MÔ TẢ NGẮN BÀI VIẾT: Tài Sản Cố Định Là Gì? Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Hướng dẫn chi tiết cách tính khấu hao tài sản cố định giúp bạn nắm được chi tiết cách trích khấu hao tài sản cố định, đối tượng áp dụng, công thức tính
flash sale XẢ KHO GIẢM 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Shop Gấu Dâu Miniso 75cm Cao Cấp Giá Rẻ

Gấu Dâu Miniso Cao Cấp

59.000 ₫
120.000 ₫
40cm
60cm
70cm
100cm
51%giảm
Thú Nhồi Bông Heo Ôm Bình Sữa Cao Cấp

Gấu Bông Heo Ôm Bình Sữa

69.000 ₫
115.000 ₫
35cm
50cm
70cm
40%giảm
Gấu Bông Heo Đội Vương Miện Hoàng Thượng Hoàng Hậu Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Bông Heo Đội Vương Miện

150.000 ₫
315.000 ₫
55cm
52%giảm
Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Ảnh Thực Tế Gấu Bông Chó Husky Ngáo 1m5

Thú Nhồi Bông Chó Husky Siêu To

250.000 ₫
490.000 ₫
150cm
49%giảm
Shop Chó Nhồi Bông Mặt Xệ

Gấu Bông Chó Pug Nhồi Bông Mặt Xệ Nhăn

180.000 ₫
315.000 ₫
60cm
43%giảm
Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công Ty Quốc Luật

  1. Địa Chỉ: 85 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
  2. SĐT / Zalo: 0948.682.349 (Mr.Luân)

_____GÓC ƯU ĐÃI MUA BÁN GẤU BÔNG QUÀ TẶNG_____

***** CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM Quanh Khu Vực Xưởng) (Miễn Phí)

***** GIÁ BÁN LẺ CHỈ BẰNG 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

***** FREE SHIP TOÀN QUỐC (ĐƠN HÀNG >= 150K)

==> Phí SHIP (ĐƠN HÀNG < 150K): 25K

***** MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG: NHẬN NGAY GIÁ XƯỞNG (BẤT KỂ SỈ HAY LẺ) (GIẢM GIÁ SỐC)

***** MIỄN PHÍ BAO GÓI QUÀ KÈM NƠ XINH ĐI SINH NHẬT

_________THỜI GIAN GIAO/ NHẬN GẤU BÔNG:__________

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY*****

TÂY NINH: CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM) (Miễn Phí Toàn Tỉnh)

CỦ CHI: CÓ DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY (PHỤ PHÍ 25K)

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG THƯỜNG (FREESHIP TOÀN QUỐC)*****

TPHCM (CÁC QUẬN/ HUYỆN CÒN LẠI): HÔM NAY ĐẶT – NGÀY MAI GIAO (Miễn Phí)

CÁC TỈNH THÀNH KHÁC: 1 – 5 Ngày Nhận Được Gấu (Miễn Phí)

Tài Sản Cố Định Là Gì? Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết Hướng dẫn chi tiết cách tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) mới nhất để Quý khách hàng có thể nắm được chi tiết cách trích khấu hao tài sản cố định, đối tượng áp dụng, công thức tính của các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.

Theo quy định pháp luật, hiện nay có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là: Phương pháp khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn được phương pháp trích khấu hao tài sản cố định sao cho phù hợp với quy định pháp luật, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng của từng loại TSCĐ.

Hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định như thế nào?

1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ GÌ? PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tài sản cố định (Sau đây gọi tắt là “TSCĐ”) được hiểu là một tư liệu lao động chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất. Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng và quản lý thì TSCĐ được chia thành ba loại chính là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

  1. TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
  2. TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
  3. TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Tài sản cố định là gì? Những đồ vật được xem là TSCĐ
Tài sản cố định là gì? Những đồ vật được xem là TSCĐ

2. KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về bảng khấu hao TSCĐ, bảng khấu hao tài sản cố định, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng tính hao mòn tài sản cố định, bảng tính khấu hao TSCĐ, khung khấu hao TSCĐ, khung thời gian trích khấu hao TSCĐ, khung thời gian khấu hao TSCĐ, khung khấu hao tài sản cố định được quy định ở đâu, quy định như thế nào?

Bảng tính khấu hao tài sản cố định hay còn được gọi là khung trích khấu hao TSCĐ được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
A – Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 7 20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
B – Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 10 20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E – Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe… 6 25
3. Nhà cửa khác. 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi… 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30
6. Bến cảng, ụ triền đà… 10 40
7. Các vật kiến trúc khác 5 10
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. 4 25
K – Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

Như vậy, khung trích khấu hao tài sản cố định trên đã quy định rõ:

– Thời gian khấu hao máy móc thiết bị, thời gian khấu hao TSCĐ, thời gian tính khấu hao tài sản cố định, thời hạn khấu hao TSCĐ;

– Thời gian khấu hao TSCĐ và thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình;

3. NGUYÊN TẮC TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính trích khấu hao tài sản cố định như sau:

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

  1. TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  2. TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
  3. TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
  4. TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
  5. TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
  6. TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
  7. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
  8. Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
  9. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  10. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
  11. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
  12. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
  13. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
  14. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó.

Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.

– Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

– Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

– Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.

– Đối với các TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 45/2013/TT-BTC thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư 45/2013/TT-BTC.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Có bao nhiêu cách khấu hao TSCĐ, chi tiết các cách tính khấu hao TSCĐ, cách tính khấu hao tài sản cố định theo năm như thế nào, cách tính TSCĐ, công thức tính khấu hao TSCĐ, công thức tính vốn cố định, công thức tính tháng, công thức hiệu suất sử dụng tài sản cố định, trích khấu hao TSCĐ là gì là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được.

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, trích khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Trong đó, thời gian trích khấu hao TSCĐ là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.

Theo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, dựa vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp, có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ là:

  1. Phương pháp khấu hao đường thẳng.
  2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Chi tiết về đối tượng áp dụng và công thức tính của từng phương pháp như sau:

4.1 Tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Cách tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng
Cách tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

a) Đối tượng áp dụng:

Phương pháp khấu hao đường thẳng được hiểu là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.

Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại mục 2, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Thông thường, kế toán trong doanh nghiệp thường lựa chọn phương pháp này để áp dụng tính khấu hao tài sản bởi tính dễ theo dõi, dễ tính toán và rất phù hợp với các loại TSCĐ được sử dụng thường xuyên, liên tục.

b) Công thức

Cách tính khấu hao theo đường thẳng được tính theo công thức như sau:

*) Công thức trích khấu hao hàng năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao

Lưu ý: Thời gian trích khấu hao dựa vào khung thời gian trích khấu hao các tài sản cố định nêu tại mục 2.

*) Công thức trích khấu hao hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm / 12

Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao TSCĐ cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng, mức trích khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao theo tháng P/S = (Mức trích khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng P/S) x Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

c) Ví dụ về tính và trích khấu hao tài sản cố định

Doanh nghiệp sử dụng một máy khai khoáng có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy khai khoáng này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

– Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy khai khoáng là 480 triệu đồng.

– Doanh nghiệp xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khoáng là 15 năm theo Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

– Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của máy khai khoáng như sau:

Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ = 15 năm x [1 – (2 năm / 10 năm)] = 12 năm

– Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC)

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu đồng/ tháng

Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy khai khoáng này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.

4.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

a) Đối tượng áp dụng

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Chính vì vậy, phương pháp này còn được gọi là: Cách tính khấu hao nhanh, Phương pháp khấu hao nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  1. Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  2. Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

b) Công thức

Công thức tính khấu hao hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = [1 / Thời gian trích khấu hao của TSCĐ] x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định theo bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh
Đến 4 năm ( t <,= 4 năm) 1.5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t <,= 6 năm ) 2
Trên 6 năm ( t > 6 năm) 2.5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

c) Ví dụ minh hoạ

Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

– Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

– Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm
1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000
2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000
3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000
4 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 44.600.000
5 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 50.000.000

4.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phương pháp khấu hao theo số lượng
Phương pháp khấu hao theo số lượng

a) Đối tượng áp dụng

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  1. Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
  2. Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;
  3. Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

b) Công thức

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

c) Ví dụ minh hoạ

Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)
Tháng 1 14.000 Tháng 7 15.000
Tháng 2 15.000 Tháng 8 14.000
Tháng 3 18.000 Tháng 9 16.000
Tháng 4 16.000 Tháng 10 16.000
Tháng 5 15.000 Tháng 11 18.000
Tháng 6 14.000 Tháng 12 18.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

– Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

– Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng Sản lượng thực tế tháng
(m
3)
Mức trích khấu hao tháng
(đồng)
1 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
2 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
3 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
4 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
5 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
6 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
7 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500
8 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000
9 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
10 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000
11 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
12 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000
Tổng cộng cả năm 35.437.500

Nếu bạn muốn tìm hiểu các quy định về khấu hao TSCĐ khác như: chi phí khấu hao tài sản cố định là gì, kế toán khấu hao tài sản cố định, ngày bắt đầu tính khấu hao TSCĐ, ngày bắt đầu tính khấu hao tài sản cố định, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, cách tính khấu hao lũy kế, cách tính khấu hao xe ô tô, cách tính lũy kế từ đầu năm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ.

Qua bài biết trên, chúng tôi hy vọng Quý khách hàng có thể lựa chọn, áp dụng được phương pháp trích khấu hao tài sản phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Trường hợp bạn cần hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất.

Sản phẩm khuyến mãi

Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Tư vấn sản phẩm
Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Mobile: 0869.682.139

SP: TÂY NINH, CỦ CHI - Giao Nhanh Trong Ngày (SÁNG đặt CHIỀU giao)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Mobile: 0869.682.139

SP: ĐC: Xóm Bắp (Gần Chợ Gò Dầu - Tây Ninh)



Zalo