Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Điều Kiện Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam | Tư Vấn Pháp Luật

Chính sách cho phép người nước ngoài được mua nhà đã được cụ thể hóa tại Luật nhà ở 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Việc quy định trên đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý đảm bảo cho quyền mua nhà ở của người nước ngoài sống ở việt nam.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Chúng tôi nhận được thắc mắc của nhiều khách hàng liên quan đến việc cá nhân, tổ chức mua nhà tại việt nam như:

  1. Nhà ở thương mại là gì?
  2. Cho thuê mua là gì?
  3. Người nước ngoài nói gì về việt nam khi mua nhà ở?
  4. Có nhà cho người nước ngoài thuê tại hồ chí minh thì phải làm như thế nào?

Để giúp Quý Khách hàng hiểu hơn về luật nhà đất, các loại nhà ở việt nam mà người nước ngoài được quyền mua, chúng tôi xin tổng hợp và phân tích cụ thể trong bài viết sau đây.

1. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI?

Hiện nay, số lượng người nước ngoài tìm nhà mua, hay tìm mua nhà riêng ở Việt Nam là rất lớn. Để có thể quản lý người nước ngoài tại việt nam khi mua nhà, pháp luật đã có những quy định cụ thể về “người nước ngoài” như sau:

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 định nghĩa về người nước ngoài như sau: “Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam”. Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng quy định: “Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”.

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.

Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (“Nghị định 138/2006/NĐ-CP”) có quy định:

  1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
  2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.

Luật đất đai 2013 có quy định như sau:

  1. Tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-NHNN quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn để thành lập, quản lý doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể phân loại người nước ngoài theo các cơ sở sau:

  1. Dựa vào cơ sở quốc tịch: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Họ có thể mang quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào.
  2. Dựa vào nơi cư trú: Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  3. Dựa vào thời gian cư trú: Người nước ngoài có thể tạm trú hay thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Pháp luật hiện nay chưa có quy định, định nghĩa cụ thể về hội người nước ngoài ở việt nam, cộng đồng người nước ngoài tại việt nam.

2. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MUA NHÀ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Cũng giống như người việt nam mua nhà ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật nước sở tại thì khi người nước ngoài cần mua nhà ở việt nam thì cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật việt nam. Đây là nguyên tắc chung của xã hội pháp luật.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:

  1. Đầu tư xây dựng nhà ở dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và pháp luật có liên quan.
  2. Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ các khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tại Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

  1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 thì phải có GCN đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án.
  2. Đối với tổ chức nước ngoài được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư/giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  3. Đối với cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc các trường hợp được hưởng quyền ưu đãi/miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định trên thì đối với trường hợp là cá nhân nước ngoài thì phải đáp ứng những điều kiện sau đây thì được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  1. Cá nhân nước ngoài là đối tượng phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
  2. Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu còn giá trị được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP – nghị định hướng dẫn luật nhà ở.
  3. Cá nhân nước ngoài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định pháp luật Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú/đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014.

3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ Ở LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Theo các quy định trên, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:

3.1 Về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Các quyền này được quy định chi tiết tại Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật Nhà ở mới nhất năm 2014; trường hợp xây dựng nhà trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của luật sở hữu căn hộ chung cư – Luật Nhà ở năm 2014 có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân nước Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho/nhận thừa kế và được quyền sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong 01 tòa nhà chung cư; nếu là nhà riêng lẻ gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên 01 khu vực có số dân tương đương 01 đơn vị hành chính cấp phường thì chỉ được quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 (hai trăm năm mươi) căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương 01 đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên 01 tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể về số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho/nhận thừa kế và sở hữu;

+ Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014/vượt quá số lượng nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

+ Đối với cá nhân nước ngoài thì được quyền sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 (năm mươi) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân người nước ngoài kết hôn với công dân nước Việt Nam/kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được quyền sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà như công dân Việt Nam;

+ Đối với tổ chức nước ngoài thì được quyền sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

+ Trước khi hết hạn sở hữu nhà theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng được quyền sở hữu nhà Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.

3.2 Về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Nghĩa vụ này được quy định chi tiết tại Điều 162 Luật Nhà ở năm 2014:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Luật Nhà ở năm 2014 có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam (quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở năm 2014).

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở năm 2014 có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Đối với chủ sở hữu là cá nhân người nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam/kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được sử dụng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng/sử dụng vào mục đích khác;

+ Thực hiện việc thanh toán tiền mua, thuê mua nhà thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

4. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG THỂ MUA DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Tuy nhiên, Quý Khách hàng cần lưu ý rằng, theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì không phải tất cả các dự án tại Việt Nam người nước ngoài đều được mua mà sẽ có Danh mục nêu cụ thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu do Sở Xây dựng công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu với số lượng như sau:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:

  1. Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
  2. Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
  3. Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhận tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán nhà ở việt nam hoặc tặng cho nhà ở) thì được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở/được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam có được không?
Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam có được không?

5. THỦ TỤC MUA NHÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Nhà ở 2014, cá nhân người nước ngoài muốn mua nhà ở việt nam cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung: tên, địa chỉ các bên, mô tả về giao dịch, giá, phương thức, thời hạn thanh toán, quyền nghĩa vụ và cam kết của các bên,… hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.

Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu 04/ĐK quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).
  2. Bản sao các tài liệu chứng minh hình thành nhà ở hợp pháp bằng các giấy tờ mua bán nhà đất ở việt nam.

Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật thì sau 3 (ba) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền tiếp nhận sẽ có thông báo hoàn trả và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận

Trên đây là các bước thực hiện khi cần mua nhà việt nam được cộng đồng người nước ngoài ở việt nam thường xuyên sử dụng.

6. THỜI HẠN SỞ HỮU NHÀ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHI NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014 quy định thì đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà nhưng tối đa không quá 50 (năm mươi) năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà mà chủ sở hữu không thực hiện xin gia hạn thêm, cũng không bán, tặng cho nhà ở này cho những người thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, trường hợp cá nhân nước ngoài trong thời hạn được sở hữu nhà ở có nhu cầu bán, tặng cho nhà cho cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được quyền sở hữu trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét gia hạn.

Pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai chỉ quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân người nước ngoài nếu đối tượng này thuộc diện được quyền sở hữu và đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua nhà ở, không quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cho trường hợp cá nhân nước ngoài thuê căn hộ có thời hạn với chủ đầu tư.

Các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân người nước ngoài thuê nhà ở với chủ đầu tư được thực hiện theo hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp cá nhân người nước ngoài có nhu cầu cho thuê lại nhà ở thì phải được sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở (chủ đầu tư).

7. CÁC LOẠI THUẾ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI PHẢI CHỊU KHI MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM

Người nước ngoài phải chịu các khoản nộp ngân sách, thuế, phí và lệ phí có liên quan giống như người Việt Nam trong nước như sau:

  1. Tiền sử dụng đất;
  2. Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% trên giá bán.
  3. Ngoài ra, bạn còn phải chịu khoản phí như: lập bản đồ địa chính và dịch vụ phí hành chính, phí đo,…
  4. Các khoản phí trước bạ, lập bản đồ địa chính và dịch vụ, phí hành chính và phí đo vẽ căn hộ thường đưa vào hợp đồng, quy định bên nào phải chịu khi tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

8. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MUA NHÀ Ở VIỆT NAM THUỘC KHU CHUNG CƯ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG?

Theo Điều 159 Luật nhà ở 2014, cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi thỏa mãn 2 điều kiện:

Một là, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể:

  1. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
  3. Cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Hai là, về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  1. Đầu tư xây dựng nhà ở theo các dự án đầu tư tại Việt Nam;
  2. Mua, thuê mua, nhận tặng cho/nhận thừa kế nhà ở thương mại gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ các khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Căn cứ theo các quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 nêu trên, người nước ngoài được phép mua nhà ở của cá nhân, tổ chức khác trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Trường hợp 2: Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà trong trường hợp này được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

Trường hợp 3: Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhận tặng cho, thừa kế nhưng thuộc các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp 4: Cá nhân, tổ chức nước ngoài được không được mua nhà ở của tổ chức, cá nhân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân Việt Nam mua nhà ở tại Khu chung cư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì được quyền bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới dạng “Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại” theo quy định tại Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, cụ thể:

  1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà tại việt nam cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; nếu bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Tư vấn người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Tư vấn người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

9. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA ĐẤT TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC KHÔNG?

Tại Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 quy định người nhận quyền sử dụng đất như sau:

  1. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013;
  2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
  3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013;
  4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
  5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
  6. Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  8. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
  9. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
  10. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
  11. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
  12. Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.

Rất nhiều Quý Khách hàng thắc mắc, người nước ngoài có được mua đất ở việt nam không? Căn cứ theo quy định luật nhà nước có thể thấy rằng cá nhân, tổ chức nước ngoài không thuộc các đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng theo quy định pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng đất tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  1. Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất;
  2. Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp liên doanh (đây là các giao dịch nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng);
  3. Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  4. Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc được Nhà nước cho thuê đất;

10. DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA CHÚNG TÔI

Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm tư vấn các lĩnh vực dân sự, đất đai, kinh doanh thương mại, chúng tôi được nhiều người nước ngoài ở vietnam, hội những người nước ngoài ở việt nam tin tưởng lựa chọn là đơn vị thực hiện tư vấn và hỗ trợ thủ tục khi tổ chức, người nước ngoài mua nhà ở việt nam. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được:

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện, giúp khách hàng trả lười thắc mắc làm sao để mua được nhà tại Việt Nam, thủ tục, hồ sơ, thuế khi người nước ngoài mua nhà Việt Nam, mua nhà hồ chí minh;
  2. Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, hợp đồng mua bán, các giấy tờ văn bản pháp lý phát sinh trong quá trình mua nhà chính chủ, mua và bán nhà đất tại Việt Nam;
  3. Đại diện Quý Khách hàng thực hiện các thủ tục có liên quan như công chứng hợp đồng, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,…

Hy vọng bài viết hữu ích trên đây sẽ giúp Quý Khách hàng nắm được các quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục để người nước ngoài mua nhà tại việt nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về pháp luật việt nam mới nhất về nhà đất việt nam hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Điều Kiện Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam | Tư Vấn Pháp Luật

Quy định về việc mua nhà của người nước ngoài tại việt nam. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài tại việt nam (Hãy đọc toàn bộ bài viết Điều Kiện Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam | Tư Vấn Pháp Luật để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo