Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Danh Mục Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Tại Việt Nam

Trước khi thành lập doanh nghiệp hay bắt đầu một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh thường quan tâm đến việc kinh doanh sản phẩm gì, sản phẩm, dịch vụ này có được kinh doanh không, nếu được kinh doanh thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn tổng hợp các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam để khách hàng có thể lựa chọn được các ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam

1. HỆ THỐNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH LÀ GÌ?

Trước khi kinh doanh bất cứ ngành nghề, lĩnh vực gì bạn đều phải tìm hiểu chi tiết về ngành nghề đó. Những câu hỏi đặc biệt được quan tâm như:

  1. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam là gì?
  2. Các loại ngành nghề kinh doanh, các loại nghề nghiệp hiện nay?
  3. Các ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề nghiệp ở việt nam?
  4. Các ngành nghề phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
  5. Hệ thống ngành nghề kinh doanh được hiểu như thế nào?
  6. Có bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?

Hiện nay, các ngành nghề đăng ký kinh doanh được thống kê theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất hay còn được gọi là Danh mục ngành nghề kinh doanh bằng tiếng Việt được áp dụng từ ngày 20/8/2018.

Không có khái niệm pháp lý chính xác về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam là gì. Tuy nhiên, theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam là tổng hợp toàn bộ danh sách các ngành nghề kinh doanh.

Theo Quyết định này, Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm 5 cấp, tương ứng với các nhóm ngành nghề như sau:

  1. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  2. Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  3. Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  4. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  5. Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

So với Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam năm 2007 thì hiện nay, số ngành nghề cấp 5 đã tăng từ 642 ngành lên 734 ngành nghề. Như vậy, hệ thống ngành nghề kinh tế năm 2018 đã bổ sung thêm những ngành kinh doanh mới, những hình thức kinh doanh mới.

Danh mục mã ngành nghề đăng ký kinh doanh hay danh mục đăng ký kinh doanh chính là mã ngành hệ số 4 được liệt kê trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/9/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp thì:

1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…

Mã ngành nghề kinh doanh năm 2017 có khác với danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh mới không? Mã ngành nghề kinh doanh năm 2017 được áp dụng theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam.

Danh sách ngành nghề kinh doanh được áp dụng để áp mã số kinh doanh, mã đăng ký kinh doanh là Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Để xem ngành nghề kinh doanh tại nhà, bạn chỉ cần tìm kiếm trên mạng Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg hoặc tìm kiếm với các cụm từ như: Danh sách các nghề nghiệp; Danh sách các ngành nghề tại Việt Nam; Danh sách nghề nghiệp hiện nay; Danh sách các nghề nghiệp tại Việt Nam, Danh sách nghề nghiệp ở Việt Nam, mã ngành đăng ký kinh doanh mới nhất, nghề buôn bán, Tổng hợp các ngành nghề, Ngành nghề buôn bán kinh doanh,…

Hệ thống ngành nghề kinh doanh
Hệ thống ngành nghề kinh doanh

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được cung cấp các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất, ngành kinh doanh mới xuất hiện, bảng ngành nghề kinh doanh; các hình thức kinh doanh mới, các loại nghề nghiệp hiện nay hay các lĩnh vực kinh doanh mới, các ngành kinh doanh mới, các nghề tự kinh doanh, các nghề nghiệp ở Việt Nam, các nghề kinh doanh, kinh doanh mới nhất hiện nay…

Vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế cũ thì có bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhập ngành nghề kinh doanh mới, loại hình kinh doanh mới không?

Công văn số 234/ĐKKD-NV ngày 20/8/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc thi hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã chỉ rõ doanh nghiệp có trách nghiệm trong việc cập nhật ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mới.

i. Không bắt buộc phải cập nhập ngành nghề kinh doanh mới

Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018:

Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới.

Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh khuyến khích và hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành nghề kinh doanh mới.

ii. Bắt buộc phải cập nhập ngành nghề kinh doanh mới

Đối với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh, đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập hoặc thay đổi ngành nghề trước ngày 20/8/2018 nhưng chưa được chấp thuận trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp, nếu tên, mã ngành nghề đã kê khai có sự thay đổi so với Hệ thống ngành mới thì phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh, đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nộp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh đã được Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc hồ sơ hợp lệ trước ngày 20/8/2018 nhưng doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy sau ngày 20/8/2018 và mã ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg có sự thay đổi so với Hệ thống ngành mới thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin.

Doanh nghiệp có được kinh doanh ngành nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?

Hiện nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện thông tin về đăng ký ngành nghề kinh doanh mà được ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn. Để kiểm tra ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và tiến hành tìm kiếm doanh nghiệp theo mã số doanh nghiệp.

Theo các quy định pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định trực tiếp nào về việc xử phạt đối với hành vi kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định:

Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy, nếu kinh doanh ngành nghề kinh doanh mới, khách hàng phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Trường hợp khách hàng không thực hiện sẽ bị xử phạt như trên.

Danh mục ngành nghề kinh doanh hộ cá thể có trùng khớp với các mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp không?

Hộ kinh doanh là gì? Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành nghề kinh tế được áp dụng chung cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Do vậy, ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trùng khớp với danh mục ngành nghề được áp dụng cho doanh nghiệp.

2. DANH MỤC NGÀNH NGHỀ CẤM KINH DOANH VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM

2.1 Ngành nghề cấm kinh doanh

Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh hay danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, bao gồm:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư năm 2014;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tổng hợp ngành nghề cấm kinh doanh
Tổng hợp ngành nghề cấm kinh doanh

2.2 Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì, lĩnh vực đầu tư có điều kiện là gì, kinh doanh có điều kiện là gì? Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay ngành nghề có điều kiện, là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định ở đâu? Tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi bởi Luật số 03/2016/QH14 ban hành ngày 22/11/2016 quy định về danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam bao gồm 243 ngành, nghề.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2017 không khác với Ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2018. Luật số 03/2016/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và đến nay chưa có văn bản sửa đổi bổ sung nào khác.

Vậy có danh mục các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện không? Luật đầu tư năm 2014 chỉ quy định danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, danh mục kinh doanh có điều kiện. Các ngành nghề kinh doanh không thuộc hai danh mục ngành nghề trên là các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

Mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện có được quy định tại danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện không? Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện không quy định mã ngành nghề. Mã ngành nghề được áp dụng thống nhất theo Hệ thống ngành nghề kinh tế ở Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

2.3 Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam

2.3.1 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ATTP

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định như sau:

Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Như vậy, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân khác khi kinh doanh, sản xuất các loại thực phẩm thì đều phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm.

a) Cơ sở kinh doanh ăn uống cần những gì?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm các loại hình:

  1. Cơ sở chế biến suất ăn sẵn;
  2. Căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống;
  3. Cửa hàng ăn uống;
  4. Cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 4 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 12/11/2018, cụ thể như sau:

b) Nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng điều kiện:

  1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

c) Điều kiện của Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  4. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

d) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm:

  1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

e) Các điều kiện khác:

  1. Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
  2. Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  3. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/9/2017, có hiệu lực từ ngày 01/11/2017, trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có hoạt động bán lẻ rượu thì phải xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.

2.3.2 Kinh doanh dịch vụ giải trí cần đáp ứng điều kiện gì?

Kinh doanh dịch vụ giải trí bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: kinh doanh trò chơi điện tử; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu…

Mỗi loại hình kinh doanh sẽ tương ứng với các điều kiện khác nhau. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn điều kiện đối với kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng).

Điều 35 Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 06/11/2009 về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, được sửa đổi bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính Phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch quy định về điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng) như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau:

a) Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên;

b) Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam.

2. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau:

a) Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế này;

b) Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

3. Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ internet.

Kinh doanh dịch vụ internet là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 15/7/2013 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/3/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2018 quy định về ngành nghề kinh doanh dịch vụ internet, kinh doanh dịch vụ internet được hiểu như sau:

2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ Internet khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ Internet.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa chính hoặc cửa phụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng chính hoặc cổng phụ của cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú từ 200m trở lên;

c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là đại lý Internet thì thêm nội dung “Đại lý Internet”. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp thì thêm nội dung “Điểm truy nhập Internet công cộng”;

d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác;

đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;

e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;

g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Các thủ tục đăng ký kinh doanh internet được chúng tôi hướng dẫn cụ thể tại bài viết về kinh doanh dịch vụ internet.

2.3.3 Điều kiện kinh doanh thuốc thú ý

Kinh doanh thuốc thú ý bao gồm hoạt động bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu thuốc thú ý. Căn cứ Điều 92 Luật thú y năm 2015, Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/5/2016 (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp), doanh nghiệp hoạt động bán buôn thuốc thú ý phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là:

  1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
  3. Có địa Điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.
  4. Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
  5. Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.
  6. Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.
  7. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra Điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú ý thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y là:

  1. Có đủ các điều kiện buôn bán thuốc thú y như trên;
  2. Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;
  3. Có kho bảo đảm các Điều kiện pháp luật.
  4. Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.
  5. Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y.
  6. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.
  7. Các thắc mắc của khách hàng như: Ngành dịch vụ là gì, ngành kinh doanh là gì, ngành kinh doanh thương mại ra làm gì, dịch vụ kinh doanh là gì, dịch vụ tư vấn là gì, hỗ trợ kinh doanh là gì, kinh doanh dịch vụ là gì, kinh doanh ngành dịch vụ, Kinh doanh online có cần giấy phép, kinh doanh theo mang lam rung chuyen the gioi, kinh doanh đồ điện tử, luật kinh doanh là gì, luật kinh doanh buôn bán… sẽ được chúng tôi tư vấn, hướng dẫn trực tiếp trên đường dây nóng tư vấn pháp luật.

3. HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, TRA CỨU DOANH NGHIỆP, TRA GIẤY PHÉP KINH DOANH.

Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, không phải ai cũng biết cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về vấn đề này như:

  1. Tra cứu ngành nghề doanh nghiệp bằng cách nào?
  2. Có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế không?
  3. Tra cứu ngành nghề kinh doanh công ty như thế nào?
  4. Những cách để tra mã ngành kinh doanh chính xác?
  5. Tra cứu thông tin ngành nghề doanh nghiệp?

Việc tra mã ngành nghề kinh doanh được thực hiện như sau:

Cách 1: Tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Khi thực hiện thủ tục này, bạn có thể tra cứu trực tiếp tại Quyết định 27/2018/NĐ-CP. Quyết định 27/2018/NĐ-CP là văn bản chính thống ghi nhận toàn bộ danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bạn cần chú ý chỉ ghi ngành nghề theo mã ngành hệ số 4.

Cách 2: Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế

Kể từ ngày 01/7/2015, mã số thuế trùng khớp với mã số doanh nghiệp của công ty. Căn cứ Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014:

  1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
  2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.”

Để tra cứu ngành nghề kinh doanh qua mã số thuế, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Nhập mã số doanh nghiệp trong mục tìm kiếm doanh nghiệp. Sau đó, trang website sẽ hiện lên doanh nghiệp bạn cần tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Bạn click vào tên doanh nghiệp. Các thông tin về doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, mã số doanh nghiệp, loại hình pháp lý, ngày bắt đầu thành lập, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật và toàn bộ ngành nghề kinh doanh của công ty đó.

Phương pháp tra cứu này cũng được áp dụng đối với việc tra cứu doanh nghiệp đang hoạt động, tra cứu số giấy phép kinh doanh theo tên doanh nghiệp, tra cứu số đăng ký kinh doanh, tra cứu đăng ký kinh doanh, tra số đăng ký kinh doanh, kiểm tra đăng ký kinh doanh có phải là mới nhất không…

Có tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể, tra cứu thông tin hộ kinh doanh cá thể được không? Hiện nay, thông tin về hộ kinh doanh chưa được công bố công khai trên trang thông tin điện tử nên không thể tự tra cứu thông tin hộ kinh doanh. Nếu bạn muốn tra cứu hộ kinh doanh cá thể hay tra cứu danh sách cấm xuất cảnh, tra cứu giấy phép kinh doanh bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể.

DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP KINH DOANH TPHCM CỦA CHÚNG TÔI

Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là gì? Giấy phép kinh doanh được hiểu là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước được cấp cho các doanh nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thông thường, Giấy phép kinh doanh được cấp sau khi doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi ký hợp đồng tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh của chúng tôi, bạn sẽ được sử dụng các dịch vụ:

-Tư vấn các điều kiện kinh doanh cụ thể đối với từng ngành nghề như: Kinh doanh sơn nước cần bao nhiêu vốn, kinh doanh tạp hóa cần những gì, kinh doanh online có cần giấy phép, tư vấn mở cửa hàng đồ sắt, mở cây xăng cần bao nhiêu vốn, mở tiệm cầm đồ cần những gì, dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống, hoạt động tư vấn quản lý…

-Giải đáp toàn bộ các thắc mắc pháp lý của khách hàng như: lĩnh vực kinh doanh là gì, đăng ký kinh doanh là gì, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nghị định 72 về kinh doanh có điều kiện là gì, cá nhân kinh doanh là gì, cơ sở kinh doanh là gì, thương mại dịch vụ bao gồm những ngành nào, thế nào là thương mại dịch vụ, hộ kinh doanh tiếng anh là gì…

-Soạn thảo toàn bộ bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh và hướng dẫn khách hàng thu thập, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định pháp luật.

-Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả, giải trình với cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục.

-Ngoài ra, Quý khách hàng còn được sử dụng các dịch vụ tư vấn miễn phí như:

  1. Tư vấn hợp tác kinh doanh đồ gia dụng, tư vấn ngành nghề, loại hình buôn bán gì thích hợp với nhu cầu của khách hàng, tự kinh doanh tại nhà, thành lập cơ sở kinh doanh, mô hình kinh doanh nước đá viên, hợp tác sản xuất không cần vốn, mua bán vật nuôi tphcm…
  2. Cung cấp các danh sách các công ty của mỹ tại việt nam, danh sách các công ty phá sản ở việt nam, danh sách công ty thẩm định giá, danh sách công ty xuất nhập khẩu mới thành lập, kiến thức kinh doanh cơ bản, kinh nghiệm kinh doanh thiết bị điện nước, nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại, nghệ thuật kinh doanh buôn bán, nghệ thuật kinh doanh nhà nghỉ, mẫu đơn xin đóng cửa hạ biển nhà thuốc, nhân sự ngành luật, việc làm gia công tại nhà…

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp và đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi luôn cung cấp các dịch vụ xin giấy phép kinh doanh (giấy phép con) nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn có nhu cầu xin giấy phép kinh doanh hoặc tư vấn các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được trải nghiệm các dịch vụ pháp lý tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Danh Mục Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Tại Việt Nam

Tổng hợp các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam để khách hàng có thể lựa chọn được các ngành nghề kinh doanh phù hợp (Hãy đọc toàn bộ bài viết Danh Mục Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Tại Việt Nam để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)
Zalo