Thủ Tục Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty Cổ Phần | Tư Vấn Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp cổ phần được tăng vốn điều lệ khi nào? Pháp luật quy định thủ tục chuyển nhượng công ty cổ phần như thế nào? Điều kiện và thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần ra sao? Thủ tục tăng vốn công ty cổ phần có phức tạp không?
Tăng vốn điều lệ là nhu cầu cấp thiết và chính đánh của công ty cổ phần. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn sẽ chiếm được nhiều ưu thế và dễ dàng hơn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh?
Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm được cty cổ phần là gì?các quy định về điều kiện, thủ tục trình tự và hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, chúng tôi xin tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY LÀ GÌ?
Vốn cổ phần là gì? Tại Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định vốn điều lệ công ty cổ phần (vốn đăng ký kinh doanh) là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được cổ đông đăng ký mua và được thể hiện trong Điều lệ công ty cổ phần.
Pháp luật doanh nghiệp hiện nay không có quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty cổ phần và mức tối đa về vốn pháp định và vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Cổ phần đã bán là số lượng cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được cổ đông đăng ký mua.
Câu hỏi đặt ra là cổ đông góp vốn điều lệ bằng tiền mặt có được không? Quy định góp vốn vào công ty cổ phần như thế nào? Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì các cổ đông công ty có thể góp vốn vào công ty bằng tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Việc góp vốn được thể hiện tại biên bản góp vốn công ty cổ phần (Xem chi tiết cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần tại đây).
Cổ phần được quyền chào bán là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của doanh nghiệp cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, gồm cổ phần đã được cổ đông đăng ký mua và cổ phần chưa được cổ đông đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần mà công ty được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
2. TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỢC TĂNG VỐN?
2.1 Công ty cổ phần được tăng vốn trong các trường hợp sau:
Tại Khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần.
– Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
– Công ty mua lại số cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật doanh nghiệp năm 2014;
– Vốn điều lệ không được các cổ đông công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định trên thì, công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp cần bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc một lý do phù hợp khác và được đại hội đồng cổ đông công ty thông qua phù hợp theo quy định của pháp luật.
2.2 Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, để tăng vốn điều lệ, công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động.
Việc chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
– Chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu;
– Chào bán cổ phần riêng lẻ.
– Chào bán ra công chúng. Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
Luật Doanh nghiệp không có định nghĩa hay giải thích từ ngữ thế nào là chào bán cổ phần riêng lẻ. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định: “Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet”.
Tại Khoản 1 Điều 124 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty”.
Như vậy, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được xác định là việc: (1) Công ty chào bán cổ phần cho tất cả cổ đông hiện hữu và (2) chào bán theo tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông hiện hữu tại công ty.
3. QUY TRÌNH THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
Để giúp Quý Khách hàng dễ nắm bắt hơn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần chưa đại chúng, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích hai hình thức chào bán cổ phần: chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
3.1 Quy trình tăng vốn công ty cổ phần theo hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ
Tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc chào bán cổ phần riêng lẻ. Theo đó, thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được quy định như sau:
Bước 1: Công ty tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phải có các tài liệu sau đây:
- Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty về chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có);
Trong bước này, và thể hiện tại Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, ĐHĐCĐ có thể ủy quyền cho HĐQT triển khai thực hiện các bước sau bao gồm: thông báo chào bán, quyết định các vấn đề liên quan đến chào bán, sửa đổi điều lệ, thay đổi đăng ký kinh doanh sau khi kết thúc chào bán,…
Bước 2: Công ty thông báo về việc chào bán cổ phần riêng lẻ
Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm các nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp;
– Số cổ phần dự kiến chào bán; các loại cổ phần chào bán và số lượng cổ phần chào bán mỗi loại;
– Thời điểm và hình thức chào bán cổ phần;
– Họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
Bước 3: Tiến hành chào bán cổ phần riêng lẻ
Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Bước 4: Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 đính kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Biên bản họp, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ của Công ty;
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của Công ty ký trực tiếp, hiện nay, giấy ủy quyền không bắt buộc phải đóng dấu công ty).
Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, kèm theo Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có:
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần.
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty (tham khảo mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất).
3.2 Tăng vốn công ty cổ phần theo hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Tại Điều 124 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu như sau:
Bước 1: Công ty tiến hành họp đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần
Công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ công ty và ủy quyền cho hội đồng quản trị thực hiện các bước tiếp theo. Thông thường, các nội dung ủy quyền cho Hội đồng quản trị như sau:
- Các công việc liên quan đến phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ: Quyết định ngày chốt Danh sách cổ đông hiện hữu có quyền mua cổ phần; Quyết định thời điểm cụ thể phát hành tăng vốn điều lệ theo phương thức đã được Đại hội cổ đông thông qua; Quyết định phân bổ số cổ phần do các cổ đông không mua hết hoặc số cổ phần lẻ cho các cổ đông hoặc tổ chức, cá nhân khác; Quyết định phê duyệt phương án chi tiết sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty phù hợp với nội dung đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Triển khai phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Đăng ký tăng vốn Điều lệ: thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc đợt phát hành; thông qua việc sửa đổi các quy định về Vốn điều lệ trong Điều lệ Công ty và giao Hội đồng quản trị thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty phản ánh kết quả phát hành cổ phần.
- Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ.
Bước 2: Họp Hội đồng quản trị triển khai chào bán
Trên cơ sở các nội dung ủy quyền, Hội đồng quản trị tiến hành họp để triển khai chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của công ty.
Nội dung họp Hội đồng quản trị trong bước này bao gồm các nội dung: Số lượng cổ phần chào bán, giá chào bán, phương thức chào bán, phương thức xử lý cổ phần từ chối mua, phương thức làm tròn và/hoặc xử lý cổ phiếu lẻ, thời gian chào bán,…
Bước 3: Công ty thông báo chào bán
Công ty phải thông báo đến các cổ đông bằng văn bản theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác nếu cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện hữu của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần mà cổ đông công ty được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
Cổ đông được quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác (xem thêm quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần).
Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị công ty có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với các điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác/cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán.
Bước 4: Họp Hội đồng quản trị thông qua kết quả chào bán và thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm thông tin được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trường hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty.
Cũng giống trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nội dung thông báo bao gồm:
- Tên, mã số doanh nghiệp và mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Văn bản ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong biên bản, nghị quyết phải nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
– Lưu ý về thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty: Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cần nộp ngay và đủ số tiền vốn tăng sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với đăng ký tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục tăng để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thành viên công ty, chủ sở hữu và cổ đông của công ty chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.
– Lưu ý về mức lệ phí môn bài của công ty cổ phần sau khi tăng vốn: Sau khi thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mà làm thay đổi mức thu lệ phí môn bài thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 31/12 cùng năm. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ mà làm thay đổi mức nộp lệ phí môn bài thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung phần lệ phí môn bài.
Trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm thay đổi số lệ phí môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai lệ phí chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm có sự thay đổi.
Doanh nghiệp chú ý kê khai trong báo cáo tài chính có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu.
Mức lệ phí môn bài áp dụng trong năm 2019 căn cứ theo vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:
– Mức 1: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức lệ phí môn bài trong năm 2019 là 3.000.000 đồng/ năm;
– Mức 2: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức lệ phí môn bài trong năm 2019 là: 1000.000 đồng/ năm;
– Mức 3: Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: mức thuế môn bài trong năm 2019 là 1.000.000 đồng/năm.
– Lưu ý về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014 trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày.
Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15 tháng 07 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng thời hạn sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. MỘT SỐ LƯU Ý, QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
- Kể từ ngày 01/07/2015 khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi bất kỳ nội dung nào trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 04 nội dung như đã nêu phần trên. Các nội dung khác còn lại sẽ được ghi nhận tại Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi có nhu cầu tăng rất đơn giản, miễn là doanh nghiệp đáp ứng về thời hạn và phương thức góp vốn theo quy định công ty cổ phần;
- Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty thể hiện tính chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, do đó doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ cần cân nhắc đến tính chịu trách nhiệm về tài sản của đơn vị mình.
6. DỊCH VỤ CỦA TĂNG VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN, THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP CỦA CHÚNG TÔI
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn pháp luật về doanh nghiệp, chúng tôi đã tư vấn và thực hiện việc tăng vốn thành công cho nhiều công ty cổ phần với thời gian và mức chi phí hợp lý. Các dịch vụ liên quan đến việc thay đổi vốn công ty cổ phần của chúng tôi như sau:
- Tư vấn những quy định pháp luật về thế nào là công ty cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, kiểm tra vốn điều lệ của công ty,… phù hợp với thực tế của doanh nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần bao gồm không giới hạn ở: mẫu biên bản góp vốn bằng tiền mặt, Nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Biên bản họp, nghị quyết Hội đồng quản trị, thông báo chào bán, đăng ký mua cổ phần, danh sách cổ đông công ty, thông báo thay đổi vốn, giấy ủy quyền thực hiện thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng cổ phần,…
- Đại diện khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi cho khách hàng.
- Tư vấn các thủ tục sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
- Hướng dẫn nộp thuế môn bài bổ sung và cung cấp mẫu 08 mới nhất nộp thuế môn bài với các trường hợp tăng vốn làm thay đổi mức thuế môn bài.
Trên đây là phần tổng hợp các quy định của pháp luật liên quan đến vốn của công ty cổ phần và thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần. Hy vọng là với những chia sẻ hữu ích trên giúp khách hàng hiểu thêm công ty cổ phần là gì? những quy định về điều kiện, thủ tục tăng vốn công ty cổ phần. Nắm được các quy định pháp luật về thủ tục tăng vốn công ty cổ phần.
Nếu khách hàng có nhu cầu được tư vấn cụ thể hoặc sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, hãy nhanh tay liên hệ chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.