Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Luật Doanh Nghiệp Số 68/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Luật doanh nghiệp số 68 2014 qh13 (“Luật doanh nghiệp năm 2014”) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 gồm 10 chương và 213 Điều. Luật doanh nghiệp 2014 số 68 2014 qh13 với nhiều quy định mới và có tác động rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp, tóm tắt và trích dẫn những nội dung chính của Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2014 để Quý Khách hàng cùng tham khảo.

Luật doah nghiệp là gì? Những điều cần biết về luật doanh nghiệp
Luật doah nghiệp là gì? Những điều cần biết về luật doanh nghiệp

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương I gồm 17 Điều, từ Điều 1 đến Điều 17.

Cũng giống như các văn bản quy phạm pháp luật khác, Chương I Luật doanh nghiệp 68 2014 qh13 quy định về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), đối tượng áp dụng (Điều 2), Áp dụng LDN và các luật chuyên ngành (Điều 3), Giải thích từ ngữ (Điều 4), Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp (Điều 5), Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp (Điều 6).

Luật doanh nghiệp năm 2014 có những quy định cụ thể về quyền của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 7 và Điều 8), quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích (Điều 9) và tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội (Điều 10).

Để đảm bảo việc lưu trữ tài liệu của doanh nghiệp để thống nhất, đồng thời dễ dàng hơn trong việc quản lý, tại Điều 11 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp và việc báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp (Điều 12) (tham khảo sách luật doanh nghiệp tại đây).

Một trong các điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp năm 2014 tại chương này là quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 13 LDN). Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; trong đó, phải có ít nhất một người cư trú tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 LDN, nếu doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không có người đại diện khác theo ủy quyền thì chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra, chương này cũng có quy định rõ về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 14), Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức (Điều 15 LDN), Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức (Điều 16), Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 17) (ấn vào đây để xem Luật doanh nghiệp 2015 pdf).

2. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương II gồm 29 Điều, từ Điều 18 đến Điều 46.

Chương II Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp (Điều 18), theo đó có một số đối tượng thuộc trường hợp không được góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp.

Để đảm bảo và thống nhất trong việc thành lập doanh nghiệp, LDN quy định rõ và cho phép việc doanh nghiệp được ký một số loại hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp (Điều 19). Đồng thời, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ về hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp như:

  1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân (Điều 20);
  2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh (Điều 21);
  3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 22);
  4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần (Điều 23);

Căn cứ theo các quy định trên, thông thường bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 24;
  2. Điều lệ công ty (Điều 25);
  3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần (Điều 26);
  4. Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thành lập, thành viên, cổ đông công ty;

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng đã có những quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Điều 27) và các quy định cụ thể như:

  1. Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 28);
  2. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 29);
  3. Mã số doanh nghiệp (Điều 30);
  4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 31);
  5. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 32);
  6. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 33);
  7. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 34);
  8. Tài sản góp vốn (Điều 35), Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (Điều 36), Định giá tài sản góp vốn (Điều 37);
  9. Tên doanh nghiệp (Điều 38), Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 39), Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp (Điều 40), Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (Điều 41), Tên trùng và tên gây nhầm lẫn (Điều 42);
  10. Trụ sở chính của doanh nghiệp (Điều 43);
  11. Con dấu của doanh nghiệp (Điều 44);
  12. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 45), Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (Điều 46) (tham khảo Luật thương mại mới nhất 2013).

3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương III gồm 2 Mục, từ Điều 47 đến Điều 87.

3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Mục này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 47), Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp (Điều 48), Sổ đăng ký thành viên (Điều 49), Quyền của thành viên (Điều 50), Nghĩa vụ của thành viên (Điều 51), Mua lại phần vốn góp (Điều 52), Chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 53), Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 54).

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty được quy định tại Điều 55 Luật doanh nghiệp – Luật kinh doanh 2014 bao gồm:

  1. Hội đồng thành viên (Điều 56);
  2. Chủ tịch Hội đồng thành viên (Điều 57);
  3. Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 64) (tham khảo tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc tại Điều 65 Luật doanh nghiệp năm 2014).
  4. Kiểm soát viên và người quản lý khác (Điều 71).

Việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 58, Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 59, Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 61 và Điều 60.

Luật doanh nghiệp năm 2014 làm rõ thủ tục thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản tại Điều 62, Hiệu lực nghị quyết của Hội đồng thành viên tại Điều 63 (ấn để tải LDN 2014 doc tại đây).

Ngoài ra, tại Mục này còn có các quy định để làm rõ thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, các Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận, các trường hợp thay đổi vốn điều lệ Công ty.

LDN cũng nêu rõ các điều kiện để chia lợi nhuận tại Điều 69, việc thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia tại Điều 70, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, về việc khởi kiện người quản lý tại Điều 72.

Công ty trách nhiệm hữu hạn trong luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn trong luật

3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Mục này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 73), việc thực hiện góp vốn thành lập công ty được quy định tại Điều 74.

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty tại Điều 75 và Điều 76, việc thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 77.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 78 bao gồm:

  1. Hội đồng thành viên (Điều 79);
  2. Chủ tịch công ty (Điều 80), Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 81);
  3. Kiểm soát viên (Điều 82).

Các quy định về trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được quy định tại Điều 83 và Điều 84 luật doanh nghiệp năm 2014.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 85.

Luật doanh nghiệp cũng quy định cụ thể các Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan và việc thay đổi vốn điều lệ được quy định tại Điều 86 và Điều 87.

4. QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương IV gồm 22 Điều, từ Điều 88 đến Điều 109.

Chương này quy định về việc áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước (Điều 88).

Theo Điều 89 Luật doanh doanh nghiệp năm 2014 thì các cơ quan quan trọng trọng cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

4.1 Hội đồng thành viên (Điều 90)

Các quy định từ Điều 91 đến Điều 93 LDN nhà nước mới nhất – Luật doanh nghiệp năm 2014 đã làm rõ về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên, miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên.

Quy định về Chủ tịch Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 94, quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 95; trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 96, Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 97 Luật doanh nghiệp nhà nước 2014.

4.2 Chủ tịch công ty

Các quy định về Chủ tịch công ty trong mô hình doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 98 Luật doanh nghiệp năm 2014.

4.3 Giám đốc, Tổng giám đốc công ty (Điều 99)

Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 100), Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý công ty khác (Điều 101).

4.4 Ban kiểm soát (Điều 102)

Các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên, quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên, chế độ làm việc, trách nhiệm của Kiểm soát viên, miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên được quy định từ Điều 103 đến Điều 107 Luật doanh nghiệp năm 2014.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp quy định trách nhiệm về việc công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2014 quy định tại Điều 108 và Điều 109.

5. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương V gồm 62 Điều, từ Điều 110 đến Điều 171.

Chương này quy định về công ty cổ phần (Điều 110), Vốn công ty cổ phần (Điều 111), Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp (Điều 112). Tại Điều 113 bộ Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các loại cổ phần, theo đó, Công ty cổ phần có các loại cổ phần sau:

– Cổ phần phổ thông: Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông (Điều 114, Điều 115);

– Các loại cổ phần ưu đãi bao gồm:

  1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết (Điều 116);
  2. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức (Điều 117);
  3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại (Điều 118).

Tại Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Theo đó, một điểm đáng lưu ý là trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Để làm rõ các khái niệm và thuận tiện trong quá trình thực hiện cũng như hoạt động thực tế của doanh nghiệp cổ phần, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể như thế nào là cổ phiếu tại Điều 120, sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 121 Luật doanh nghiệp năm 2014.

Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ về các hình thức chào bán cổ phần trong công ty cổ phần, theo đó bao gồm các hình thức chào bán như sau:

  1. Chào bán cổ phần riêng lẻ (Điều 123);
  2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu (Điều 124).

Các quy định về bán cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, phát hành trái phiếu, mua cổ phần, trái phiếu, mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông, mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, các điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại, quy định về trả cổ tức, thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức được quy định cụ thể từ Điều 125 đến Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2014.

Tại Điều 134 Luật doanh nghiệp quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần. Theo đó, các cơ quan quan trọng trong công ty cổ phần bao gồm:

Thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần (Điều 135):

Chương này nêu rõ các quy định có liên quan như:

  1. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 136), Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 137), Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 138) (ấn để xem Luật doanh nghiệp 2014 download).
  2. Việc mời họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 139), Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 140);
  3. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 141), Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông (Điều 142), Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Điều 143), Điều kiện để nghị quyết được thông qua (Điều 144), Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Điều 145), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 146), Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Điều 147);
  4. Hiệu lực các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Điều 148), Hội đồng quản trị (Điều 149).

Thứ hai, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Hội đồng thành viên công ty cổ phần
Hội đồng thành viên công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể về nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị (Điều 150), Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị (Điều 151), Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 152), Cuộc họp Hội đồng quản trị (Điều 153), Biên bản họp Hội đồng quản trị (Điều 154), Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị (Điều 155 Luật doanh nghiệp 2018).

Các quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, quy địn về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty và thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc được quy định từ Điều 156 đến Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014 công ty cổ phần.

Ngoài ra, công ty cổ phần có nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan (Điều 159), Trách nhiệm của người quản lý công ty (Điều 160), Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 161), Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận (Điều 162);

Thứ ba, Ban kiểm soát Công ty cổ phần (Điều 163)

Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên (Điều 164), Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, trong đó có quyền được cung cấp thông tin (Điều 165, Điều 166); Các quy định về tiền lương và quyền lợi khác của Kiểm soát viên, trách nhiệm của Kiểm soát viên được quy định tại Điêu 167, Điều 168 Luật doanh nghiệp 2017;

i. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên (Điều 169).

Ngoài ra, tại Điều 170 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc trình báo cáo hằng năm. Theo đó, tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty; Báo cáo tài chính; Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.

Quy định về công khai thông tin công ty cổ phần được quy định tại Điều 171 Luật doanh nghiệp 2016.

6. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP

Chương VI gồm 11 Điều, từ Điều 172 đến Điều 182.

Chương này quy định về công ty hợp danh (Điều 172), Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp (Điều 173), Tài sản của công ty hợp danh (Điều 174), Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh (Điều 175), Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh (Điều 176), Hội đồng thành viên (Điều 177), Triệu tập họp Hội đồng thành viên (Điều 178), Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh (Điều 179), Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh (Điều 180), Tiếp nhận thành viên mới (Điều 181), Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn (Điều 182) (tải Luật doanh nghiệp 2014 pdf tại đây).

7. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Chương VII gồm 5 Điều, từ Điều 183 đến Điều 187.

Chương này quy định về doanh nghiệp tư nhân (Điều 183), Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp (Điều 184), Quản lý doanh nghiệp (Điều 185), Cho thuê doanh nghiệp (Điều 186), Bán doanh nghiệp (Điều 187).

8. LUẬT DOANH NGHIỆP QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ NHÓM CÔNG TY?

Chương VIII gồm 4 Điều, từ Điều 188 đến Điều 191.

Chương này quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty (Điều 188), Công ty mẹ, công ty con (Điều 189), Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con (Điều 190), Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con (Điều 191 Luật doanh nghiệp Việt Nam).

Theo đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  3. Có quyền quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty con không được thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Các công ty con mà có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 (tham khảo Luật kinh tế 2014 tại đây).

9. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Chương IX gồm 16 Điều, từ Điều 192 đến Điều 207.

Theo các quy định tại chương này, việc tổ chức lại doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức sau:

– Chia doanh nghiệp (Điều 192);

– Tách doanh nghiệp (Điều 193);

– Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194);

– Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 195);

– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm:

  1. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần (Điều 196);
  2. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 197);
  3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 198);
  4. Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 199 Luật doanh nghiệp năm 2015).
Giải thể phá sản công ty doanh nghiệp theo luật
Giải thể phá sản công ty doanh nghiệp theo luật

Ngoài ra, tại chương này và thông tư hướng dẫn luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định cụ thể về các nội dung như: Tạm ngừng kinh doanh (Điều 200), Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp (Điều 201), Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 202), Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án (Điều 203), Hồ sơ giải thể doanh nghiệp (Điều 204), Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (Điều 205), Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 206), Phá sản doanh nghiệp (Điều 207) (tham khảo Luật thương mại 2014).

10. LUẬT DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Chương này quy định về trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước (Điều 208); cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 209); Xử lý vi phạm (Điều 210); Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 211); Hiệu lực thi hành (Điều 212); Quy định chi tiết (Điều 213).

Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014 tại Điều 211 thì các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  1. Nội dung doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  2. Doanh nghiệp do những người mà bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp năm 2014 thành lập;
  3. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh một năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (tham khảo Luật kế toán 2014 tại đây).
  4. Doanh nghiệp không thực hiện gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật doanh nghiệp năm 2014 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  5. Các trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Kể từ thời điểm Luật doanh nghiệp năm 2014 – Luật doanh nghiệp mới nhất có hiệu lực thi hành, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 hết hiệu lực, trừ các trường hợp sau đây:

  1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty;
  2. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ phải thực hiện tái cơ cấu để bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 của Luật doanh nghiệp 2014 trước ngày 01 tháng 7 năm 2017;
  3. Các công ty không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 không phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 của Luật doanh nghiệp năm 2014 nhưng không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo.

Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong luật doanh nghiệp hiện hành.

Trên đây là các quy định liên quan đến Luật doanh nghiệp năm 2014, nếu Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến Luật dn 2014 hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ với chúng để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Luật Doanh Nghiệp Số 68/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Luật doanh nghiệp số 68/2014/qh13 là gì? Quy định về thành lập doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp như thế nào? Nhóm công ty trong luật là gì? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Luật Doanh Nghiệp Số 68/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo