MÔ TẢ NGẮN BÀI VIẾT: Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Của Pháp Luật

Thuế giá trị gia tăng là gì? Các quy định pháp luật về thuế GTGT. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật như thế nào?
flash sale XẢ KHO GIẢM 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Shop Gấu Dâu Miniso 75cm Cao Cấp Giá Rẻ

Gấu Dâu Miniso Cao Cấp

59.000 ₫
120.000 ₫
40cm
60cm
70cm
100cm
51%giảm
Thú Nhồi Bông Heo Ôm Bình Sữa Cao Cấp

Gấu Bông Heo Ôm Bình Sữa

69.000 ₫
115.000 ₫
35cm
50cm
70cm
40%giảm
Gấu Bông Heo Đội Vương Miện Hoàng Thượng Hoàng Hậu Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Bông Heo Đội Vương Miện

150.000 ₫
315.000 ₫
55cm
52%giảm
Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Ảnh Thực Tế Gấu Bông Chó Husky Ngáo 1m5

Thú Nhồi Bông Chó Husky Siêu To

250.000 ₫
490.000 ₫
150cm
49%giảm
Shop Chó Nhồi Bông Mặt Xệ

Gấu Bông Chó Pug Nhồi Bông Mặt Xệ Nhăn

180.000 ₫
315.000 ₫
60cm
43%giảm
Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công Ty Quốc Luật

  1. Địa Chỉ: 85 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
  2. SĐT / Zalo: 0948.682.349 (Mr.Luân)

_____GÓC ƯU ĐÃI MUA BÁN GẤU BÔNG QUÀ TẶNG_____

***** CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM Quanh Khu Vực Xưởng) (Miễn Phí)

***** GIÁ BÁN LẺ CHỈ BẰNG 50% GIÁ BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

***** FREE SHIP TOÀN QUỐC (ĐƠN HÀNG >= 150K)

==> Phí SHIP (ĐƠN HÀNG < 150K): 25K

***** MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG: NHẬN NGAY GIÁ XƯỞNG (BẤT KỂ SỈ HAY LẺ) (GIẢM GIÁ SỐC)

***** MIỄN PHÍ BAO GÓI QUÀ KÈM NƠ XINH ĐI SINH NHẬT

_________THỜI GIAN GIAO/ NHẬN GẤU BÔNG:__________

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY*****

TÂY NINH: CÓ DỊCH VỤ GIAO TRONG NGÀY (BÁN KÍNH <= 40KM) (Miễn Phí Toàn Tỉnh)

CỦ CHI: CÓ DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY (PHỤ PHÍ 25K)

*****DỊCH VỤ GIAO HÀNG THƯỜNG (FREESHIP TOÀN QUỐC)*****

TPHCM (CÁC QUẬN/ HUYỆN CÒN LẠI): HÔM NAY ĐẶT – NGÀY MAI GIAO (Miễn Phí)

CÁC TỈNH THÀNH KHÁC: 1 – 5 Ngày Nhận Được Gấu (Miễn Phí)

Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Của Pháp Luật

Thuế giá trị gia tăng là gì? Các quy định pháp luật về thuế GTGT. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật như thế nào?

Luật Thuế giá trị gia tăng ra đời đánh dấu sự phát triển về chính sách thuế giá trị gia tăng. Các quy định của Luật thuế giá trị gia tăng góp phần làm cho hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện.

Đặc biệt, vai trò của thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy thực hiện tốt chế độ chứng từ trong công tác kế toán. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các kế toán của các cơ sở kinh doanh cần nắm cụ thể và chi tiết việc kê khai, tính thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Nhằm hỗ trợ Quý Khách hàng hiểu thêm các quy định về luật thuế gtgt, cách tính vat 10, cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất, chúng tôi xin tổng hợp và phân tích trong bài viết sau đây.

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật
Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật

1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ? CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Ta có thể thấy thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng trong Tiếng Anh là Value Added Tax hay Goods and Services Tax.

Như vậy, theo quy định của luật thuế việt nam – Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 bản chất của thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng mới là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.1. Là thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất lớn

Căn cứ quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 thì mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội.

Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Vậy, đối tượng nào không phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định về đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế trực tiếp với cơ quan Nhà nước. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chính là người có nghĩa vụ đóng thuế (xem hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).

Một số đối tượng không chịu thuế quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:

  1. Nông, thủy sản chưa chế biến;
  2. Vật nuôi, giống cây trồng;
  3. Muối;
  4. Dịch vụ tín dụng;
  5. Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng;

Ngoài ra, tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC cũng quy định một số trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng gồm:

  1. Nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền;
  2. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản;
  3. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

Thông tư số 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng liệt kê một số trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định:

  1. Dùng tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp;
  2. Luân chuyển các tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;
  3. Thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm;
  4. Nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan Nhà nước…

2.2. Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng (xem các phương pháp tính giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ).

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế giá trị gia tăng với những loại thuế gián thu khác. Nếu như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế xuất – nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế giá trị gia tăng lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.

2.3. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau

Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước (xem cách tính thuế 10 vat).

Nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu (tham khảo cách tính thuế hoàn công nhà).

3. HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CÁC LOẠI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Theo Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) và bãi bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của bộ tài chính thì việc xác định phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ sẽ căn cứ vào hồ sơ kê khai thuế của cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế (tham khảo mẫu đơn xin chuyển đổi phương pháp tính thuế).

Hiện nay, theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư số 219/2013/TT-BTC,…và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc tính thuế giá trị gia tăng như sau:

3.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa, dịch vụ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 quy định giá tính thuế bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh, sản xuất được hưởng. Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng là đồng Việt Nam.

Chi tiết giá hàng hóa, dịch vụ được sử dụng làm căn cứ xác định khoản thuế gtgt trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

– Hàng hóa nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu hoặc/và thuế bảo vệ môi trường hoặc/và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có);

– Hoạt động cho thuê tài sản: Số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

– Hàng hóa bán trả góp, trả chậm: Giá bán theo phương thức trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng, không gồm lãi trả góp, trả chậm;

– Gia công hàng hóa: Giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;

– Hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì tính theo công thức:

Thuế suất được hiểu là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.

Tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10% với những quy định cụ thể như sau:

  1. Thuế suất 0% được áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng. Thông tư 130/216/TT-BTC hướng dẫn cụ thể các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%: Tái bảo hiểm; chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu; …
  2. Thuế suất 5%: Áp dụng với các sản phẩm quy định tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau: Nước sạch sinh hoạt, phân bón, nông sản, thủy sản, quặng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, …
  3. Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ không áp dụng 2 mức thuế suất 0% và 5%.

3.2. Các cách tính thuế vat phải nộp

Tùy thuộc vào đối tượng khác nhau khi tính thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng phương pháp tính khác nhau. Theo quy định hiện nay tính thuế giá trị gia tăng theo hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

3.2.1. Cách tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ

Tại Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gtgt áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

  1. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
  2. Cơ sở kinh doanh đăng ký một cách tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp các hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện nộp thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ bao gồm:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ về kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

-Doanh nghiệp mới được thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp mới được thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của luật đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ/có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

– Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

*) Cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ như sau:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định như sau:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng các chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế gtgt đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế giá trị gia tăng và tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Hướng dẫn cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Hướng dẫn cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ (xem chi tiết cách khấu trừ thuế gtgt đầu vào và đầu ra).

Theo quy định về phương pháp tính thuế gtgt khấu trừ tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ:

  1. Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn;
  2. Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được xác định như sau:

Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (xem thêm phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu).

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì căn cứ vào giá đã có thuế. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng (xem hướng dẫn cách khấu trừ thuế gtgt).

Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

+) Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ:

i. Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

ii. Trường hợp xác định được bên bán đã thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán;

iii. Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn (xem cách tính thuế gtgt được khấu trừ).

+) Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ:

  1. Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn giá trị gia tăng bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu (tham khảo cách tính thuế gtgt hàng nhập khẩu) nhưng
  2. Nếu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn giá trị gia tăng được xác định là giá đã có thuế giá trị gia để làm cơ sở xác định đúng số thuế giá trị gia tăng phải nộp.

3.2.2. Cách tính thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp

Tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng với các đối tượng như sau:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự;

– Hộ, cá nhân kinh doanh;

– Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và phát triển, khai thác dầu khí.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Tỷ lệ phần trăm (%) theo phương pháp tính thuế gtgt trực tiếp trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu thì doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng nhóm ngành nghề với các mức tỷ lệ tương ứng theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh (tham khảo cách tính thuế gtgt trực tiếp).

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền về doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

3.2.3. Công thức tính thuế gtgt theo phương pháp khoán

Tại Điều 38 Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định các đối tượng (trường hợp) nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm:

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.

Tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng thì cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ:

+ Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh.

+ Cá nhân cho thuê tài sản.

+ Cá nhân ký hợp đồng trực tiếp làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, cá nhân chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng khi có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì số thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán được xác định theo công thức tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó:

a) Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…

Trường hợp cá nhân hoạt động kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu để tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ tính thuế GTGT được xác định như sau:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng hay còn gọi tỷ lệ thuế tính trên doanh thu bao gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5% (xem cách tính thuế vat 10 tại đây).

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

Các hoạt động kinh doanh khác thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

c) Một số lưu ý trong cách tính giá trị gia tăng theo phương pháp này:

– Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ ấn định doanh thu tính thuế khoán.

4. XÁC ĐỊNH KHOẢN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN, CHẾ TÁC VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ

Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Trị giá tính thuế hay giá thanh toán của vàng, bạc và đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. (xem hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý).

Giá thanh toán của vàng, bạc và đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho việc mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ (-) vào GTGT của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, GTGT âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

Trên đây là các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng, cách tính thuế vat phải nộp theo quy định mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp cho các Quý Khách hàng các thắc mắc khi tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng, về các lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, thuế.

Nếu Quý Khách hàng cần được tư vấn cách tính thuế gtgt phải nộp, cách tính 10 vat hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Sản phẩm khuyến mãi

Địa Chỉ Bán Gấu Teddy Thêu Tim Love Giá Rẻ Tại TPHCM

Gấu Teddy Thêu Tim Love

140.000 ₫
295.000 ₫
90cm
53%giảm
Tư vấn sản phẩm
Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Lâm Phát Đạt (Miễn Phí Gói Quà Sinh Nhật)

Mobile: 0869.682.139

SP: TÂY NINH, CỦ CHI - Giao Nhanh Trong Ngày (SÁNG đặt CHIỀU giao)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Miễn Ship (Bán Kính 40KM Quanh Huyện Gò Dầu)

Mobile: 0869.682.139

SP: ĐC: Xóm Bắp (Gần Chợ Gò Dầu - Tây Ninh)



Zalo