Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Quy Trình Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài

Giấy phép lao động là gì? Điều kiện để được cấp giấy phép lao động? Quy trình thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, hàng loạt các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Để phục vụ cho nhu cầu quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài thường tuyển dụng hoặc đưa người lao động tại công ty mẹ sang Việt Nam làm việc. Bất kỳ người lao động nước ngoài nào làm việc tại Việt Nam đều phải có Giấy phép lao động.

Vậy thủ tục cấp Giấy phép lao động như thế nào, hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì? Sau đây, chúng tôi xin phân tích và làm rõ các quy định pháp luật có liên quan tại bài viết: “Quy trình thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài”.

Giấy phép lao động là gì? Thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài
Giấy phép lao động là gì? Thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài

1. VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VIỆC XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

  1. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Đây cũng là Bộ luật lao động Việt Nam mới nhất;
  2. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam (hay còn gọi là Nghị định 11 2016 thay thế nghị định 102 2013);
  3. Nghị định 140/2018/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ lao động – thương binh và xã hội;
  4. Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2016 hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 và các biểu mẫu liên quan đến việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
  5. Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ lao động – thương binh và xã hội;
  6. Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH được Bộ Lao động thương binh và xã hội ban ngày 15/08/2017 về việc hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử;
  7. Danh sách số 143/KCB-PHCN&GĐ của Bộ Y tế ban hành ngày ngày 05/02/2015 về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thẩm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.

2. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Hiện nay chúng ta chưa có quy định cụ thể về định nghĩa giấy phép lao động. Tuy nhiên, tổng hợp từ các văn bản pháp luật liên quan ta có thể hiểu Giấy phép lao động là văn bản của cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp cho người lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên Giấy phép lao động thể hiện các thông tin bao gồm: Họ và tên người lao động, ngày tháng năm sinh, Quốc tịch và hộ chiếu, Trình độ chuyên môn, Cơ quan người lao động đang làm việc, Vị trí công việc, Thời hạn giấy phép lao động, ảnh người lao động.

3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG?

Giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc phải có khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

  1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  3. b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  4. c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  5. d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Như vậy, để được cấp Giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

4. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THỜI HẠN BAO LÂU?

Thời hạn của Giấy phép lao động được quy định tại Điều 173 Bộ luật lao động và được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 11/2011/2016/NĐ-CP. Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
  2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
  3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
  8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thời hạn sử dụng giấy phép lao động bao lâu?
Thời hạn sử dụng giấy phép lao động bao lâu?

5. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Thủ tục làm giấy phép lao động, thủ tục xin cấp giấy phép lao động, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, quy trình làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, làm giấy phép lao động cho người nước ngoài, giấy phép lao động cho người nước ngoài tại việt nam, giấy phép lao động người nước ngoài như thế nào? Để được cấp Giấy phép lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động phải thực hiện 2 bước sau:

Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời gian gửi báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.

*) Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động bao gồm:

  1. Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH;
  2. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài;
  3. Giấy giới thiệu cho người thực hiện công việc;

*) Hồ sơ xin giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài bao gồm:

  1. Báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH.
  2. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài;
  3. Giấy giới thiệu cho người thực hiện công việc;

Người nộp hồ sơ nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại Bộ phận 1 cửa của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động thương binh và xã hội sẽ trả kết quả là Quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận nhu cầu sử dụng hoặc thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp.

*) Nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử

Ngoài ra, theo quy định mới từ thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động còn có thể thực hiện nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Thủ tục như sau:

  1. Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;
  2. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
  3. Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.
  4. Hồ sơ bao gồm: Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu thông tư 40/2106/TT-BLĐTBXH).

Bước 2: Xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

*) Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.

Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Ví dụ, trường hợp người lao động đã tạm trú hợp pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thẻ tạm trú thì người lao động có thể xin Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

  1. Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
  2. Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài.
  3. Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.
  4. Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

Các giấy tờ nêu trên là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

  1. Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng.
  2. Đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  3. Đối với người lao động nước ngoài nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.
  4. Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  5. Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  6. Đối với người lao động nước ngoài là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  7. Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.

Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ thực hiện công việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (nội dung của giấy phép lao động theo Mẫu số 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH). Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

6. LƯU Ý VỀ HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG:

6.1 Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc, giấy xác nhận chuyên gia bao gồm những thông tin gì? Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật được hướng dẫn bởi khoản 2 khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

  1. Văn bản chứng minh là chuyên gia theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau:
  2. a) Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  3. b) Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
  4. Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm:
  5. a) Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  6. b) Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.

Các giấy tờ liên quan là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy chứng minh nhân thân
Giấy chứng minh nhân thân

6.2 Hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, tài liệu

  1. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến người lao động nêu trên thì người sử dụng lao động nộp 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy khám sức khỏe có công chứng được không, công chứng giấy khám sức khỏe ở đâu? Giấy khám sức khỏe có thể công chứng. Khi nộp hồ sơ, người sử dụng lao động có thể nộp bản sao chứng thực giấy khám sức khỏe.

Vậy giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2013 quy định thời hạn của giấy khám sức khỏe là 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Các mẫu 07 khai trình sử dụng lao động, mẫu 07 – báo cáo tình hình sử dụng lao động theo tt 23, mẫu 07 thông tư 23, mẫu danh sách đăng ký sử dụng lao động, mẫu giấy chứng nhận không phạm tội mới, mẫu khai trình lao động, mẫu quyết định điều chuyển vị trí công việc, báo cáo khai trình tình hình sử dụng lao động nước ngoài, khai trình sử dụng lao động sẽ được chúng tôi cung cấp trong quá trình thực hiện công việc.

7. XIN XÁC NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động bao gồm:

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  9. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
  10. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  11. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  12. Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
  13. Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  14. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
  15. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  16. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
  17. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên;
  18. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  19. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại
  20. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối tượng không được cấp giấy phép lao động
Đối tượng không được cấp giấy phép lao động

Tuy không thuộc diện cấp Giấy phép lao động nhưng khi sử dụng lao động nước ngoài thuộc các trường hợp trên, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện 2 bước sau:

Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (tương tự bước 1 tại mục xin cấp Giấy phép lao động);

Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 8 Điều 172 Bộ luật lao động và điểm e, điểm h, điểm i Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Bước 2: Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật lao động và điểm e, điểm i Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Hồ sơ xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
  2. Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  3. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp sử dụng lao động cho người nộp hồ sơ;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động được quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2016/TT-BCT được Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:

  1. Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc;
  2. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 40/2016/TT- BLĐTBXH;
  3. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2016/TT- BLĐTBXH;
  4. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH;
  5. Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư này là một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Giấy phép thành lập Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Với đội ngũ luật sư, trợ lý luật sư có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã và đang giúp đỡ cho hàng nghìn doanh nghiệp trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ pháp lý bao gồm:

DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG TÔI

  1. Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép thành lập doanh nghiệp, các Giấy phép hoạt động (nếu có);
  2. Dịch vụ làm Giấy phép lao động, Giấy xác nhận không thuộc diện Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài;
  3. Thực hiện thủ tục xin Visa, Thẻ tạm trú cho người lao động, nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Các thủ tục khác như: xin cấp Lý lịch tư pháp, Hộ chiếu cho người lao động nước ngoài;

ĐỐI VỚI DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, KHÁCH HÀNG SẼ NHẬN ĐƯỢC

  1. Tư vấn, giải đáp toàn bộ các thắc mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện công việc;
  2. Hướng dẫn khách hàng xin Giấy khám sức khỏe, Phiếu lý lịch tư pháp, các tài liệu chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật… và các tài liệu có liên quan;
  3. Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của khách hàng;
  4. Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chức các tài liệu nước ngoài;
  5. Soạn thảo bộ hồ sơ xin giải trình nhu cầu sử dụng lao động và xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
  6. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công việc;

Trên đây là các phân tích của chúng tôi về Quy trình thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các khách hàng đã hiểu rõ điều kiện, quy trình thủ tục để người lao động nước ngoài có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, hãy liên hệ lại để được tư vấn và hỗ trợ.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Quy Trình Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài

Giấy phép lao động là gì? Điều kiện để được cấp giấy phép lao động? Quy trình thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam (Hãy đọc toàn bộ bài viết Quy Trình Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo