Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Nhãn Hiệu Độc Quyền

Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu là phương án duy nhất để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sáng tạo của mình. Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu rất phổ biến và được đề cao. Chỉ cần một cú click chuột trên mạng internet với các cụm từ tìm kiếm như “thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, thủ tục đăng ký logo độc quyền, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền” là bạn có thể biết được các thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuy nhiên, các thông tin này còn thiếu chính xác, dàn trải và không tập trung, khiến cho người đọc gặp nhiều khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục đăng ký. Vì vậy, chúng tôi tiến hành biên soạn bài viết “Đăng ký thương hiệu độc quyền. Quy trình đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền” để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quy trình này.

Quy trình thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền
Quy trình thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN, QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, LOGO

  1. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được ban hành ngày 29/11/2005, sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
  2. Nghị định 103/2006/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  3. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14/02/2007 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  4. Thông tư 13/2010/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/7/2010 về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
  5. Thông tư 18/2011/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 22/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009.
  6. Thông tư 05/2013/TT-BKHCN được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 20/02/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011
  7. Thông tư 16/2016/TT-BKHCN được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/6/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013
  8. Thông tư 263/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

2. THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Khi tìm hiểu thông tin trên mạng internet, chắc hẳn bạn không khỏi thắc mắc về khi tìm hiểu thương hiệu lại ra nhãn hiệu và logo hoặc ngược lại. Vậy nhãn hiệu là gì, nhãn hiệu sản phẩm là gì, tên thương hiệu là gì, logo là gì? Giữa thương hiệu, nhãn hiệu và logo có mối quan hệ gì với nhau.

Thương hiệu, nhãn hiệu hay logo là những từ có cùng ý nghĩa, chỉ các dấu hiệu nhận biết của một doanh nghiệp, một sản phẩm hay dịch vụ. Nhãn hiệu là cụm từ được ghi nhận và giải thích rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ, còn các cụm từ thương hiệu, logo được dùng phổ biến nhưng không được pháp luật ghi nhận.

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu bao gồm 4 loại:

  1. Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  2. Nhãn hiệu chứng nhận (hay còn gọi là logo chứng nhận): là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  3. Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
  4. Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thương hiệu, nhãn hiệu hay logo có thể là hình ảnh, chữ cái hoặc kết hợp giữa các yếu tố trên. Một số logo cá nhân, logo các công ty, logo Cục Sở hữu trí tuệ để khách hàng tham khảo như sau:

Logo cục sở hữu trí tuệ
Logo cục sở hữu trí tuệ

3. THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ?

Khi bạn tiến hành các thủ tục đăng ký và nhận được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chấp thuận bảo hộ thì nhãn hiệu, thương hiệu hay logo của bạn chính là “Nhãn hiệu độc quyền” (hay còn gọi là thương hiệu độc quyền). Khi đó, bạn sẽ được được quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, nhãn hiệu, logo đó, cụ thể:

  1. Được độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác thương mại đối với logo, nhãn hiệu, thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời gian bảo hộ.
  2. Được bảo hộ tên thương mại một cách tự động. Khi có doanh nghiệp khác muốn đăng ký bảo hộ đối với thương hiệu, nhãn hiệu, logo trùng hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu, nhãn hiệu, logo của bạn thì cơ quan đăng ký bảo hộ sẽ không chấp thuận việc bảo hộ đó.

4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HỘ ĐỐI VỚI CHỦ THỂ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các chủ thể được đăng ký bảo hộ thương hiệu, gồm:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  6. Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  7. Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  8. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  9. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

5. NHÓM ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018 quy định có 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ. Khi cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hoặc logo đối với nhóm nào thì cơ quan nhà nước sẽ bảo hộ độc quyền trong phạm vi nhóm đó.

Cá nhân, tổ chức xác định nhóm cần đăng ký trên cơ sở lĩnh vực hoạt động. Dựa trên nhu cầu và khả năng, cá nhân hoặc tổ chức có thể đăng ký 01 nhãn hiệu đối với 01 hoặc nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ theo Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018.

6. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu, nhãn hiệu, logo được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai: Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Có khả năng phân biệt được hiệu như sau:

  1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
  2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  3. Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
  4. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
  5. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  6. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
  7. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
  8. Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  9. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  10. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  11. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
  12. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  13. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
  14. Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
  15. Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

7. NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC COI LÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG?

Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

  1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng được áp dụng quy chế bảo hộ riêng. Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

8. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền như:

  1. Đăng ký bản quyền logo công ty như thế nào?
  2. Đăng ký bản quyền logo ở đâu?
  3. Đăng ký bản quyền ý tưởng có được không?
  4. Đăng ký bảo hộ logo và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có khác nhau không?
  5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Như đã phân tích ở mục trên, đăng ký logo thương hiệu, đăng ký sở hữu thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu logo, đăng ký thương hiệu kinh doanh, đăng ký tên thương hiệu, đăng ký độc quyền logo đều là các cách gọi khác của việc đăng ký nhãn hiệu. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn của thương hiệu trước khi đăng ký

Thời gian tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền rất lâu, do vậy để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền, bạn có thể tiến hành tra cứu khả năng trùng lặp, gây nhầm lẫn của thương hiệu trước khi đăng ký.

Vậy tra cứu logo thương hiệu, tra cứu nhãn hiệu độc quyền, tra cứu bảo hộ thương hiệu, tra cứu nhãn hiệu Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ tra cứu nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? Việc tra cứu được thực hiện bằng 2 cách sau:

  1. Tra cứu sơ bộ (độ chính xác khoảng 60%): Chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng về nhãn hiệu dự kiến đăng ký.
  2. Tra cứu chính xác: Đối với phương pháp tra cứu này, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chính thức trên Cục sở hữu trí tuệ. Đây là phương thức tra cứu mất phí độc lập do độ chính xác có thể lên tới 90%.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu

Khách hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, bao gồm các tài liệu sau:

  1. 02 bản Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó ghi rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) theo mẫu số: 04-NH;
  2. 05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  3. Ngoài ra, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:
  4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  5. Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  6. Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  7. Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  8. Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp đơn thông qua đại diện:
  9. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  10. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, trong trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  11. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền hay dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ đối với logo, thương hiệu, dựa trên yêu cầu của Quý khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp các mẫu nhãn hồ sơ, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, in nhãn hiệu và một số tài liệu khác trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Bước 3: Nộp hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu, đăng ký logo công ty ở đâu, đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu, đăng ký nhãn hiệu ở đâu, đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu, đăng ký độc quyền thương hiệu ở đâu, đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được từ khách hàng.

Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Quý khách hàng. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hà Nội hoặc văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ TPHCM hoặc Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Bước 4: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo bộ

Sau khi có Thông báo dự định cấp văn bản bảo hộ và yêu cầu nộp lệ phí, bạn phải thực hiện nộp lệ phí. Lệ phí được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

Phí Mức phí
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu
Phí công bố đơn: 120.000 đồng
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Ngoài ra còn các lệ phí sau:

Lệ phí Mức lệ phí
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)
Lệ phí nộp đơn 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Như vậy, chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền hay phí đăng ký nhãn hiệu cho một hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu phụ thuộc vào nhu cầu của Quý khách.

Bước 5: Đăng bạ và Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi nộp lệ phí, khách hàng sẽ được đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, thời gian cấp văn bằng bảo hộ như sau:

  1. Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  2. Công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng sau thời điểm có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  3. Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng sau thời điểm công báo đơn;
  4. Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.

Như vậy, tổng thời gian kể từ ngày nộp hồ sơ đến ngày được cấp văn bằng bảo hộ là 13 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này thường kéo dài từ 18 đến 20 tháng hoặc 2-3 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu có bị thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ…

Bước 6: Công bố Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Đây là bước cuối cùng trong thủ tục cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành Công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bạn trên trang thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam rất phức tạp và tốn kém thời gian, chi phí. Nếu bạn muốn biết thêm về:

  1. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo, thủ tục đăng ký bản quyền logo, thủ tục trong logo, thủ tục đăng ký thương hiệu logo, đăng ký bản quyền logo như thế nào;
  2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm;
  3. Đăng ký thương hiệu Cục sở hữu trí tuệ;
  4. Hướng dẫn cách đăng ký thương hiệu sản phẩm, cách đăng ký thương hiệu;
  5. Nơi cung cấp các thông tin pháp lý về luật bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ thương hiệu, các mẫu giấy chứng nhận đại lý độc quyền;
  6. Nơi tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
  7. Logo đã đăng ký với bộ công thương hay các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

-> Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn để được hướng dẫn cụ thể.

9. KÝ HIỆU R (®) LÀ GÌ?

Vậy ký hiệu bản quyền, ký tự bản quyền, chữ “r” bản quyền, chữ r trên logo được hiểu như thế nào, ký hiệu độc quyền là gì? Ký hiệu R (®) được viết tắt của từ Registered: Một nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ sẽ được sử dụng biểu tượng (®) trên sản phẩm tương ứng.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CỦA CHÚNG TÔI

Khi bạn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục liên quan để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, các công việc cụ thể bao gồm:

  1. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, cách đăng ký thương hiệu sản phẩm miễn phí về trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục;
  2. Trường hợp khách hàng chưa có mẫu thiết kế, chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế tên logo hay, nhãn hiệu, cung cấp các mẫu tham khảo: logo các công ty Việt Nam, logo công ty luật, logo Nhà nước, logo pháp luật, logo thuế, logo tư pháp, logo đăng ký hay mẫu logo chữ để khách hàng có thể lựa chọn mẫu logo theo đúng nhu cầu sử dụng;
  3. Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ sơ bộ miễn phí cho Khách hàng, tra cứu thương hiệu đã đăng ký và tư vấn khách hàng sửa đổi nhãn hiệu cho phù hợp trong trường nhãn hiệu bị trùng, gây nhầm lẫn;
  4. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;
  5. Theo dõi quá trình giải quyết đơn đăng ký, thông báo cụ thể tới khách hàng tình trạng đơn đăng ký;
  6. Nhận kết quả quá trình thẩm định hình thức;
  7. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  8. Khiếu nại, kiến nghị, giải trình trong quá trình thực hiện thủ tục;
  9. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ kiểm tra thương hiệu đã đăng ký, kiểm tra tên thương hiệu, tra cứu logo đã đăng ký, đăng ký bản quyền sản phẩm và các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ khác.

Khi có nhu cầu, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn và đại diện xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật luôn cam kết tư vấn trung thực, tận tình, khách hàng, bảo đảm thông tin của khách hàng được bảo mật tuyệt đối, quy trình tiếp nhận, xử lý công việc nhanh chóng, chính xác, khoa học.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Nhãn Hiệu Độc Quyền

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu? Thủ tục đăng ký logo nhãn hiệu độc quyền? Bài viết có thể biết được các thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền. (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Nhãn Hiệu Độc Quyền để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo