MÔ TẢ NGẮN BÀI VIẾT: Quy Định Về Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Đầu Tư Doanh Nghiệp

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Pháp luật hiện nay quy định về hợp đồng đầu tư hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân doanh nghiệp như thế nào?
flash sale XẢ KHO GIẢM 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Shop Gấu Dâu Miniso 75cm Cao Cấp Giá Rẻ

Gấu Dâu Miniso Cao Cấp

59.000 ₫
120.000 ₫
40cm
60cm
70cm
100cm
51%giảm
Thú Nhồi Bông Heo Ôm Bình Sữa Cao Cấp

Gấu Bông Heo Ôm Bình Sữa

69.000 ₫
115.000 ₫
35cm
50cm
70cm
40%giảm
Gấu Bông Heo Đội Vương Miện Hoàng Thượng Hoàng Hậu Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Bông Heo Đội Vương Miện

150.000 ₫
315.000 ₫
55cm
52%giảm
Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Ảnh Thực Tế Gấu Bông Chó Husky Ngáo 1m5

Thú Nhồi Bông Chó Husky Siêu To

250.000 ₫
490.000 ₫
150cm
49%giảm
Shop Chó Nhồi Bông Mặt Xệ

Gấu Bông Chó Pug Nhồi Bông Mặt Xệ Nhăn

180.000 ₫
315.000 ₫
60cm
43%giảm
Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công Ty Quốc Luật

  1. Địa Chỉ: 85 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
  2. SĐT / Zalo: 0948.682.349 (Mr.Luân)

_____GÓC ƯU ĐÃI MUA BÁN GẤU BÔNG QUÀ TẶNG_____

***** CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM Quanh Khu Vực Xưởng) (Miễn Phí)

***** GIÁ BÁN LẺ CHỈ BẰNG 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

***** FREE SHIP TOÀN QUỐC (ĐƠN HÀNG >= 150K)

==> Phí SHIP (ĐƠN HÀNG < 150K): 25K

***** MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG: NHẬN NGAY GIÁ XƯỞNG (BẤT KỂ SỈ HAY LẺ) (GIẢM GIÁ SỐC)

***** MIỄN PHÍ BAO GÓI QUÀ KÈM NƠ XINH ĐI SINH NHẬT

_________THỜI GIAN GIAO/ NHẬN GẤU BÔNG:__________

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY*****

TÂY NINH: CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM) (Miễn Phí Toàn Tỉnh)

CỦ CHI: CÓ DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY (PHỤ PHÍ 25K)

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG THƯỜNG (FREESHIP TOÀN QUỐC)*****

TPHCM (CÁC QUẬN/ HUYỆN CÒN LẠI): HÔM NAY ĐẶT – NGÀY MAI GIAO (Miễn Phí)

CÁC TỈNH THÀNH KHÁC: 1 – 5 Ngày Nhận Được Gấu (Miễn Phí)

Quy Định Về Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Đầu Tư Doanh Nghiệp

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức với nhau để triển khai thực hiện các hoạt động kinh doanh là rất phổ biến. Mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ hợp tác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Pháp luật hiện nay quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân như thế nào?

Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm được thêm được các quy định mới nhất của hợp đồng hợp tác kinh doanh, chúng tôi xin tổng hợp và phân tích trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng đầu tư kinh doanh là gì?
Hợp đồng đầu tư kinh doanh là gì?

1. HỢP ĐỒNG ĐẦU TƯ KINH DOANH LÀ GÌ?

Tại Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác để kinh doanh và phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Tại Điều 504 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân bằng văn bản về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy rằng Luật đầu tư năm 2014 cho phép các nhà đầu tư được quyền tham gia góp vốn triển khai kinh doanh và phân chia lợi nhuận thông qua hình thức hợp đồng thỏa thuận hợp tác – hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC). Trong đó đối với các bên liên doanh đều là nhà đầu tư Việt Nam thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư. Nhà đầu tư trong hợp đồng có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong đó không giới hạn phạm vi hợp tác kinh doanh theo hợp đồng.

Thực tế, đối với các cá nhân cần hợp tác kinh doanh nhỏ hoặc có mong muốn hợp tác làm ăn nhỏ việc lựa chọn hợp đồng hợp tác kinh doanh là một lựa chọn phù hợp. Bởi lẽ khi lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ phát sinh các nghĩa vụ thuế, và tổ chức quản lý. Hơn nữa, các bên trong quan hệ hợp tác được quyền thỏa thuận về cơ cấu quản lý hoạt động kinh doanh, được chỉ định một trong các tài khoản cá nhân sử dụng trong kinh doanh mà vẫn đảm bảo được việc phân chia lợi nhuận đúng thực tế.

Đối với hoạt động mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp cũng vậy. Khi có mong muốn cùng với các doanh nghiệp, tổ chức khác tổ chức hoạt động kinh doanh thì lựa chọn hợp đồng hợp tác kinh doanh là con đường nhanh chóng để triển khai hợp đồng hợp tác làm việc.

Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian tìm hiểu quy mô quản lý cho doanh nghiệp mới mà cách thức góp vốn, huy động vốn thì các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh bằng hợp đồng cũng dễ dàng được thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.

2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Tại Điều 28 Luật đầu tư năm 2014 quy định cụ thể về việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Theo đó:

  1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư năm 2014.

2.1 Về Hợp đồng hợp tác đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước

Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 có những quy định mới hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh so với quy định trước đây (tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất). Theo đó:

Theo quy định tại Điều 505 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh có các nội dung chủ yếu như sau:

  1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
  2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  3. Tài sản đóng góp, nếu có;
  4. Đóng góp vào quan hệ hợp tác bằng sức lao động, nếu có;
  5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức (tham khảo mẫu biên bản chia lợi nhuận tại đây);
  6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  8. Điều kiện để tham gia, rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Ngoài việc quy định cụ thể về các nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh, Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng đã có những quy định cụ thể về tài sản hợp tác của các bên, quy định rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp tác, việc ra nhập và rút khỏi hợp tác cụ thể như sau:

2.1.1 Về Tài sản chung của các thành viên hợp tác

Tại Điều 506 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận. Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

2.1.2 Về quyền, nghĩa vụ trách nhiệm dân sự của của thành viên hợp tác

Điều 507 Bộ Luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ, trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh cá nhân thì các thành viên trong hợp đồng hợp tác có quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác, được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác. Ngoài ra, các thành viên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra và thực hiện quyền, nghĩa vụ khác mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

2.1.3 Về việc ra nhập, rút khỏi, và chấm dứt hợp đồng hợp tác

Tại Điều 511 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Thành viên trong hợp đồng hợp tác có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

  1. Theo điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
  2. Có lý do rút khỏi hợp đồng hợp tác chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản góp vốn bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan (tham khảo mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng).

Điều 512 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
  2. Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
  3. Mục đích hợp tác đã đạt được;
  4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
  5. Trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.

Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán.

Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.2 Hợp đồng hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là một trong số bốn hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam (tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư tại đây).

Đây được cho là hình thức đầu tư dễ thực hiện, thích hợp đối với các dự án đầu tư ngắn. Chính vì vậy mà hình thức này ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam. Về cơ bản, loại hợp đồng hợp tác đầu tư này cũng không có sự khác biệt so với hợp đồng hợp tác giữa các nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, Luật đầu tư năm 2014 cũng có quy định và hướng dẫn về nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư. Theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng BCC – văn bản thỏa thuận hợp tác gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên (tham khảo biểu mẫu chia lợi nhuận tại đây);
  4. Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  5. Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  6. Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp (tham khảo mẫu biên bản vi phạm hợp đồng).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Xác định hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên
Xác định hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên

3. THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC

Sau khi đã hoàn tất việc ký biên bản hợp tác kinh doanh – ký kết hợp đồng BCC, đối với trường hợp Hợp đồng hợp tác được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài mà dự án không thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản của nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  2. Các giấy tờ, tài liệu sau: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao y Giấy chứng nhận thành lập/tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  3. Đề xuất thực hiện dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá các tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  4. Bản sao một trong số các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Văn bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết về việc hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  5. Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao y thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  6. Giải trình về việc sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính của máy móc, công nghệ, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
  7. Hợp đồng BCC (tham khảo mẫu hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh, mẫu thỏa thuận hợp tác đầu tư).

Doanh nghiệp cần lưu ý, hồ sơ chỉ được coi là hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật đầu tư năm 2014;
  2. Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (điều kiện gia nhập thị trường) mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng tại thời điểm thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ví dụ như điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (bao gồm Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các Hiệp định đầu tư song phương và khu vực).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ ở Bước 1. Quý Khách hàng cần nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời gian giải quyết thủ tục là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và phải nêu rõ lý do.

4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ DOANH THU CỦA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Tại Điểm n Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định về doanh thu đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu để tính thuế là doanh thu của từng bên trong quan hệ được chia theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu để tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên trong quan hệ theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu xác định thu nhập trước thuế chính là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng.

Các bên tham gia hợp đồng BCC phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận hợp tác trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng BCC tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu xác định thu nhập chịu thuế chính là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng.

Các bên tham gia hợp đồng BCC phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng BCC.

5. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT KẾ TOÁN VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Tại Điều 44 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

5.1 Thứ nhất: Về nguyên tắc kế toán

– Như đã đề cập ở trên, hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân độc lập.

Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia (tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân và doanh nghiệp tại đây).

– BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.

– Trong tất cả trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả và không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

5.1.1 Đối với Hợp đồng BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

– Tài sản đồng kiểm soát là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích chung của liên doanh và mang lại lợi ích chung cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh.

Các bên tham gia quan hệ hợp tác liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình

– Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm hoặc doanh thu từ việc sử dụng và khai thác tài sản đồng kiểm soát và chịu 01 (một) phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng BCC.

– Các bên tham gia quan hệ liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của mình để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình những nội dung sau đây:

  1. Phần vốn góp của các bên vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;
  2. Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh;
  3. Phần nợ phải thanh toán phát sinh phải gánh chịu cùng nhau với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
  4. Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;
  5. Các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.

Đối với tài sản cố định, BĐSĐT khi mang đi góp vốn vào BCC và không chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành sở hữu chung của các bên thì bên nhận tài sản theo dõi như tài sản nhận giữ hộ, không hạch toán tăng tài sản và nguồn vốn kinh doanh; Bên góp tài sản không ghi giảm tài sản trên sổ sách kế toán mà chỉ theo dõi chi tiết địa điểm, vị trí, nơi đặt tài sản.

Đối với tài sản cố định, BĐSĐT mang đi góp vốn có sự chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành quyền sở hữu chung, trong quá trình đang xây dựng tài sản đồng kiểm soát, bên mang tài sản đi góp phải ghi giảm tài sản trên sổ kế toán và ghi nhận giá trị tài sản vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Sau khi tài sản đồng kiểm soát hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá trị tài sản được chia, các bên ghi nhận tăng tài sản của mình phù hợp với mục đích sử dụng.

5.1.2 Đối với BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

– Hợp đồng BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới.

Các bên trong quan hệ liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng BCC liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên (tham khảo mẫu hợp đồng liên kết kinh doanh tại đây).

– Hợp đồng BCC quy định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu. Đối với các khoản chi phí chung của các bên hợp tác(nếu có) thì căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn.

– Các bên tham gia quan hệ liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:

  1. Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh;
  2. Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu;
  3. Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh;
  4. Chi phí phải gánh chịu.

– Khi bên liên doanh trong hợp đồng có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập hợp toàn bộ các chi phí chung đó. Định kỳ dựa vào các thỏa thuận trong hợp đồng về việc phân bổ các chi phí chung, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung, được các bên trong quan hệ liên doanh xác nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Bảng phân bổ chi phí phải kèm theo các chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phí chung được phân bổ từ hợp đồng.

– Trường hợp hợp đồng BCC liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm cho các bên và được các bên xác nhận số lượng, quy cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính).

Mỗi khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếu giao và nhận sản phẩm (hoặc phiếu xuất kho) làm 2 bản, giao cho mỗi bên giữ một bản. Phiếu giao và nhận sản phẩm là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kế toán, theo dõi và là căn cứ thanh lý hợp đồng.

– Trường hợp BCC phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên tham gia liên doanh phải thực hiện các quy định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

5.1.3 Trường hợp Hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế

– Hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế thường là BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát (tham khảo mẫu hợp đồng kinh doanh tại đây).

Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của BCC, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế. Khi quyết định ký kết Hợp đồng BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:

+ Một số khoản chi phí sẽ không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên

+ Rủi ro về chính sách:

i. Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi.

Trường hợp này thay vì việc được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC; Nếu Hợp đồng BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể chỉ được bù trừ một phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC;

ii. Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của Hợp đồng BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).

– Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc:

+ Nếu Hợp đồng BCC quy định các bên khác tham gia Hợp đồng BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng, trong trường hợp này mặc dù hình thức của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản.

Trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của BCC, phải áp dụng phương pháp kế toán về thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, cụ thể:

  1. Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Hợp đồng BCC trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình; Lãi trên cổ phiếu, các chỉ tiêu phân tích tài chính được tính đối với toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BCC;
  2. Ghi nhận toàn bộ Lợi nhuận sau thuế của BCC vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tỷ suất lợi nhuận hợp tác sau thuế được xác định bao gồm toàn bộ kết quả của BCC.
  3. Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản được chia từ BCC.

+ Nếu BCC quy định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của BCC có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ, trường hợp này mặc dù hình thức pháp lý của BCC là chia lợi nhuận sau thuế nhưng bản chất của BCC là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của BCC.

Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán BCC chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, đồng thời cung cấp bằng chứng về việc quyết toán thuế cho các bên khác, cụ thể:

i. Ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của BCC; Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích về tài chính chỉ được tính đối phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN của BCC cho các bên trong BCC để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong BCC;

ii. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng.

iii. Các bên khác được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ BCC, báo cáo đến cơ quan thuế về các khoản doanh thu, chi phi này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp.

5.2 Thứ hai: Về phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

Trường hợp các bên tham gia BCC góp tiền mua tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên căn cứ vào số tiền thực góp để mua tài sản, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,331, 341.

Trường hợp các bên tham gia BCC tự thực hiện hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư xây dựng để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của bên tham gia BCC, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dang dở (chi tiết tài sản đồng kiểm soát)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156,211, 213…

Có các TK 331, 3411,…

Khi công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng, các bên phải quyết toán và phân chia giá trị tài sản đồng kiểm soát. Căn cứ biên bản chia tài sản đồng kiểm soát, các bên phải xác định giá trị hợp lý của từng tài sản để ghi nhận phù hợp với quy định của pháp luật, ghi:

Nợ các TK 211, 213 và 217 (chi tiết phần tài sản đồng kiểm soát theo giá trị hợp lý của từng phần tài sản được chia)

Nợ TK 138 – Khoản phải thu khác (chi phí không được duyệt, phải thu hồi- nếu có)

Nợ TK 811 – Các phi phí khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng)

Có TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 711 – Thu nhập khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia lớn hơn chi phí đầu tư xây dựng).

Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu mà các bên tham gia liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được hưởng khi tài sản đi vào hoạt động và BCC chuyển sang hình thức hoạt động đồng kiểm soát thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

Quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh

5.3 Thứ ba: Về phương pháp kế toán BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

5.3.1 Kế toán về việc góp vốn và nhận vốn góp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

a) Tại bên nhận vốn góp

+ Căn cứ biên bản họp về việc góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát (tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh), bên nhận vốn góp ghi:

Nợ các TK 111,112, 152, 155, 156…

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

Khi trả lại vốn góp hợp tác cho các bên, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

+ Nếu nhận vốn góp bằng tài sản cố định mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên nhận vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh như tài sản nhận giữ hộ.

b) Tại bên góp vốn

+ Căn cứ biên bản họp về việc góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát (tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận 3 bên tại đây), bên nhận góp vốn ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 111,112, 152, 155, 156…

Khi nhận lại vốn góp đã góp, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

+ Nếu góp vốn bằng tài sản cố định mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên góp vốn không ghi giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh về địa điểm đặt tài sản.

5.3.2 Kế toán về chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh

Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641 và 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

Vào cuối kỳ, thực hiện kết chuyển chi phí phát sinh riêng để tổng hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Có các TK 621, 622 và 627 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

5.3.3 Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu:

– Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung:

+ Khi phát sinh các chi phí chung do mỗi bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641 và 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

+ Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn vào liên doanh và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi:

Nợ TK 138 – Khoản phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 133 – Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu chia thuế đầu vào)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu thuế đầu vào của chi phí chung đã khấu trừ hết, phải ghi tăng số thuế đầu ra phải nộp)

Có các TK 621, 622, 627, 641, 642.

– Kế toán tại mỗi bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh:

Căn cứ vào số liệu Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung thông báo), ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 641 và 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có TK 338 – Phải trả khác (chi tiết cho bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung).

5.3.4 Kế toán trong trường hợp hợp đồng BCC chia sản phẩm:

Khi nhận được sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm cuối cùng)

Nợ TK 155 – Thành phẩm (nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho)

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm khác, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

Trường hợp hợp đồng liên doanh BCC quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

5.3.5 Kế toán về doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác:

– Kế toán ở bên bán sản phẩm:

+ Khi bán các sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán các sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác (chi tiết hợp đồng liên doanh)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

+ Căn cứ vào các quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanh được hưởng, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (lợi ích mà bên bán được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng).

+ Sau khi đối chiếu các chi phí phát sinh mà mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi thanh toán tiền bán các sản phẩm do bên đối tác tham gia liên doanh không bán sản phẩm được hưởng, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác (từng đối tác tham gia liên doanh)

Có các TK 111, 112,…

– Kế toán ở bên không bán sản phẩm:

+ Bên liên doanh mà không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán các sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

+ Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các TK 111 và 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

5.4 Thứ tư: Về phương pháp kế toán BCC chia lợi nhuận sau thuế

5.4.1 Trường hợp các bên trong quan hệ hợp tác được chia một khoản cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (Bên kế toán và quyết toán thuế kiểm soát BCC):

– Tại bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC

+ Trường hợp nhận tiền, vật tư, hàng hóa của các bên góp vốn, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

+ Khi phát sinh các khoản doanh thu, chi phí cho BCC, kế toán nhận toàn bộ doanh thu, chi phí như đối với các giao dịch của chính mình theo quy định của pháp luật.

+ Khi xác định được số tiền phải trả định kỳ cho các bên khác theo hợp đồng, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

+ Trả lại cho các bên trong quan hệ hợp tác số tiền, vật tư đã nhận góp vốn, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác

Có các TK 112, 152, 156…

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản vốn nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

– Tại bên không thực hiện kế toán và không quyết toán thuế cho BCC

+ Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 112, 152, 156…

+ Khi nhận được thông báo về số lãi được chia từ BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (5113).

+ Khi nhận lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 138 – Phải thu khác.

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

5.4.2 Trường hợp các bên trong quan hệ hợp tác được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (các bên có quyền đồng kiểm soát BCC):

a) Tại bên kế toán và quyết toán thuế

Việc ghi nhận vốn góp của các bên trong quan hệ hợp tác và trả lại vốn góp cho các bên thực hiện tương tự như trên.

Khi ghi nhận doanh thu của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu phát sinh trên sổ kế toán TK 511 để làm căn cứ đối chiếu, giải trình, xác định doanh thu tính thuế cho hợp đồng BCC:

+ Ghi nhận doanh thu của BCC, ghi:

Nợ các TK 112, 131

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Trên Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ khoản doanh thu tương ứng với phần được hưởng mới được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

+ Định kỳ, kế ghi giảm doanh thu của BCC tương ứng với phần các bên được hưởng, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia cả thuế GTGT)

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

Khi ghi nhận chi phí của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí trên sổ kế toán các tài khoản chi phí liên quan để làm căn cứ đối chiếu, xác định chi phí tính thuế của BCC:

+ Khi phát sinh chi phí của BCC, ghi:

Nợ các TK 632, 641, 642…

Có các TK 112, 331, 154, 155…

Trên Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ các khoản chi phí tương ứng với phần phải gánh chịu mới được trình bày trong các chỉ tiêu về chi phí.

+ Định kỳ, kế toán ghi giảm chi phí của BCC tương ứng với phần các bên khác phải gánh chịu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 632, 641, 642.

+ Khi xác định số thuế TNDN phải nộp cho BCC, bên quyết toán thuế thông báo cho các bên khác về nghĩa vụ đối với số thuế phải nộp của từng bên, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN (số phải nộp của bên quyết toán thuế)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (số nộp hộ các bên khác trong BCC)

Có TK 3334 – Thuế TNDN (tổng số thuế TNDN phải nộp).

+ Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh mà mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác.

b) Tại bên không kế toán và không quyết toán thuế

+ Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 112, 152, 156…

+ Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên kế toán và quyết toán thuế thông báo), ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 641 và 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

+ Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được bên quyết toán thuế thông báo, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 338 – Phải trả và phải nộp khác.

+ Căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu hợp tác đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận (tham khảo mẫu bản cam kết thực hiện hợp đồng) và chứng từ có liên quan do bên bán các sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán các sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

+ Sau khi đối chiếu các chi phí phát sinh mà mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả và phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các TK 111 và 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

+ Khi nhận lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 138 – Phải thu khác

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

6. DỊCH VỤ TƯ VẤN, SOẠN THẢO MẪU THỎA THUẬN HỢP TÁC TOÀN DIỆN

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhiều ưu điểm nên được sử dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên kèm theo đó là những rủi ro pháp lý mà các nhà đầu tư phải gánh chịu nếu không nắm được các quy định của loại hợp đồng này.

Để có thể đầu tư một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư nên lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín trước khi triển khai hoạt động kinh doanh của mình theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Chúng tôi là đơn vị chuyên tư vấn, soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác toàn diện nói chung và mẫu hợp đồng ghi nhớ hợp tác nói riêng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý Khách hàng như:

  1. Tư vấn và giải đáp thắc mắc về các loại Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của doanh nghiệp với đối tác: Hợp đồng hai bên, hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân, các loại hợp đồng hợp tác góp vốn, hợp tác kinh doanh, hợp tác cho thuê, hợp tác liên doanh, hợp tác khoa học, hợp tác nghiên cứu, sản xuất, thi công,…
  2. Tư vấn cho Quý Khách hàng về các quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng hợp tác;
  3. Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký đầu tư, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  4. Đại diện Quý Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả và bàn giao kết quả cho Quý Khách hàng;
  5. Tư vấn cách thức, phương án giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) để đảm bảo tối đa nhất quyền lợi của Quý Khách hàng.

Nếu Quý Khách hàng đang tìm kiếm một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để có một mẫu hợp đồng hợp tác, mẫu hợp đồng thỏa thuận làm việc kín kẽ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật về quy định về hợp đồng thỏa thuận công việc – hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn nắm được thêm các quy định của pháp luật và chủ động bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia hợp đồng hợp tác.

Sản phẩm khuyến mãi

Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Tư vấn sản phẩm
Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Mobile: 0869.682.139

SP: TÂY NINH, CỦ CHI - Giao Nhanh Trong Ngày (SÁNG đặt CHIỀU giao)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Mobile: 0869.682.139

SP: ĐC: Xóm Bắp (Gần Chợ Gò Dầu - Tây Ninh)



Zalo