Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Quy Định Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Ngành Dịch Vụ Ăn Uống

Để kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các điều kiện gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng ăn uống hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp Quý Khách hàng giải đáp các thắc mắc trên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống ở Việt Nam hiện đang rất phổ biến. Đây là một trong những ngành nghề hot do Việt Nam là đất nước có nền ẩm thực đa dạng. Hoạt động kinh doanh lĩnh vực ăn uống là một trong các ngành đem lại nhiều lợi nhuận lớn.

Kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống cần những giấy tờ nào?
Kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống cần những giấy tờ nào?

1. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Vậy kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống cần những gì?

1.1 Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống

Tại Điều 28 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống như sau:

  1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  3. Có dụng cụ để thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  5. Nhà ăn phải có không gian thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

1.2 Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống

Tại Điều 29 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống như sau:

  1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  4. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1.3 Xử lý hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tại Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định, trường hợp vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thu hồi thực phẩm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

2. THỦ TỤC MỞ QUÁN ĂN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Khác với hoạt động kinh doanh ăn uống nhỏ, hoạt động kinh doanh ăn uống, nhà hàng ăn có địa điểm cố định và mang tính thường xuyên, do đó, không thuộc các trường hợp kinh doanh không phải đăng ký quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh vì vậy để kinh doanh dịch vụ này hợp pháp thì Quý Khách hàng cần phải đăng ký kinh doanh.

2.1 Thủ tục đăng ký thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh

Khi thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh thì Quý khách hàng cần tuân thủ các quy định về tên gọi, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ,…và để kinh doanh dịch vụ ăn uống, Quý Khách hàng có thể lựa chọn và đăng ký các mã ngành đăng ký kinh doanh mới nhất quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như sau:

– Mã ngành nghề 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đến khách hàng, trong đó khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ/mua món ăn đem về; chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong.

Một số hình thức kinh doanh ngành nghề này như: Nhà hàng, quán ăn; Quán ăn tự phục vụ; Quán ăn nhanh; Cửa hàng bán đồ ăn mang về; Xe thùng bán kem; Xe bán hàng ăn lưu động; Hàng ăn uống trên phố, trong chợ; Hoạt động nhà hàng, quán bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.

– Mã ngành nghề 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, nước giải khát; nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong, kinh doanh đồ uống,…;

– Mã ngành nghề 4633: Bán buôn đồ uống gồm Bán buôn đồ uống loại có chứa cồn và không chứa cồn.

– Mã ngành nghề 5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng gồm cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác,…(tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống tại đây).

– Mã ngành nghề 5629: Dịch vụ ăn uống khác gồm cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

Tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu phát triển Quý Khách hàng có thể lựa chọn một trong những mô hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu 2 hai thành viên trở lên. Để thành lập công ty, Quý Khách hàng cần thực hiện các công việc theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;

– Bản sao y công chứng một trong các giấy tờ chứng thực:

  1. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  2. Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

– Quyết định góp vốn thành lập công ty đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;

– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục.

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, Quý Khách hàng nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong thời gian từ 03 (ba)-05 (năm) ngày làm việc, sau khi Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 2: Đăng bố cáo nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày.

Quý Khách hàng lưu ý, nếu không thực hiện đăng bố cáo, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng, nội dung của con dấu.

Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Cơ quan đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

2.2 Thủ tục đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tại Khoản 10 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định hành vi cấm sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Do vậy, nếu Quý Khách hàng kinh doanh hàng ăn uống thì cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  2. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện nêu trên.

Tại Điều 11 Chương V Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Nhà hàng trong khách sạn (tham khảo mẫu hợp đồng ăn uống); Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Kinh doanh thức ăn đường phố.

Tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm

– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định”.

Vì vậy, yêu cầu “xét nghiệm phân” sẽ do cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch.

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Theo kinh nghiệm kinh doanh ăn uống của các đơn vị chúng tôi đã thành lập thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tại Điều 37 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Tại Thông tư số 117/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thì phí cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

STT Loại phí Mức thu
III Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm  
1 Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
c Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ):
Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 500.000 đồng
/lần/cơ sở
Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2.500.000 đồng
/lần/cơ sở

2.3 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (nếu kinh doanh thêm rượu)

Trường hợp Quý Khách hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mà có kinh doanh thêm rượu thì tùy trường hợp, Quý Khách hàng còn phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh rượu và phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu theo quy trình quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu như sau:

Làm sao để được cấp giấy kinh doanh bán lẻ
Làm sao để được cấp giấy kinh doanh bán lẻ

Bước 1: Kiểm tra điều kiện và chuẩn bị hồ sơ

a) Trường hợp phân phối rượu

Tại Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện phân phối rượu như sau:

  1. Là công ty được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 21 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.

– Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.

– Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của các thương nhân bán buôn rượu; bản sao. Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự, kiến tham gia hệ thống phân phối của doanh nghiệp xin cấp phép.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

  1. Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
  2. Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

b) Trường hợp bán buôn rượu

Tại Điều 12 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán buôn rượu như sau:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 22 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.

– Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán lẻ rượu và bán rượu tiêu, dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.

– Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.

– Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn của các thương nhân bán lẻ; bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của các thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn của doanh nghiệp xin cấp phép.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

  1. Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác (tham khảo mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống).
  2. Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

c) Trường hợp bán lẻ rượu

Tại Điều 13 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu như sau:

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 23 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  5. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  6. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

d) Trường hợp kinh doanh nước uống là bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Tại Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
  5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.

Điều 24 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
  4. Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, Qúy Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép như sau:

– Trường hợp xin cấp phép phân phối rượu: Bộ Công Thương;

– Trường hợp xin cấp Giấy phép bán buôn rượu: Sở Công Thương;

– Trường hợp xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 3: Nhận kết quả

Đối với cấp Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (NẾU CÓ)

Tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2 không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống mà có diện tích từ 200 m2 trở lên thì Quý Khách hàng phải làm thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Hồ sơ, trình tự thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường các quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, cá nhân (Chủ dự án) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bao gồm:

  1. Ba bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu;
  2. Một báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, viết phiếu nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Ban ghi ý kiến, sau đó giao chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.

Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian nộp hồ sơ xin xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình cấp Giấy xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. THỦ TỤC XIN THẨM DUYỆT, KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có ký xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:

  1. Văn bản của chủ đầu tư đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
  2. Bản sao y văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
  3. Dự toán về tổng mức đầu tư dự án, công trình;
  4. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ tại Bước 1, Quý Khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Khoảng 05 – 10 ngày làm việc đối Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản.

5. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG CỦA CHÚNG TÔI

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

  1. Tư vấn pháp lý về việc thành lập công ty, điều kiện và thủ tục xin giấy phép con để kinh doanh nhà hàng, kế toán nhà hàng ăn uống, hướng dẫn kê khai tờ khai đăng ký thuế mẫu 03 đk tct,…
  2. Soạn Hồ sơ thành lập công ty, hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh nhà hàng, các giấy phép con, tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03 đk tct, mẫu hợp đồng dịch vụ nấu ăn,…
  3. Đại diện cho quý khách dịch thuật, công chứng và chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu có liên quan;
  4. Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ thành lập nhà hàng ăn uống cho cơ quan chức năng, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp từ cơ quan nhà nước;
  5. Đại diện nhận kết quả thực hiện thủ tục và bàn giao cho Quý khách hàng và bao gồm cả tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-đk-tct.

Với đội ngũ luật sư, nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, Quý Khách hàng sẽ thực sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Hãy liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được sử dụng dịch vụ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quy Định Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Ngành Dịch Vụ Ăn Uống

Để kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các điều kiện gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng ăn uống hiện nay như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quy Định Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Ngành Dịch Vụ Ăn Uống để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo