Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Dịch Vụ Bổ Sung Ngành Nghề Kinh Doanh Theo Luật Doanh Nghiệp

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh theo luật doanh nghiệp hiện hành” để khách hàng có thể trang bị những kiến thức pháp luật đối với thủ tục này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trong quá trình hoạt động và phát triển, doanh nghiệp không tránh khỏi việc thêm hay bớt một số ngành nghề kinh doanh. Khi thêm hay bớt ngành nghề, doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Vậy, có bắt buộc phải bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh không, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh

1. CÓ BẮT BUỘC PHẢI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHI MUỐN KINH DOANH THÊM NGÀNH NGHỀ, DỊCH VỤ KINH DOANH MỚI KHÔNG?

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng như cần phải thực hiện thủ tục gì khi thêm ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có được không?

Hiện nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện thông tin về ngành, nghề đăng ký kinh doanh mà được ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn. Để kiểm tra ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và tiến hành tìm kiếm doanh nghiệp theo mã số doanh nghiệp.

Theo các quy định pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định trực tiếp nào về việc xử phạt đối với hành vi kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định:

Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy, nếu kinh doanh ngành nghề kinh doanh mới, khách hàng cần phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Trường hợp khách hàng không thực hiện sẽ bị xử phạt như trên.

Thay đổi ngành nghề kinh doanh có khó không?
Thay đổi ngành nghề kinh doanh có khó không?

2. HỒ SƠ THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, khách hàng phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1 Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 08/1/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên, trong đó nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
  3. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện công việc;
  4. Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người trực tiếp tiến hành thủ tục;

2.2 Hồ sơ thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với Công ty TNHH 1 thành viên

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
  2. Quyết định của Chủ sở hữu công ty, trong đó nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
  3. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện công việc;
  4. Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người trực tiếp tiến hành thủ tục;

2.3 Hồ sơ thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với Công ty cổ phần

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
  2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
  3. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện công việc;
  4. Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người trực tiếp tiến hành thủ tục;

2.4 Hồ sơ thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với Công ty hợp danh

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh, trong đó nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
  3. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện công việc;
  4. Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người trực tiếp tiến hành thủ tục;

3. THỦ TỤC THỰC HIỆN THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Bước 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp bộ hồ sơ trên (tùy theo loại hình doanh nghiệp) tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Có 2 hình thức gửi hồ sơ:

  1. Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
  2. Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov .vn

Hiện nay, do chính sách cải cách hành chính công, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, các Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố thường khuyến khích doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng.

Riêng đối với Thành phố Hà Nội, thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh, thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh hay các thủ tục hành chính khác trong việc thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện qua mạng.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, không quy định bắt buộc thực hiện qua mạng đối với thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, chỉ các thủ tục hành chính sau bắt buộc phải thực hiện qua mạng:

  1. Thủ tục giải thể doanh nghiệp;
  2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
  3. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  4. Thủ tục Thông báo mẫu dấu;
  5. Thủ tục hoạt động trở lại trước thời hạn của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
  6. Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế/đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng.

Bước 2: Bộ phận một cửa của doanh nghiệp sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ:

  1. Trường hợp hồ sơ đúng quy định pháp luật: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền. Toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ được ghi nhận trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

4. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC CỦA KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

4.1 Các ngành nghề kinh doanh, mã ngành nghề kinh doanh, mã ngành đăng ký kinh doanh được quy định ở đâu?

Hiện nay, danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh được thống kê theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm 5 cấp, tương ứng với các nhóm ngành nghề như sau:

  1. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  2. Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  3. Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  4. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  5. Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

So với Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam năm 2007 thì hiện nay, số ngành nghề cấp 5 đã tăng từ 642 ngành lên 734 ngành nghề. Như vậy, những ngành nghề kinh doanh năm 2018 khá đa dạng, có sự bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh mới.

Mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký ngành nghề kinh doanh hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh chính là mã ngành hệ số 4 được liệt kê trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/9/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp thì:

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trang chủ tra cứu ngành nghề kinh doanh
Trang chủ tra cứu ngành nghề kinh doanh

4.2 Theo quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh, khi thực hiện bổ sung ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp có phải cập nhập các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký theo Hệ thống ngành, nghề kinh doanh năm 2018 không?

Công văn số 234/ĐKKD-NV ngày 20/8/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc thi hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã quy định rõ: Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018:

  1. Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới.
  2. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành nghề mới cho phù hợp với các quy định về ngành, nghề kinh doanh.

Quy định ngành nghề kinh doanh theo luật doanh nghiệp
Quy định ngành nghề kinh doanh theo luật doanh nghiệp

DỊCH VỤ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CHÚNG TÔI

Đối với các doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế thì hoạt động bổ sung ngành, nghề kinh doanh rất phức tạp và tốn kém thời gian do các quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp thường xuyên đổi mới và cập nhập. Hơn nữa, các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp thường được điều chỉnh bởi các chế định riêng của từng Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố cho phù hợp với yêu cầu của từng địa phương.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm và đang cung cấp các dịch vụ pháp lý cho hơn 1000 doanh nghiệp trên khắp cả nước, chúng tôi luôn tự hào về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Các khách hàng đến với chúng tôi không chỉ được đảm bảo về chất lượng dịch vụ mà còn tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thực hiện công việc.

Khi sử dụng dịch vụ bổ sung ngành, nghề kinh doanh của chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được:

  1. Tư vấn toàn bộ trình tự, thủ tục, giải đáp các thắc mắc pháp lý của khách hàng trong quá trình thực hiện công việc;
  2. Tư vấn cho khách hàng áp mã cấp 4 theo đúng quy định pháp luật;
  3. Mã hóa các ngành, nghề kinh doanh chưa có mã trong hệ thống ngành, nghề kinh doanh của khách hàng;
  4. Cập nhập, thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh đã bị thay đổi theo Hệ thống ngành, nghề kinh doanh mới cho phù hợp với quy định pháp luật;
  5. Soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh: Dựa trên nhu cầu của khách hàng, căn cứ quy định pháp luật, chúng tôi sẽ cung cấp các mẫu biên bản, mẫu quyết định bổ sung ngành, nghề kinh doanh; Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh, Giấy ủy quyền và các tài liệu khác để thực hiện thủ tục;
  6. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, giải trình với cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện công việc;
  7. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các điều kiện kinh doanh sau khi bổ sung ngành, nghề kinh doanh (nếu có);

Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ bổ sung ngành, nghề kinh doanh hoặc các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý Khách hàng.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Dịch Vụ Bổ Sung Ngành Nghề Kinh Doanh Theo Luật Doanh Nghiệp

Hồ sơ thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy trình? Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh theo luật doanh nghiệp hiện hành có tốt không? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Dịch Vụ Bổ Sung Ngành Nghề Kinh Doanh Theo Luật Doanh Nghiệp để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo