MÔ TẢ NGẮN BÀI VIẾT: Quy Trình Thủ Tục Thành Lập Công Ty Logistics Tại Việt Nam

Công ty logistics là gì? Pháp luật quy định thế nào về lĩnh vực logistics? Điều kiện, quy trình thủ tục thành lập công ty logistics tại Việt Nam thế nào?
flash sale XẢ KHO GIẢM 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG (Giá Tại Xưởng)
Shop Gấu Dâu Miniso 75cm Cao Cấp Giá Rẻ

Gấu Dâu Miniso Cao Cấp

59.000 ₫
120.000 ₫
40cm
60cm
70cm
100cm
51%giảm
Thú Nhồi Bông Heo Ôm Bình Sữa Cao Cấp

Gấu Bông Heo Ôm Bình Sữa

69.000 ₫
115.000 ₫
35cm
50cm
70cm
40%giảm
Gấu Bông Heo Đội Vương Miện Hoàng Thượng Hoàng Hậu Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Bông Heo Đội Vương Miện

150.000 ₫
315.000 ₫
55cm
52%giảm
Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Ảnh Thực Tế Gấu Bông Chó Husky Ngáo 1m5

Thú Nhồi Bông Chó Husky Siêu To

250.000 ₫
490.000 ₫
150cm
49%giảm
Shop Chó Nhồi Bông Mặt Xệ

Gấu Bông Chó Pug Nhồi Bông Mặt Xệ Nhăn

180.000 ₫
315.000 ₫
60cm
43%giảm
Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công Ty Quốc Luật

  1. Địa Chỉ: 85 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
  2. SĐT / Zalo: 0948.682.349 (Mr.Luân)

_____GÓC ƯU ĐÃI MUA BÁN GẤU BÔNG QUÀ TẶNG_____

***** CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM Quanh Khu Vực Xưởng) (Miễn Phí)

***** GIÁ BÁN LẺ CHỈ BẰNG 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

***** FREE SHIP TOÀN QUỐC (ĐƠN HÀNG >= 150K)

==> Phí SHIP (ĐƠN HÀNG < 150K): 25K

***** MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG: NHẬN NGAY GIÁ XƯỞNG (BẤT KỂ SỈ HAY LẺ) (GIẢM GIÁ SỐC)

***** MIỄN PHÍ BAO GÓI QUÀ KÈM NƠ XINH ĐI SINH NHẬT

_________THỜI GIAN GIAO/ NHẬN GẤU BÔNG:__________

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY*****

TÂY NINH: CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM) (Miễn Phí Toàn Tỉnh)

CỦ CHI: CÓ DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY (PHỤ PHÍ 25K)

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG THƯỜNG (FREESHIP TOÀN QUỐC)*****

TPHCM (CÁC QUẬN/ HUYỆN CÒN LẠI): HÔM NAY ĐẶT – NGÀY MAI GIAO (Miễn Phí)

CÁC TỈNH THÀNH KHÁC: 1 – 5 Ngày Nhận Được Gấu (Miễn Phí)

Quy Trình Thủ Tục Thành Lập Công Ty Logistics Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dịch vụ logistics là lĩnh vực phát triển nhanh chóng và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, chưa hiểu rõ các quy định pháp lý về lĩnh vực này. Vậy Công ty logistics là gì? Pháp luật quy định như thế nào về lĩnh vực logistics? Điều kiện và quy trình thủ tục thành lập công ty logistics tại Việt Nam như thế nào?

Nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các cho Quý Khách hàng các quy định của pháp luật liên quan đến việc thành lập công ty Logistics, chúng tôi xin tổng hợp trong bài viết sau đây.

Thủ tục thành lập công ty Logistics tại Việt Nam như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty Logistics tại Việt Nam như thế nào?

1. DỊCH VỤ LOGISTICS LÀ GÌ?

Tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau:

Điều 233. Dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Dựa trên khái niệm này, chúng ta đã có thể trả lời được câu hỏi logistic là nghề gì? logistics là một dịch vụ khá đa dạng, bao gồm nhiều công việc, cũng chính sự đa dạng này tạo điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh của mình. Thông thường, những công ty logistic hàng đầu việt nam thường có ngành nghề đa dạng và thực hiện nhiều hoạt động logistic khác nhau.

2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2.1 Điều kiện để thành lập công ty Logistics

Tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

Thương nhân kinh doanh dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

2.2 Điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:

2.2.1 Đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.

2.2.2 Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

a) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa)

– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty, trong đó tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập công ty logistics hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

b) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ xếp dỡ container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này)

Công ty được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

d) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

đ) Trường hợp kinh doanh các loại dịch vụ khác, gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

e) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

g) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

  1. Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
  2. Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
  3. Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

2.3 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế

Có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Theo quy định trên, thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

3. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

Về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định này quy định cụ thể, giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định. Theo đó, trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định đối với các trường hợp, gồm:

Một là, trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

Hai là, trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: Khách hàng không có thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; Khách hàng đã thông báo trước về giá trị hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá giá trị của hàng hóa đó.

4. CÁC LOẠI VỐN CẦN BIẾT KHI MỞ CÔNG TY LOGISTIC TẠI VIỆT NAM

Thông thường khi mở một công ty logistic bạn cần lưu ý những vấn đề về vốn như:

Vốn điều lệ:

Lĩnh vực này thì pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa. Ví dụ bạn có thể chỉ cần kê khai vốn điều lệ khoảng vài triệu đồng đã có thể thành lập công ty. Nhưng vì vốn điều lệ sẽ được ghi trong điều lệ công ty và nó thể hiện một phần uy tín công ty nên bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này.

Vốn pháp định:

Pháp luật không có quy định mức vốn pháp định cho công ty thuộc lĩnh vực logistic. Nên bạn chỉ cần kê khai phù hợp với điều kiện, khả năng của công ty cũng như đảm bảo các vấn đề liên quan. Đối với hoạt động kinh doanh kho bãi, yêu cầu vốn phải từ 20 tỷ trở lên thì doanh nghiệp mới được đăng ký chức năng này.

Vốn ký quỹ:

Hiện nay thì chưa có quy định về vốn ký quỹ của công ty logistics ở Việt Nam nên doanh nghiệp cũng không cần quá quan tâm đến loại vốn này.

Vốn đầu tư:

Nếu trường hợp bạn thành lập công ty Logistics tại Việt Nam có vốn quốc ngoại thì loại vốn này phải đảm bảo được đóng góp đúng thời hạn và đầy đủ theo cam kết. Vốn đầu tư cũng cần phù hợp với quy mô của từng dự án nhất định.

5. QUY TRÌNH THÀNH THÀNH LẬP CÔNG TY VẬN TẢI, CÔNG TY LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Như đã phân tích ở trên, để thành lập công ty Logistics tại Việt Nam thì cần đảm bảo những điều kiện sau:

  1. Công ty cần trang bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo về kỹ thuật, có giấy đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics hợp lệ.
  2. Trường hợp đăng ký kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến việc vận tải hàng hóa thì doanh nghiệp Logistics phải là công ty có giấy phép hoạt động hợp lệ, đúng pháp luật theo như quy định của Việt Nam
  3. Đảm bảo về đội ngũ kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên theo quy định.
  4. Nếu là chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc thành lập công ty Logistics tại Việt Nam thì đạt yêu cầu về: Góp vốn theo đúng quy định và máy móc, thiết bị phục vụ công việc cần đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đội ngũ nhân viên.

a) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục:

  1. Biểu cam kết Việt Nam tham gia WTO;
  2. Luật Đầu tư 2014;
  3. Luật Doanh nghiệp 2014;
  4. Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
  5. Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  6. Nghị định 163/2017/NĐ-CP;

b) Quy trình:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thành lập công ty

Những công việc cần quan tâm là việc đặt tên cụ thể cho doanh nghiệp, lựa chọn một loại hình công ty phù hợp, chọn nơi đặt trụ sở, văn phòng chính cho công ty, chuẩn bị các loại vốn.

Các mã ngành dịch vụ logistics tại việt nam:

Mã ngành Tên ngành
7710 Cho thuê xe có động cơ
4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)

5012 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

chi tiết: kinh doanh vận tải đường biển

5022 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

chi tiết: Hoạt động liên quan đến vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển).

5224 Bốc xếp hàng hóa

(trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không)

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Gửi hàng, giao nhận hàng hóa; dịch vụ vận tải đa phương thức (trừ đường hàng không); dịch vụ logistics (trừ đường hàng không); Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải. dịch vụ đại lý tàu biển; Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ môi giới hàng hải và các dịch vụ hàng hải khác (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quan đến vận tải hàng không). đại lý vận chuyển hàng hóa

7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Chi tiết: Giám định, kiểm định chất lượng hàng hóa

8292 Dịch vụ đóng gói
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Chi tiết: Hoạt động lưu giữ hàng hóa (trừ kinh doanh kho bãi)

Ưu nhược điểm của công ty logistics là gì?
Ưu nhược điểm của công ty logistics là gì?

Bước 2: Chuẩn bị trong khi mở doanh nghiệp Logistic

Làm hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư nộp cho Sở KH&ĐT. Theo quy định pháp luật thì hồ sơ này sẽ được xử lý trong khoảng 15 ngày. Tiếp theo, là làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty Logistics tại Việt Nam, hồ sơ này cũng cần nộp cho sở kế hoạch và đầu tư. Loại thủ tục xin giấy phép kinh doanh này chỉ thực hiện sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư vì trong hồ sơ của nó cần loại giấy tờ này.

Bước 3: Cần làm sau khi đã hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực Logistics

  1. Công khai thông tin công ty tại cổng thông tin quốc gia
  2. Đóng thuế đầy đủ, thông thường mỗi doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics sẽ đóng 10% thuế VAT và 20% thuế thu nhập/ lợi nhuận. Thuế môn bài thì tùy vào mức vốn điều lệ mà công ty kê khai cho cơ quan pháp luật…
  3. Khắc và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu.
  4. Tiến hành mua hóa đơn ở cơ quan thuế để sử dụng, còn nếu đủ điều kiện thì đăng ký tự in hóa đơn để dùng.

Thông thường các công ty logistics hay có vốn đầu tư từ nước ngoài thì hàng năm sẽ cần nộp cho sở kế hoạch và đầu tư báo cáo tài chính, hoạt động có xác nhận kiểm toán.

6. CÔNG TY KHÔNG CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI, CÔNG TY LOGISTICS VIỆT NAM

Việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn trong nước kinh doanh dịch vụ Logistics được nhận xét đơn giản hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu nhà đầu tư trong nước thành lập doanh nghiệp Việt Nam 100% vốn trong nước, ngoài việc tiến hành thành lập doanh nghiệp theo thủ tục Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải được cấp Giấy phép kinh doanh một số dịch vụ của Logistics tại các cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào dịch vụ kinh doanh ví dụ như: Cục hàng không Việt Nam, Cục hàng hải Việt Nam, …

Các bước thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

– Bản sao công chứng/chứng thực một trong các giấy tờ chứng thực:

  1. Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  2. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  3. Quyết định góp vốn vào công ty đối với thành viên là tổ chức;
  4. Giấy ủy quyền.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty).

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Sau khi được thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh một số ngành nghề của dịch vụ Logistics. Theo đó, tùy vào lĩnh vực Logistics doanh nghiệp lựa chọn, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu riêng biệt theo từng ngành nghề kinh doanh đó theo các điều kiện được công khai trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

(Xem danh sách công ty logistic tại tphcm do chúng tôi thành lập)

7. DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÔNG TY LOGISTIC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trước hết nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam (nếu đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư không cần tiến hành thủ tục này).

a) Để được phép đầu tư thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xem xét:

– Nếu nhà đầu tư thuộc quốc gia, lãnh thổ nằm trong Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên và có cam kết mở cửa thị trường, nhà đầu tư phải tham khảo Biểu cam kết của Việt Nam trong Điều ước đó.

Bởi trong cam kết sẽ thể hiện những hạn chế và yêu cầu khi tiến hành hiện diện thương mại tại đối hoạt động ngành nghề vận tải và các ngành nghề phụ trợ kèm theo (như dịch vụ thông quan, xếp dỡ container).

Ví dụ, đối với dịch vụ vận tải biển, nhà đầu tư được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

– Trong trường hợp nhà đầu tư không thuộc trường hợp trên, để được phép đầu tư nhà đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Thủ tục thành lập như sau:

Bước 1: Các nhà đầu tư liệt kê thông tin của dự án trên Cổng thông tin đầu tư quốc gia. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị triển khai thực hiện dự án đầu tư;
  2. Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  3. Đề xuất dự án đầu tư gồm: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, tiến độ đầu tư, thời hạn, các nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  4. Bản sao hợp lệ: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; văn bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; văn bản cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  5. Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất; trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  6. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án được yêu cầu.
  7. Hợp đồng hợp tác (BCC) đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để giám sát quá trình tiến hành.

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, tiến hành, trả lời kết quả của hồ sơ, cập nhật tiến trình tiến hành và cấp mã của dự án.

Sau 35 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầu tư, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tương tự như đã đề cập trên.

Giống như với doanh nghiệp 100% vốn nội địa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành xin Giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề thuộc dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ khác nhau trong từng lĩnh vực.

Lưu ý: Đối với các dịch vụ Logistics mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường sẽ không đòi hỏi phải được cấp Giấy phép kinh doanh như vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,…

Quy trình thủ tục thành lập công ty logistics tại Việt Nam
Quy trình thủ tục thành lập công ty logistics tại Việt Nam

8. QUY ĐỊNH VỀ THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC LOGISTIC TẠI VIỆT NAM

a) Cơ sở quy định pháp luật

Theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng thì:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông. (đã được sửa đổi với điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC).

Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

7. Các trường hợp khác

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.

Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: (đã sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC).

– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

b) Thuế suất giá trị gia tăng đối với dịch vụ Logistic

Căn cứ theo quy định trên, thuế suất giá trị gia tăng đối với dịch vụ Logistic được áp dụng như sau:

  1. Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư 2019/2013/TT-BTC thì đối với trường hợp cung cấp dịch vụ Logistic ra nước ngoài (nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC) thì áp dụng mức thuế suất 0%.
  2. Căn cứ điểm đ Khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối với trường hợp doanh nghiệp là đại lý vận tải quốc tế thì doanh thu cung cấp dịch vụ Logistic nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng mà đại lý được hưởng thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp đại lý có chi hộ cho bên giao đại lý tiền phí giao nhận hàng hóa từ việt nam đi nước ngoài thì đại lý có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế giá trị gia tăng cho bên giao đại lý.
  3. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối với dịch vụ vận tải chặng nội địa được bao gồm trong hợp đồng vận tải quốc tế (nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC) thì áp dụng mức thuế suất 0%.
  4. Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối với dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus, xe điện trong nội tỉnh và lân cận ngoại tỉnh thì thuộc đối tượng không chịu thuế.

Trường hợp dịch vụ cung cấp trong kho ngoại quan:

  1. Trường hợp công ty là doanh nghiệp được phép thành lập và kinh doanh kho ngoại quan: Nếu dịch vụ cung cấp gắn với xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì áp dụng mức thuế suất 0%. Nếu dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng tại Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất 10%.
  2. Trường hợp công ty không phải là doanh nghiệp thành lập và kinh doanh kho ngoại quan thì áp dụng mức thuế suất là 10%.

Các trường hợp khác (bao gồm cả trường hợp mua dịch vụ Logistic của tổ chức, cá nhân nước ngoài) thì áp dụng mức thuế suất là 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên lợi nhuận. Trường hợp, các công ty Logistic là công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì hàng năm, công ty phải nộp báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính có kiểm toán lên sở kế hoạch và đầu tư.

Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các công ty logistic tphcm, các công ty logistic lớn nhất việt nam. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí về ký mã hiệu hàng hóa, tra cứu nộp thuế hải quan cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistic.

Trên đây là các quy định liên quan đến việc thành lập, điều kiện thành lập cty Logistic tại Việt Nam. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp Quý Khách hàng biết được nghề logistic là gì, nắm được thêm về các quy định của pháp luật nếu có dự định kinh doanh trong lĩnh vực này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Sản phẩm khuyến mãi

Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Tư vấn sản phẩm
Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Mobile: 0869.682.139

SP: TÂY NINH, CỦ CHI - Giao Nhanh Trong Ngày (SÁNG đặt CHIỀU giao)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Mobile: 0869.682.139

SP: ĐC: Xóm Bắp (Gần Chợ Gò Dầu - Tây Ninh)



Zalo