Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Thủ Tục Đăng Ký Hồ Sơ Bảo Hiểm Xã Hội Lần Đầu Cho Nhân Viên

Tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp chưa nắm được bảo hiểm lao động là gì dẫn đến lúng túng khi thực hiện thủ tục. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì? Đối tượng tham gia bhxh lần đầu là ai? Thủ tục đăng ký hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên tại các công ty doanh nghiệp.

Luật bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty doanh nghiệp
Luật bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty doanh nghiệp

Chúng tôi nhận được rất nhiều các thắc mắc của doanh nghiệp như:

  1. Công ty dưới 10 người có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?
  2. Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên có bị sao không?
  3. Bảo hiểm xã hội công ty đóng bao nhiêu? Đóng BHXH có lợi ích gì?
  4. Đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? đóng bảo hiểm xã hội để làm gì?
  5. Tra cứu số sổ bhxh tphcm như thế nào? tra cứu bhxh tphcm có dễ không?

Để hỗ trợ Quý Khách hàng nắm được các quy định pháp luật mới nhất về BHXH, các lợi ích của việc đóng bảo hiểm xã hội thủ tục tham gia BHXH cho người lao động chúng tôi xin tổng hợp và hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu chi tiết dưới đây.

1. BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?

Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Điều này được hiểu là công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên là quy định bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (xem thêm tự đóng BHXH ở đâu? tại đây).

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trách nhiệm doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động là bắt buộc. Tại Điều 4 Mục 1 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về điều kiện đóng bảo hiểm xã hội, hướng dẫn làm BHXH quy định cụ thể về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

2.1 Người lao động là công dân Việt Nam gồm:

– Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 (mười lăm) tuổi theo quy định của pháp luật về lao động (tham khảo hợp đồng thời vụ được ký mấy lần, loại hợp đồng nào không phải đóng bhxh 2018).

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018) (tham khảo mẫu hợp đồng làm việc lần đầu).

– Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

– Người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương (xem hướng dẫn nộp bhxh cho Tổng giám đốc công ty).

– Người hoạt động không chuyên trách ở tại xã, phường, thị trấn;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về cách làm bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

+ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

+ Hợp đồng cá nhân (xem thêm mua bảo hiểm xã hội ở đâu khi ký hợp đồng cá nhân).

  1. Người hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  2. Người lao động được cử để đi học, đi thực tập, đi công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

2.2 Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Người lao động là công dân của nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ)

2.3 Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động làm việc tại:

  1. Cơ quan nhà nước, tại đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (xem hướng dẫn tra cứu mã đơn vị bảo hiểm xã hội của nhóm đối tượng này tại đây).
  2. Tổ chức chính trị, làm việc tại tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
  3. Cơ quan nước ngoài, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, các tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

2.4 Người lao động là người giúp việc gia đình và người lao động mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc:

  1. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng (hướng dẫn xem đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tháng đối với người đang hưởng lương hưu).
  2. Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí áp dụng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
  3. Người đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng (xem hướng dẫn thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội).
  4. Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 (mười lăm) năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
  5. Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI, HỒ SƠ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI LẦN ĐẦU

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

3.1 Về mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

Nơi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội
Nơi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội

Người lao động thuộc các đối tượng sau đây thì hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, cụ thể:

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
  5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  6. Làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập để nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Hợp đồng cá nhân thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

Người lao động là Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần (xem thêm thủ tục BHXH lần đầu, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội).

Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất (xem thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội khi chết).

3.2 Mức đóng người sử dụng lao động đóng bhxh cho người lao động

Các đối tượng sau đây đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất bao gồm:

  1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
  2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ/theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 (mười lăm) tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  3. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018); Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
  5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  6. Người làm việc theo Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở tại nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

3.3 Về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Tại Điều 6 luật bảo hiểm thất nghiệp mới – Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Tiền lương do Nhà nước quy định

Người lao động thuộc các đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (xem cụ thể mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp).

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở (xem chi tiết các lợi ích khi đóng BHXH).

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

b) Tiền lương do đơn vị quyết định

– Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (xem mức đóng bảo hiểm xã hội quận bình thạnh, mức đóng BHXH quận 10).

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, về tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến/tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp về thâm niên; phụ cấp khu vực …và các phụ cấp có tính chất tương tự (tham khảo cách tra cứu bảo hiểm xã hội quận bình tân).

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định của Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH (tham khảo công ty không đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?).

– Tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động năm 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ được quy định tại Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (tham khảo bảng tính bảo hiểm xã hội).

– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức mà đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc giản đơn/chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ Người lao động làm công việc/chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% (bảy phần trăm) so với mức lương tối thiểu vùng;

+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc/chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc/chức danh có độ phức tạp tương đương và làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

3.4 Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Tại Điều 7 luật bảo hiểm lao động – Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

Phương thức 1: Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (xem cách tra số sổ bhxh tphcm, tra cứu quá trình đóng bhxh tphcm).

Phương thức 2: Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, trả lương theo phương pháp khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội là chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Phương thức 3: Đóng theo địa bàn

Đơn vị đặt trụ sở chính ở tại địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh (xem cách tra cứu quá trình tham gia bhxh tphcm).

Chi nhánh doanh nghiệp hoạt động ở tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

3.5 Một số lưu ý về phương thức đóng, cách đóng bảo hiểm xã hội:

– Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, Hợp đồng cá nhân phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (tham khảo hướng dẫn theo dõi đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục nhận tiền bảo hiểm xã hội).

  1. Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH (hướng dẫn tra cứu mã đơn vị tham gia bhxh).
  2. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức nêu trên hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
Mức thu BHXH là bao nhiêu?
Mức thu BHXH là bao nhiêu?

– Đối với người lao động là người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (tham khảo thủ tục hưởng bhxh).

– Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy định đối với Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất (tham khảo thủ tục lấy tiền bhxh).

  1. Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
  2. Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.

4. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BHXH LẦN ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP

4.1 Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bhxh lần đầu:

  1. Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
  2. Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
  3. Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐTB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
  4. Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13;
  5. Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT;
  6. Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT;
  7. Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào BHTNLĐ-BNN;
  8. Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, thủ tục nhận BHXH;
  9. Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 29/5/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN;
  10. Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam về thủ tục lãnh BHXH.

4.2 Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của công ty

Căn cứ Quyết định 929/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam thì thủ tục đăng ký BHXH lần đầu dành cho công ty thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

*) Hồ sơ bảo hiểm xã hội đối với người lao động

– Người lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động:

  1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu là mẫu TK1-TS).
  2. Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì nộp bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

– Người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài chuẩn bị hồ sơ gồm:

  1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  2. Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động/HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

*) Hồ sơ tham gia bhxh lần đầu đối với đơn vị sử dụng lao động

Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH và hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người lao động không nhớ mã số BHXH). Hồ sơ làm BHXH gồm những gì? Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

  1. Tờ khai đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT (Mẫu TK3-TS);
  2. Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (mẫu danh sách đăng ký sử dụng lao động tham gia BHXH theo mẫu D02-TS);
  3. Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Với kinh nghiệm hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội, sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ trên, đơn vị nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh, BHXH huyện. Nếu Quý Khách hàng là đơn vị có địa chỉ trụ sở tại các quận Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp thì phải nộp hồ sơ đăng ký bhxh lần đầu tại bhxh Bình Thạnh, bhxh Bình Tân, bhxh Gò Vấp.

Đối với người lao động làm việc ở tại nước ngoài thì nộp bảo hiểm xã hội ở đâu, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nêu tại Bước 1 đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (xem hướng dẫn cách đăng ký BHXH).

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới không quá 05 ngày.

Bước 4: Nhận kết quả do cơ quan BHXH đã giải quyết

Sau khi hoàn tất các thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đã xem xét về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia BHXH.

4.3 Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

– Thành phần hồ sơ nêu tại Bước 1 thủ tục tham gia bhxh lần đầu nêu trên, nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao y kèm bản chính để đối chiếu, bản sao y được chứng thực hoặc bản sao y được cấp từ sổ gốc.

– Lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu: Đơn vị sử dụng lao động và người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH lựa chọn nộp hồ sơ một trong các hình thức sau:

+ Qua giao dịch điện tử: Hiện nay, thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động qua mạng điện tử được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng. Trước tiên Quý doanh nghiệp cần mở/tạo tài khoản BHXH, sau đó đăng nhập bảo hiểm xã hội điện tử.

Bằng cách này, Quý doanh nghiệp có thể quản trị bảo hiểm xã hội biết được số tiền để thanh toán tiền BHXH cho người lao động, tra được mã bảo hiểm xã hội, mã bệnh viện đăng ký bhxh, tra cứu mã đơn vị bhxh,… (xem hướng dẫn đăng ký BHXH lần đầu qua mạng).

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích: Khi làm bảo hiểm doanh nghiệp, ngoài cách thực hiện nộp hồ sơ qua hệ thống bảo hiểm điện tử, Quý doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp hồ sơ BHXH, đơn xin đóng bảo hiểm đến địa chỉ bhxh tphcm, cơ quan bảo hiểm quận 10, cơ quan bảo hiểm xã hội quận bình thạnh,…

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH: Khi làm hồ sơ trực tiếp, Quý doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể tra mã đơn vị bhxh, tra cứu đóng bhxh tphcm, tra quá trình đóng bhxh tphcm nếu làm thủ tục tại TP HCM,… (xem hướng dẫn cụ thể về đăng ký bhxh lần đầu cho công ty).

Trường hợp nộp hồ sơ bhxh điện tử: Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH thực hiện lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

– Lưu ý khi nhận kết quả giải quyết: Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nhận Sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký. Cụ thể, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động đăng ký bhxh lần đầu qua mạng thì sẽ nhận kết quả qua mạng.

– Lưu ý về lệ phí đóng BHXH cho nhân viên: Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí khi đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu.

5. DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI LẦN ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi là doanh nghiệp đã và đang tư vấn pháp luật về lao động bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp. Các dịch vụ chúng tôi chuyên cung cấp gồm:

  1. Tư vấn các quy định pháp luật lao động, BHXH bao gồm: đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu? đóng tiền bảo hiểm xã hội như thế nào? điều kiện, hồ sơ, thủ tục, mức tham gia BHXH, thủ tục đóng bhxh lần đầu, những lưu ý quan trọng khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  2. Hỗ trợ soạn thảo, hướng dẫn chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ, tờ khai tham gia BHXH, hồ sơ để thực hiện thủ tục làm bảo hiểm xã hội lần đầu.
  3. Hướng dẫn và đại diện Quý Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, theo dõi, xử lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần) trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ;
  4. Tư vấn các quy định pháp luật lao động, bảo hiểm khác có liên quan phù hợp theo quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp như: thủ tục đăng ký thang bảng lương, tra mã đơn vị BHXH, kế toán bảo hiểm phải làm những gì?…

Trên đây là các quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội, hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp Quý Khách hàng có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký đóng bảo hiểm xã hội phù hợp theo quy định của pháp luật.

Nếu có bất kỳ thắc liên quan như mã số bảo hiểm xã hội là gì, thủ tục đăng ký bảo hiểm lần đầu hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Thủ Tục Đăng Ký Hồ Sơ Bảo Hiểm Xã Hội Lần Đầu Cho Nhân Viên

Bảo hiểm xã hội là gì? Đối tượng tham gia bhxh lần đầu là ai? Thủ tục đăng ký hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Thủ Tục Đăng Ký Hồ Sơ Bảo Hiểm Xã Hội Lần Đầu Cho Nhân Viên để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)
Zalo