tính thuế trực tiếp trên doanh thu được tính như sau

Tỷ lệ chi tiết được quy định tại phụ lục tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính.

– Phân phối, cung cấp hàng hóa 1%

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%.

Sau khi tính được số thuế phải đóng theo phương pháp trực tiếp các bạn nên tiến hành kê khai trên các phần mềm đóng thuế và tiến hành các hồ sơ kê khai thuế, tờ khai thuế, thời hạn nộp tờ khai…

+) Đối với hoạt động mua, bán chế tác vàng bạc, đá quý

Vàng bạc, đá quý là một trong những ngành nghề kinh doanh đặc biệt và các chế tài về ngành nghề này cũng khác.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng X Thuế suất giá trị tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc đá quý – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

2.3 Ưu và nhược điểm của cách tính thuế trực tiếp

a) Ưu điểm

  1. Cách doanh nghiệp không cần thực hiện đầy đủ các vấn đề như chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, các chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ giảm thuế.
  2. Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu và tỷ lệ này sẽ giao động từ 1 – 5% tùy vào từng ngành.
  3. Báo cáo tài chính theo phương pháp trực tiếp sẽ không phức tạp như phương pháp khấu trừ.

b) Nhược điểm

Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp đóng thuế này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế đầu vào gây ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ.

3. CÁCH TÍNH THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

3.1 Đối tượng áp dụng cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ

– Các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ các dịch vụ, bán hàng hóa trên 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ các quy định về hóa đơn, chính chỉ và kế toán, chứng từ theo quy định.

– Doanh nghiệp nước ngoài cung ứng hàng hóa, dịch vụ với mục đích như tiến hành, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

– Doanh nghiệp đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

3.2 Cách tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế

Quy định tại Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng. Công thức tính thuế GTGT phải đóng theo phương pháp khấu trừ cự thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng phương pháp khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hóa và dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Với các doanh nghiệp ghi chứng từ thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì các bạn cần phải tách thuế GTGT, cụ thể như sau:

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng các chứng từ thanh toán ghi thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé, cước vận chuyển, vé số… thì các doanh nghiệp nên áp dụng công thức sau:

Giá chưa thuế = Giá thanh toán/ 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ %

Đối với các doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra.

Khi bán hàng các doanh nghiệp cần lập hóa đơn bán hàng, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải khi rõ là giá bán chưa có thuế, chưa VAT và tổng tiền mà người mua đã thanh toán. Đối với những trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán không ghi giá đã có thuế hay chưa của hàng hóa, dịch vụ thì phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế VAT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

3.3 Ưu và nhược điểm của Cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ

a) Ưu điểm

Đối với cách tính này các doanh nghiệp có những lợi ích sau:

  1. Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
  2. Có thể kiểm soát và cân đối số thuế VAT phải đóng bằng cách mua hàng dự trữ và để xuất dùng…
  3. Những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu và dự án đầu tư nên áp dụng cách tính này mới được hoàn thuế.

b) Nhược điểm

  1. Cần có chuyên môn, kỹ năng về kế toán cao
  2. Nhiều những quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của hàng hóa, dịch vụ…

Đối với những hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù như tem, vé cước, vận tải… ghi thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính, để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Bài viết trên Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật đã cung cấp, hướng dẫn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để lựa chọn những cách tính thuế phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình để giảm chi phí thuế cho doanh nghiệp.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Hướng Dẫn Phương Pháp Tính Thuế Trực Tiếp Và Khấu Trừ

Phương pháp tính thuế trực tiếp là gì? Phương pháp tính thuế khấu trừ là gì? Phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ có gì khác nhau? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Hướng Dẫn Phương Pháp Tính Thuế Trực Tiếp Và Khấu Trừ để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo