Luật Nhà Ở Số 65/2014/Qh13 | Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Luật nhà ở số 65 2014 qh13 (“Luật Nhà ở năm 2014”) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 bao gồm 13 chương và 183 Điều. Luật Nhà ở năm 2014 ra đời nhằm khắc phục những hạn chế trên của Luật Nhà ở năm 2005, đồng thời tạo một bước tiến mới trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp, tóm tắt và trích dẫn những nội dung chính của Luật nhà ở mới nhất để Quý Khách hàng cùng tham khảo.
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương I gồm 06 Điều, từ Điều 01 đến Điều 06.
Luật nhà ở năm 2014 quy định rõ về Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); Đối tượng áp dụng (Điều 2); Giải thích từ ngữ (Điều 3); Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở (Điều 4); Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở (Điều 5) và Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6). Theo đó,
Luật nhà ở 2014 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê và/hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Hộ gia đình, cá nhân có quyền đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn nhà, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác để có chỗ ở theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật Nhà ở năm 2014 cũng đã định nghĩa một cách rõ ràng các thuật ngữ để đảm bảo việc áp dụng pháp luật về nhà ở một cách rõ ràng; Luật Nhà ở năm 2014 cũng nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm để bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của các chủ sở hữu.
2. QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU NHÀ Ở TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương II gồm 06 Điều, từ Điều 07 đến Điều 12.
Chương này quy định về Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 7); Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở (Điều 8); Công nhận quyền sở hữu nhà ở (Điều 9); Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (Điều 10); Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (Điều 11); Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở (Điều 12).
Điều 7 Luật nhà ở năm 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở tại nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định Điều 159 của Luật nhà ở năm 2014.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở và việc công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014.
3. PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương III gồm 05 Mục, từ Điều 13 đến Điều 48.
3.1 Quy định chung về phát triển nhà ở
Mục này quy định về Chính sách phát triển nhà ở (Điều 13); Yêu cầu đối với phát triển nhà ở (Điều 14); Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương (Điều 15); Xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở (Điều 16); Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 17); Các trường hợp phát triển nhà ở và trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án (Điều 18); Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 19); Nguyên tắc kiến trúc nhà ở (Điều 20).
3.2 Phát triển nhà ở thương mại theo dự án
Mục này quy định về Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại (Điều 21); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án (Điều 22); Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (Điều 23); Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại (Điều 24); Quyền của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại (Điều 25); Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại (Điều 26).
3.3 Phát triển nhà ở công vụ
Mục này quy định về nhà ở công vụ và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ (Điều 27); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án (Điều 28); Đất để xây dựng nhà ở công vụ (Điều 29); Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ (Điều 30); Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ (Điều 31); Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ (Điều 32); Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ (Điều 33); Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ (Điều 34).
3.4 Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Mục này quy định về nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 35); Các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 36); Đất xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 37); Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án (Điều 38); Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 39); Quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 40); Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư (Điều 41).
3.5 Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
Mục này quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn (Điều 42); Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị (Điều 43); Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (Điều 44); Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (Điều 45); Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (Điều 46); Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở (Điều 47); Hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị (Điều 48).
4. CHÍNH SÁCH VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương IV gồm 03 Mục, từ Điều 49 đến Điều 66.
4.1 Những quy định chung
Luật Nhà ở năm 2014 quy định rõ về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 49); Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 50); Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 51); Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 52).
Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở năm 2014 thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở năm 2014;
- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
4.2 Chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, để bán
Mục này quy định về Các hình thức phát triển nhà ở xã hội (Điều 53); Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (Điều 54); Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội (Điều 55); Đất để xây dựng nhà ở xã hội (Điều 56); Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (Điều 57); Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (Điều 58); Ưu đãi đối với tổ chức tự lo chỗ ở cho người lao động (Điều 59); Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư (Điều 60); Xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng (Điều 61); Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội (Điều 62); Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (Điều 63); Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội (Điều 64).
4.3 Chính sách nhà ở xã hội cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở
Mục này quy định về Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở (Điều 65); Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở (Điều 66).
5. TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
Chương V gồm 08 Điều, từ Điều 67 đến điều 74.
Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở (Điều 67); Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở (Điều 68); Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại (Điều 69); Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (Điều 70); Vốn cho phát triển nhà ở công vụ (Điều 71); Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư (Điều 72); Vốn cho phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (Điều 73); Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội (Điều 74).
6. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ Ở TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương VI gồm 04 Mục, từ Điều 75 đến Điều 97.
6.1 Quy định chung về quản lý, sử dụng nhà ở
Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở (Điều 75); Lập hồ sơ về nhà ở (Điều 76); Lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở (Điều 77); Bảo hiểm nhà ở (Điều 78); Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử (Điều 79) (ấn để tải luật nhà ở thuvienphapluat).
6.2 Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 80); Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 81); Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 82); Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 83); Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 84).
6.3 Bảo hành, bảo trì cải tạo nhà ở
Mục này quy định về việc bảo hành nhà ở (Điều 85); Bảo trì nhà ở (Điều 86); Cải tạo nhà ở (Điều 87); Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở (Điều 88); Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê (Điều 89); Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 90); Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 91).
6.4 Phá dỡ nhà ở
Mục này quy định các trường hợp nhà ở phải phá dỡ (Điều 92); Trách nhiệm phá dỡ nhà ở (Điều 93); Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở (Điều 94); Cưỡng chế phá dỡ nhà ở (Điều 95); Chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phá dỡ (Điều 96); Phá dỡ nhà ở đang cho thuê (Điều 97).
7. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ ĐƯỢC LUẬT NHÀ Ở 2014 QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Chương VII gồm 02 Mục, từ Điều 98 đến Điều 116.
7.1 Quản lý, sử dụng, bảo trì nhà chung cư
Mục này quy định về Phân hạng nhà chung cư (Điều 98); Thời hạn sử dụng nhà chung cư (Điều 99); Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư (Điều 100); Chỗ để xe và việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư (Điều 101); Hội nghị nhà chung cư (Điều 102); Ban quản trị nhà chung cư (Điều 103); Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư (Điều 104); Quản lý vận hành nhà chung cư (Điều 105); Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (Điều 106); Bảo trì nhà chung cư (Điều 107); Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu (Điều 108); Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu (Điều 109).
7.2 Phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 110); Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 111); Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 112); Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 113); Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Điều 114); Phương án bố trí tái định cư khi phá dỡ nhà chung cư (Điều 115); Bố trí nhà ở tái định cư (Điều 116).
8. QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở NHƯ THẾ NÀO?
Chương VIII gồm 11 Mục, từ Điều 117 đến Điều 158.
8.1 Quy định chung về các giao dịch về nhà ở
Mục này quy định về Các hình thức giao dịch về nhà ở (Điều 117); Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch (Điều 118); Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở (Điều 119); Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở (Điều 120); Hợp đồng về nhà ở (Điều 121); Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở (Điều 122).
8.2 Mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
Mục này quy định về giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Điều 123); Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Điều 124); Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần (Điều 125); Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 126); Mua bán nhà ở đang cho thuê (Điều 127); Mua trước nhà ở (Điều 128) (tham khảo Luật thương mại mới nhất 2014).
8.3 Cho thuê nhà ở
Mục này quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở (Điều 129); Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 130); Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở (Điều 131); Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở (Điều 132); Quyền tiếp tục thuê nhà ở (Điều 133).
8.4 Thuê mua nhà ở xã hội
Mục này quy định về thủ tục thuê mua nhà ở xã hội (Điều 134); Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội (Điều 135); Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua (Điều 136).
8.5 Tặng cho nhà ở
Mục này quy định về việc tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 137); Tặng cho nhà ở đang cho thuê (Điều 138).
8.6 Đổi nhà ở
Mục này quy định về việc đổi nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 139); Đổi nhà ở đang cho thuê (Điều 140); Thanh toán giá trị chênh lệch (Điều 141).
8.7 Thừa kế nhà ở
Mục này quy định về thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất (Điều 142); Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần (Điều 143).
8.8 Thế chấp nhà ở
Mục này quy định về bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở (Điều 144); Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 145); Thế chấp nhà ở đang cho thuê (Điều 146); Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (Điều 147); Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (Điều 148); Xử lý tài sản nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp (Điều 149).
8.9 Góp vốn bằng nhà ở
Mục này quy định về điều kiện, thủ tục góp vốn bằng nhà ở (Điều 150); Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 151); Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê (Điều 152).
8.10 Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
Mục này quy định về việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 153); Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở (Điều 154).
8.11 Ủy quyền quản lý nhà ở
Mục này quy định về nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở (Điều 155); Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều 156); Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở (Điều 157); Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở (Điều 158).
9. QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI
Chương IX gồm 04 Điều, từ Điều 159 đến Điều 162.
Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 159); Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 160); Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 161).
Tại Điều 159 Luật nhà ở chung cư – Luật Nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và pháp luật có liên quan;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
– Cá nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho và/hoặc nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ các khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Các quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Điều 160, Điều 161 và Điều 162 Luật Nhà ở năm 2014.
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu như sau:
– Căn cứ vào thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các nội dung sau đây:
- Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở;
- Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
- Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Số lượng căn hộ chung cư mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư; số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có một hoặc nhiều dự án nhưng có tổng số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc tương đương bằng 2.500 căn.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
– Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:
- Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
- Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
- Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
10. HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÀ Ở
Chương X gồm 04 Điều, từ Điều 163 đến Điều 166.
Theo quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở năm 2014 thì hệ thống thông tin về nhà ở bao gồm:
– Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nhà ở;
– Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng;
– Cơ sở dữ liệu về nhà ở.
Theo quy định tại Điều 164 Luật Nhà ở năm 2014 thì cơ sở dữ liệu về nhà ở phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, được kết nối với cơ sở dữ liệu và thông tin về đất đai.
Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia, bảo đảm công khai, thống nhất giữa thông tin về nhà ở và thông tin về đất ở gắn với nhà ở đó.
11. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở
Chương XI gồm 10 Điều, từ Điều 167 đến Điều 176.
Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở (Điều 167); Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (Điều 168); Thông qua, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở (Điều 169); Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở (Điều 170); Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở (Điều 171); Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở (Điều 172); Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở (Điều 173); Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở (Điều 174); Trách nhiệm của Bộ Xây dựng (Điều 175); Thanh tra nhà ở (Điều 176) (ấn để tải Luật nhà ở 2014 doc).
12. LUẬT NHÀ Ở 2014 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở
Chương XII gồm 02 Mục, từ Điều 177 đến Điều 180.
12.1 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở
Tại Điều 177 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải. Đồng thời, tại Điều 177 Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng.
Quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về nhà ở được quy định tại Điều 178.
12.2 Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở
Theo quy định tại Điều 179 Luật Nhà ở năm 2014 về việc xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở thì người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 179 của Luật Nhà ở năm 2014 còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
13. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH TRONG LUẬT NHÀ Ở 2014
Chương XIII gồm 03 Điều, từ Điều 181 đến Điều 183.
Luật nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Điều 182 Luật xây dựng nhà ở mới nhất – Luật Nhà ở nă 2014 quy định rõ:
– Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt trước ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, trừ trường hợp thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung của dự án do Nhà nước điều chỉnh lại quy hoạch đã phê duyệt hoặc trường hợp phải dành diện tích đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội hoặc phải dành diện tích nhà ở xã hội để cho thuê theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Đối với dự án phát triển nhà ở xã hội không có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương nhưng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật nhà ở năm 2014.
– Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thương mại từ chủ đầu tư nhưng đến ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của Luật nhà ở năm 2014.
– Đối với nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị trước ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thì các chủ sở hữu có thể tổ chức bầu lại Ban quản trị để hoạt động theo mô hình quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 hoặc giữ nguyên mô hình để hoạt động đến hết nhiệm kỳ của Ban quản trị.
– Đối với trường hợp ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở trước ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực mà các bên thỏa thuận về thời hạn bảo hành nhà ở, diện tích mua bán, thuê mua nhà ở khác với quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì các bên tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận lại theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Pháp luật về nhà ở năm 2014 ra tạo một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện tình hình thị trường bất động sản. Đảm bảo quyền sở hữu nhà ở, nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với quá trình hội nhập.
Nếu Quý Khách hàng còn bất kỳ các thắc mắc hoặc muốn tư vấn cụ thể hơn các vấn đề pháp lý liên quan đến Luật Nhà đất thì vui lòng liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được hỗ trợ tốt nhất.