Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Các Hàng Thừa Kế Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật

Khái niệm thừa kế là gì? Di sản thừa kế là gì? Các hình thức thừa kế, các hàng thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó các chủ thể tham gia quan hệ này có những quyền, nghĩa vụ nhất định. Vậy quyền thừa kế trong luật dân sự được quy định như thế nào trong bộ luật dân sự mới nhất 2018? Quyền và nghĩa vụ của họ có phụ thuộc vào hàng thừa kế không? hàng thừa kế là gì?

Để giúp khách hàng hiểu hơn về luật chia tài sản thừa kế, luật thừa kế nhà đất, luật thừa kế mới nhất, có bao nhiêu bộ luật quy định về thừa kế? Chúng tôi xin tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những quy định về hàng thừa kế tài sản theo luật
Những quy định về hàng thừa kế tài sản theo luật

1. KHÁI NIỆM THỪA KẾ LÀ GÌ? DI SẢN THỪA KẾ LÀ GÌ?

Quyền thừa kế là gì? Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân trong đời sống pháp luật, pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận điều này. Bản chất sâu xa của quy định về thừa kế là bảo vệ quyền tài sản của công dân.

Tại Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định:

2 Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

Người có quyền sở hữu tư nhân về tài sản mới có quyền định đoạt tài sản của mình. Pháp luật tôn trọng và bảo hộ quyền định đoạt của họ.

Di sản thừa kế đó là tài sản để lại, là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Di sản thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống. Di sản thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật dân sự năm 2015, di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Người thừa kế là người hưởng di sản thừa kế của người đã chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tại Điều 613 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:

Người thừa kế là cá nhân phải là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã hình thành thai trước khi người để lại di sản chết, là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Trong quan hệ pháp luật về thừa kế, người có tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác trước khi họ chết được gọi là người để lại di sản. Các tài sản mà họ để lại được gọi là di sản thừa kế.

Trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản của mình bằng di chúc/hoặc có định đoạt bằng di chúc nhưng di chúc vô hiệu/định đoạt không rõ ràng thì di sản được chia theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định có những hình thức thừa kế di sản như thế nào?

Trên cơ sở quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015, có các hình thức thừa kế như sau:

2.1 Thừa kế theo di chúc

Điều 642 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Điều 626 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế (truất quyền thừa kế).
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Theo đó, quyền lập di chúc của cá nhân là một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Đây chính là điểm quan trọng để phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Hiểu theo cách đơn giản hơn di chúc là phương tiện phản ánh trung thực ý nguyện cuối cùng của cá nhân (người có tài sản để lại) trong việc dịch chuyển tài sản của họ cho người khác sau khi họ chết.

Căn cứ quy định tại Điều 631 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì di chúc bao gồm các nội dung sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ và tên, nơi cư trú của người để lại tài sản (người lập di chúc); Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Theo điều 643 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ/một phần trong trường hợp sau đây: Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người tạo lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc mà không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu phần di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn 01 (một) phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc do người để lại di sản lập có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Khi một người để lại nhiều bản di chúc khác nhau đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

2.2 Thừa kế theo pháp luật

2.2.1 Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế.

Theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  1. Không có di chúc;
  2. Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;
  3. Những người được quyền hưởng thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  4. Những người được chỉ định làm người hưởng thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế theo luật dân sự 2015.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  1. Phần di sản không được người để lại tài sản định đoạt trong di chúc;
  2. Phần di sản có liên quan đến phần nội dung của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  3. Phần di sản có liên quan đến người được quyền hưởng thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước/chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được quyền hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như phân tích ở trên, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản của mình, sau khi cá nhân chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế.

Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Như vậy căn cứ quy định luật thừa kế theo pháp luật thì thừa kế theo pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết sang những người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì khi không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế. Hàng thừa kế được quy định chi tiết tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 và được giải thích chi tiết tại phần dưới đây.

2.2.2 Các hàng thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật

Các hàng thừa kế tài sản theo luật hiện hành
Các hàng thừa kế tài sản theo luật hiện hành

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì khi chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, thì cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật là những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc còn nhưng từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì có các hàng thừa kế như sau:

a) Hàng thừa kế thứ 1

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại:

Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý:

Trong trường hợp vợ và chồng đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được/đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án/quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu 01 (một) người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Người đang là vợ/chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của vợ/chồng cũ để lại.

Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc của nhiều khách hàng con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:

Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.

Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.

Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 621 và Điều 624 Bộ Luật dân sự năm 2015.

b) Hàng thừa kế thứ hai

Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại: Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ 2 của ông bà nếu ông bà chết.

Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại:

Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.

Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.

Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.

c) Hàng thừa kế thứ ba

Theo luật thừa kế 2018 thì hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại: Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó.

Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu/có người thừa kế nhưng họ đều từ chối/bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ là người được hưởng di sản của cụ.

Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại: Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại.

2.3 Thừa kế thế vị

Ngoài hai hình thức thừa kế trên, pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau: khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống.

Nếu cháu đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị. Người thừa kế chết sau người để lại di sản không phải là trường hợp thừa kế thế vị. Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt đó là: cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà.

Vậy căn cứ theo quy định trên, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).

Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác. Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.

Điều 653 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định của bộ luật này”.

Khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 – pháp luật gia đình mới nhất quy định: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

Luật Nuôi con nuôi quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 24: “1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi: “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi”.

3. THỜI HIỆU PHÂN CHIA CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2018

Quyền thừa kế theo pháp luật không phải là vô thời hạn mà phải có thời hạn nhất định do pháp luật quy định, đó là thời hiệu. Bộ Luật dân sự năm 2015 đã có những quy định để khắc phục những bất cập của quy định về thời hiệu thừa kế của Bộ Luật dân sự năm 2005 và nhằm bảo đảm quyền thừa kế, quyền tài sản, quyền của người thừa kế, của người khác liên quan đến di sản thừa kế, phù hợp với đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản.

Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 – luật dân sự về thừa kế quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu phân chia di sản là 30 (ba mươi) năm đối với bất động sản, 10 (mười) năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản để lại thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế nào đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu di sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ Luật dân sự năm 2015;

– Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu di sản.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền hưởng thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 (mười) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 (ba) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Tại Khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn như sau:

4. Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và các Luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.

Ngoài các văn bản luật bao gồm nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao cũng có những công văn giải đáp về thời hiệu thừa kế như sau:

Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC về một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.

Mục III. Giải đáp vướng mắc liên quan đến các quy định của BLDS:

1.Khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Điểm d, khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thì: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017.

Tuy nhiên, cần lưu ý quy định tại khoản 2, Điều 688 BLDS năm 2015 “không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018:

Mục I. Về dân sự:

Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Căn cứ theo các quy định, hướng dẫn và giải đáp trên, thì từ ngày 01/01/2017, Tòa án phải căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu thừa kế, đối với cả hai trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017. Có nghĩa là nếu còn thời hiệu 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản thì vẫn có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế.

Giải đáp số 01 ngày 05/01/2018 hướng dẫn mở rộng thêm đối với các trường hợp theo quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Theo đó, sẽ không tính thời hiệu trong các khoảng thời gian và xác định thời hiệu thừa kế cụ thể của một số trường hợp.

Tại khoản 2 và khoản 3, Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm và thời hiệu yêu cầu người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 688 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì không áp dụng luật thừa kế 2015 – Bộ Luật dân sự năm 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Tư vấn pháp luật về thừa kế tài sản đúng quy định
Tư vấn pháp luật về thừa kế tài sản đúng quy định

4. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN PHÁP LUẬT THỪA KẾ

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng các quy định pháp luật trong các quan hệ dân sự là một trong những dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Do vậy, bên cạnh việc tư vấn các quy định về doanh nghiệp, kinh doanh thương mại, đất đai,…chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến luật thừa kế tài sản mới nhất như sau:

  1. Tư vấn các quyền của người để lại di sản theo quy định pháp luật;
  2. Tư vấn quy định của pháp luật về hình thức di chúc;
  3. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của Người để lại di sản thừa kế phù hợp theo các quy định của pháp luật;
  4. Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc;
  5. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản;
  6. Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc;
  7. Tư vấn về quy trình, thủ tục thừa kế, hồ sơ khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế;
  8. Tư vấn về việc thanh toán và cách chia thừa kế theo pháp luật, thuế thừa kế tài sản;
  9. Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi trong quan hệ pháp luật thừa kế;
  10. Tư vấn các quy định của pháp luật về đơn khởi kiện, hướng dẫn viết đơn và thủ tục khởi kiện;
  11. Cử luật sư đại diện có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hy vọng với bài viết trên đây, Quý Khách hàng có thể nắm thêm được các quy định về luật phân chia tài sản thừa kế, các kiểu pháp luật về gia đình pháp luật. Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật đã là một bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ thân thuộc, gần gũi với người để lại di sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về luật thừa kế tài sản trong gia đình, luật thừa kế đất đai mới nhất hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Các Hàng Thừa Kế Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật

Khái niệm thừa kế là gì? Di sản thừa kế là gì? Các hình thức thừa kế, các hàng thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Các Hàng Thừa Kế Tài Sản Theo Quy Định Của Pháp Luật để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo