Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Điều Kiện Hoàn Thuế GTGT Đúng Quy Định | Tư Vấn Doanh Nghiệp

Thuế giá trị gia tăng là gì? Thế nào là hoàn thuế? Trong trường hợp nào được hoàn thuế? Điều kiện hoàn thuế gtgt đúng quy định như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và những nhân viên kế toán doanh nghiệp nói riêng, việc nắm rõ các quy định về điều kiện hoàn thuế gtgt mới nhất là rất quan trọng. Điều đó không chỉ đảm bảo việc các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành phù hợp theo quy định mà còn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Thuế giá trị gia tăng là gì? Điều kiện hoàn thuế GTGT là gì?
Thuế giá trị gia tăng là gì? Điều kiện hoàn thuế GTGT là gì?

Chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của kế toán doanh nghiệp như:

  1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì? khấu trừ thuế gtgt là gì?
  2. Thuế đầu vào là gì? thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?
  3. Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?
  4. Phương pháp khấu trừ thuế là gì? thuế gtgt được khấu trừ là gì?…

Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm thêm được các trường hợp được hoàn thuế gtgt, thủ tục hoàn thuế gtgt mới nhất chúng tôi xin tổng hợp và hướng dẫn chi tiết dưới đây.

1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ? THẾ NÀO LÀ HOÀN THUẾ? TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC HOÀN THUẾ?

Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Hoàn thuế GTGT được hiểu là việc Ngân sách nhà nước trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ hết trong kỳ tính thuế.

Tại Khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130 2016 TT BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế thì các trường hợp hoàn thuế gtgt bao gồm:

Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (áp dụng đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (áp dụng đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo (xem chi tiết khi nào được hoàn thuế gtgt).

Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 (một) năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.

Trường hợp 3: Hoàn thuế dự án đầu tư:

– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh tiến hành kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế giá trị gia tăng được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

– Theo quy định hoàn thuế gtgt dự án đầu tư thì trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới tại địa bàn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa thực hiện đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.

Số thuế giá trị gia tăng được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh (tham khảo quy định khấu trừ thuế gtgt đầu vào).

– Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo (xem chi tiết các trường hợp không được khấu trừ thuế gtgt).

Trường hợp 4: Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

Các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu bao gồm:

– Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.

Trong trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo (tham khảo điều kiện để được khấu trừ thuế gtgt, thuế gtgt đầu vào được khấu trừ cụ thể của trường hợp này tại đây)

– Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Trường hợp không thực hiện hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo của kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Đối tượng được hoàn thuế trong 01 (một) số trường hợp xuất khẩu như sau: Điều kiện hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài;

Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

– Theo quy định về điều kiện hoàn thuế gtgt hàng xuất khẩu thì cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.

– Cơ quan thuế tiến hành hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc các đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp 5: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa/số thuế GTGT đầu vào mà chưa được khấu trừ hết. (tham khảo cách tính số thuế gtgt được hoàn).

Trường hợp 6: Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm những gì?
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm những gì?

Trường hợp 7: Đối tượng được hoàn thuế gtgt là đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng/trên chứng từ thanh toán mà ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp 8: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua ở tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh (xem thêm đối tượng nộp thuế gtgt được hoàn thuế).

Trường hợp 9: Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC về quy định hoàn thuế gtgt thì thẩm quyền hoàn thuế thì căn cứ vào số thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:

– Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC trong trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

– Ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT trong trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo hồ sơ hoàn thuế và còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác.

Riêng trường hợp hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp thì Cục trưởng Cục Thuế quyết định hoàn thuế.

2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC, QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GTGT MỚI NHẤT

Trong phạm vi nội dung này, chúng tôi sẽ tổng hợp và hướng dẫn thủ tục hoàn thuế bao gồm cả thủ tục hoàn thuế gtgt hàng xuất khẩu để Quý Khách hàng tham khảo và có thể áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình:

2.1 Về điều kiện được hoàn thuế GTGT

Theo quy định Điều 19 Thông tư số 219/2013/TT-BTC về điều kiện để được hoàn thuế gtgt thì các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh (xem cụ thể điều kiện được khấu trừ thuế gtgt).

Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế GTGT được khấu trừ của tháng tiếp sau.

2.2 Về thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Theo quy định tại luật thuế giá trị gia tăng 2018, Điều 57 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì hồ sơ hoàn thuế chung gồm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và các tài liệu kèm theo (nếu có).

Ngoài ra, Thông tư số 156/2013/TT-BTC có hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp xuất khẩu là Giấy đề nghị hoàn trả lại khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT (xem chi tiết điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào).

Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA theo quy định luật thuế giá trị gia tăng hợp nhất gồm:

*) Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  2. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  3. Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.
  4. Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để hoàn trả thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu trên, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

*) Đối với Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  2. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  3. Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
  4. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

*) Hồ sơ, hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo theo quy định luật thuế gtgt hợp nhất gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  2. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;
  3. Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);
  4. Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.

*) Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định luật thuế gtgt mới nhất gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.
  2. Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-2/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  3. Bản gốc kèm theo 02 (hai) bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện. Cơ quan thuế sẽ trả lại các hóa đơn gốc cho cơ quan đại diện sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT.
Thủ tục hoàn thuế GTGT bao gồm những giấy tờ nào?
Thủ tục hoàn thuế GTGT bao gồm những giấy tờ nào?

*) Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định luật thuế gtgt 2016 gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT, trong đó ghi rõ số thuế GTGT hàng nhập khẩu của thiết bị, của máy móc, của phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp và cam kết của doanh nghiệp.
  2. Bảng kê hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01-4/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC (xem chi tiết quy trình hoàn thuế mới nhất tại đây).

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Theo quy định mới về hoàn thuế gtgt 2016, sau khi chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại Bước 1, tùy từng trường hợp cụ thể, Quý Khách hàng cần nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

+ Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính: Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT: Cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.

+ Đối với Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA: Cục Thuế quản lý địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của dự án.

Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao: Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC, thông tư 130 về hoàn thuế gtgt thì:

– Đối với hồ sơ hoàn thuế của các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và có mã số thuế thì được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó. Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân không phải là người nộp thuế thì nộp tại Cục Thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được nộp tại nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế.

– Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

– Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Tại Điểm a Khoản 14 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC, thông tư 130 về hoàn thuế gtgt thì các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế gồm:

– Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Người nộp thuế đề nghị được hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế là người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu và thuộc đối tượng, trường hợp được hoàn thuế.

Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp theo vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.

– Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

– Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.

– Hàng hóa, dịch vụ trong bộ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nội địa và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu.

– Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

– Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung lần hai nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng.

Theo đó, thời gian hoàn thuế gtgt, giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền như sau:

– Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo mẫu số 01/HT-TB hoặc Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT và/hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB gửi người nộp thuế.

Trường hợp này, đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

– Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT và/hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB gửi người nộp thuế.

Thời gian giãn, hoãn việc kiểm tra trước hoàn thuế do nguyên nhân từ phía người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

– Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế nộp thừa theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã có xác nhận nộp thừa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như: xác nhận của cơ quan Hải quan về số tiền thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu, hoặc biên bản thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế kết luận số tiền thuế nộp thừa) thì chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT gửi người nộp thuế. Trường hợp này, cơ quan thuế không thực hiện phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Theo quy định tại thông tư 130 hoàn thuế, Thông tư số 156/2013/TT-BTC trường hợp cơ quan thuế kiểm tra xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn khác số thuế đề nghị hoàn thì xử lý như sau:

  1. Nếu số thuế GTGT đề nghị hoàn lớn hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đủ điều kiện được hoàn.
  2. Nếu số thuế GTGT đề nghị hoàn nhỏ hơn số thuế đủ điều kiện được hoàn thì người nộp thuế được hoàn bằng số thuế đề nghị hoàn.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, nếu cơ quan thuế xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì giải quyết tạm hoàn số thuế đã đủ điều kiện hoàn thuế gtgt, không chờ kiểm tra xác minh toàn bộ hồ sơ mới thực hiện hoàn thuế; đối với số thuế cần kiểm tra xác minh, yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế thì xử lý hoàn thuế khi có đủ điều kiện theo quy định.

Trường hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế.

Lãi suất tính tiền lãi do hoàn thuế chậm là lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm cơ quan thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế.

Số ngày tính tiền lãi kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định đến ngày ban hành Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết).

Số tiền lãi được ghi trong quyết định hoàn thuế và người nộp thuế được thanh toán tiền lãi cùng với số tiền hoàn thuế.

Nguồn tiền trả lãi được lấy từ Quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.

Bước 5: Hoàn trả thuế

Căn cứ quy định tại Điều 59 Thông tư số 156/2013/TT-BTC, thông tư 130 thuế gtgt thì:

  1. Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
  2. Kho bạc nhà nước đồng cấp thực hiện bù trừ các khoản thu ngân sách nhà nước hoặc chuyển cho Kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế còn nợ để thực hiện thu ngân sách qua hình thức bù trừ, thực hiện hoàn trả tiền cho người được hoàn trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo quy định cho người nộp thuế, sau đó báo nợ về Kho bạc nhà nước cấp trên để trích từ quỹ hoàn thuế GTGT.
Tư vấn dịch vụ hoàn thuế GTGT
Tư vấn dịch vụ hoàn thuế GTGT

3. DỊCH VỤ HOÀN THUẾ GTGT CỦA CHÚNG TÔI

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong các lĩnh vực thuế, kế toán. Khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng của chúng tôi, Quý Khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm nhưng không giới hạn: hoàn thuế gtgt là gì? hoàn thuế gtgt đối với dự án đầu tư mới, điều kiện hoàn thuế gtgt, hồ sơ, thủ tục, thủ tục hoàn thuế xuất khẩu các vấn đề cần lưu ý khi làm thủ tục hoàn thuế,…
  2. Hướng dẫn Quý Khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết khi thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT theo quy định; thu thập tài liệu hoàn thuế.
  3. Soạn thảo, chuẩn bị tài liệu hồ sơ hoàn thuế gtgt theo quy định pháp luật;
  4. Đại diện Quý Khách hàng nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục, giải trình, sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoàn thuế trong quá trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế;
  5. Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục kế toán, hoàn thiện sổ sách kế toán, lập hồ sơ xin hoàn thuế, nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế, giải trình hồ sơ hoàn thuế theo quy định.

Trên đây là các quy định liên quan đến điều kiện và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho Quý Khách hàng và doanh nghiệp của mình hiểu được hoàn thuế là gì? nắm được các quy định pháp luật, chủ động trong công tác kế toán để đảm bảo được quyền lợi của mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoàn thuế vat là gì? thuế được khấu trừ là gì? hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Điều Kiện Hoàn Thuế GTGT Đúng Quy Định | Tư Vấn Doanh Nghiệp

Thuế giá trị gia tăng là gì? Thế nào là hoàn thuế? Trong trường hợp nào được hoàn thuế? Điều kiện hoàn thuế gtgt đúng quy định như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Điều Kiện Hoàn Thuế GTGT Đúng Quy Định | Tư Vấn Doanh Nghiệp để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo