Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Luật Đầu Tư Công Số 49/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Luật Đầu tư công số 49 2014 QH13 (Luật đầu tư công năm 2014) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 18 tháng 06 năm 2014. Bộ luật gồm 6 chương với 108 Điều. Sự ra đời của Luật đầu tư công 49 đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian qua.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để nhìn lại những kết quả đã đạt được của luật đầu tư công số 49 2013 qh13. Chúng tôi xin trích dẫn những nội dung chủ yếu của Luật Đầu tư công năm 2014 để Quý Khách hàng tiện tham khảo như sau (tải luật đầu tư 2014 pdf tại đây).

Luật đầu tư công là gì?
Luật đầu tư công là gì?

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG

Chương I Luật đầu tư công năm 2014 gồm 16 Điều, từ Điều 1 đến Điều 16.

Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ có liên quan đến đầu tư công.

Luật đầu tư công năm 2014 đã quy định phạm vi điều chỉnh luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công, bao gồm các nguồn vốn đầu tư công từ các nguồn như: ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài.

Tại Khoản 19 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2014 cũng làm rõ khái niệm nợ đọng cơ bản là gì? Theo đó, nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.

Ngoài ra, tại Điều 5 và Điều 6 Luật đầu tư công năm 2014 đã quy định rõ các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư công; quy định về các tiêu chí phân loại dự án, điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công là những nội dung mới, trước đây mới chỉ quy định rải rác ở các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, chưa được luật hóa tại bất cứ văn bản luật nào.

Tại Điều 12 Luật đầu tư công năm 2014 đã nêu rõ các nguyên tắc và nội dung quản lý đầu tư công như:

  1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
  2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
  3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
  4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
  5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
  6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công.

Đặc biệt, các nội dung công khai minh bạch trong đầu tư công được quy định trong tất cả các khâu, từ khâu xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; nguyên tắc tiêu chí lựa chọn danh mục dự án đầu tư; nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn; xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án, (quy định tại Điều 14 Luật đầu tư công năm 2014) đã tạo nên môi trường đầu tư bình đẳng.

Tại Điều 15 Luật đầu tư công năm 2014 quy định về chi phí lập, kiểm tra, thanh tra,…chương trình, dự án đầu tư công từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng. (Xem chi tiết giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng gồm những công tác gì).

Điều 16 Luật đầu tư công năm 2014 quy định rõ và cụ thể các hành vi bị cấm liên quan đến toàn bộ các hoạt động đầu tư công.

2. CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

Chương II Luật đầu tư công năm 2014 gồm 2 mục với 32 Điều, từ Điều 17 đến Điều 48.

Mục 1. Lập dự án, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công:

Điều 17 Luật đầu tư công năm 2014 quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định của chủ chương đầu tư. Các điều kiện và trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia và các chương trình, nhóm dự án A, B, C; phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công cũng được nêu cụ thể tại Điều 18 và Điều 19 Luật đầu tư công năm 2014.

Đây là điểm mới và là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật Đầu tư công năm 2014, chưa có trong quy định của pháp luật (trừ dự án quan trọng quốc gia) từ trước tới nay. Với việc pháp luật hóa quyết định chủ trương đầu tư, sẽ góp phần khắc phục tình trạng tùy tiện, đơn giản và ngăn chặn ngay từ đầu những thất thoát, lãng phí trong đầu tư công (tham khảo nội dung liên quan tại luật xây dựng số 50/2014/qh13 ngày 18/6/2014).

Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn được quy định trong Luật Đầu tư công năm 2014 là một trong những điểm đổi mới quan trọng. Thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn sẽ khắc phục tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án, vượt quá khả năng cân đối các nguồn vốn; bảo đảm bố trí vốn tập trung, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Khi nghiên cứu các quy định tại Mục 1 về việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công, Quý Khách hàng cần lưu ý:

  1. Về phân cấp quyết định chủ trương đầu tư, đối với dự án nhóm A đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không phân biệt nguồn vốn đầu tư của Trung ương hay địa phương.
  2. Về phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, theo quy định của Luật Đầu tư công: tất cả các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương đều do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, bao gồm các dự án do các bộ, ngành quản lý (theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg do Bộ, ngành tự thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn), các dự án do địa phương quản lý sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương (gọi tắt là vốn trung ương).

Mục 2. Lập dự án, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công:

Điều 39 Mục 2 Chương I Luật đầu tư công năm 2014 quy định thẩm quyền quyết định chương trình, dự án đầu tư công có thể là: Thủ tướng chính phủ, Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp cụ thể.

Từ Điều 40 đến Điều 48 Luật đầu tư công năm 2014 quy định rõ hơn về căn cứ và trình tự, thủ tục lập, thẩm định quyết định chương trình, dự án đầu tư công; điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công tạo hành lang pháp lý ổn định để phát triển.

Trình tự thẩm định phê duyệt dự án đầu tư
Trình tự thẩm định phê duyệt dự án đầu tư

3. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG

Chương III Luật đầu tư công năm 2014 gồm 3 mục, 23 Điều, từ Điều 49 đến Điều 71 (tham khảo luật đầu tư 2018).

Nội dung cụ thể của Chương này bao gồm 3 mục sau:

Mục 1. Quy định về phân loại kế hoạch đầu tư công; căn cứ, nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; các nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; các điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; trình tự lập, thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Tại Điều 49 và Điều 50 Luật đầu tư công năm 2014 quy định về phân loại kế hoạch hoặc lập kế hoạch đến thẩm định phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm theo từng nguồn vốn cụ thể.

Theo đó, Điều 51 Luật đầu tư công năm 2014 cũng đã nêu các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cụ thể:

  1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt.
  2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
  3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
  5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
  6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
  7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.

Quy định chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm là quy định mới thể hiện sự tiến bộ. Bởi vì, xét tình hình kinh tế Việt Nam tại thời điểm năm 2014 thì với việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ tạo điều kiện cho các cấp, các ngành chủ động hơn trong việc bố trí, lồng ghép, huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chung là phát triển kinh tế – xã hội. (tham khảo luật đầu tư thư viện pháp luật).

Mục 2. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư theo từng nguồn:

Mục này quy định cụ thể các nguyên tắc dự chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn dự án cụ thể như:

  1. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước (Điều 60).
  2. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương (Điều 61).
  3. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương (Điều 62).
  4. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư (Điều 63).
  5. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ (Điều 64).

Ngoài ra, mục này còn có những quy định về việc trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư.

Mục 3. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Theo các quy định tại Điều 69, Điều 70 và Điều 71 Luật đầu tư công năm 2014 thì việc lập, thẩm định, phê duyệt theo từng nguồn vốn trong 3 mục này phải thực hiện theo các quy định nêu trên, đồng thời có những quy định riêng theo từng nguồn vốn cụ thể.

4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG

Chương IV Luật đầu tư công năm 2014 gồm 14 Điều, từ Điều 72 đến Điều 85 ( tải luật đầu tư công thư viện pháp luật).

Nội dung chương này gồm 02 mục:

+) Mục 1: Mục này quy định các nội dung về tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công (Điều 72); triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công (Điều 74); điều chỉnh kế hoạch đầu tư công (Điều 75); thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm (Điều 76).

+) Mục 2: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Mục này quy định rõ Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý (Điều 77); các quy định về đánh giá, theo dõi, kiểm tra chương trình dự án,…và giám sát cộng đồng được quy định cụ thể từ Điều 78 đến Điều 82.

Theo dõi đánh giá thanh tra kế hoạch đầu tư công
Theo dõi đánh giá thanh tra kế hoạch đầu tư công

5. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG

Chương V Luật đầu tư công năm 2014 gồm 20 Điều, từ Điều 86 đến Điều 105.

Nội dung chương này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư công bao gồm: Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội (Điều 86), Nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ (Điều 87), nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Điều 88), nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính (Điều 89); nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương (Điều 90); nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 91),…

Ngoài việc quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công thì chương này còn quy định các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư công.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI: Điều khoản thi hành

Chương VI Luật đầu tư công năm 2014 gồm 3 Điều, từ Điều 106 đến Điều 108.

Chương này quy định việc xử lý các chương trình, dự án đã và đang thực hiện trước thời điểm Luật Đầu tư công có hiệu lực; thời hạn có hiệu lực của Luật và việc hướng dẫn thi hành Luật cụ thể như sau:

  1. Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định đầu tư của Chính phủ;
  2. Đối với chương trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch;
  3. Đối với chương trình, dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định của Luật đầu tư công năm 2014.

Luật đầu tư công năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019. Tại Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, đây chính là luật đầu tư công mới nhất.

Nếu Quý Khách hàng còn đầu tư công là gì, đầu tư xây dựng cơ bản là gì? hoặc bất kỳ các thắc mắc liên quan đến nội dung của Luật đầu tư công năm 2014 hoặc muốn được tư vấn và tóm tắt các điểm mới của Luật đầu tư công năm 2019, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được hỗ trợ nhanh nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Luật Đầu Tư Công Số 49/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Luật đầu tư công số 49/2014/qh13. Những quy định chung về luật đầu tư công là gì? Phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Luật Đầu Tư Công Số 49/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo