Tại Sao Công Ty Doanh Nghiệp Phải Mở Tài Khoản Ngân Hàng?
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những công việc quan trọng cần phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp. Vậy tài khoản ngân hàng là gì? Tài khoản doanh nghiệp để làm gì? Làm tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng nào uy tín? Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp có phải tiến hành thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế không?
Các thắc mắc trên của khách hàng sẽ được chúng tôi phân tích và làm rõ trong bài viết: “Tài khoản doanh nghiệp để làm gì? Tại sao công ty phải mở tài khoản”.
1. TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Tài khoản doanh nghiệp, tài khoản thanh toán là gì? Tài khoản doanh nghiệp là một loại tài khoản thanh toán được mở tại ngân hàng nhằm mục đích phục vụ cho các giao dịch nhận, gửi, thanh toán, rút tiền. Thông qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp gửi tiền và ủy quyền quản lý số tiền này cho ngân hàng. Doanh nghiệp có thể dùng tài khoản ngân hàng để chuyển khoản, thanh toán, rút tiền… bất kỳ khi nào.
Số giao dịch ngân hàng là gì, số tài khoản là gì, số tài khoản ngân hàng là gì? Số tài khoản ngân hàng chính là dãy số do ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Số tài khoản không trùng khớp với số thẻ được ghi trên thẻ ngân hàng của doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào ngân hàng đăng ký mà doanh nghiệp sẽ có những số tài khoản khác nhau. Có ngân hàng có số tài khoản 8 số, nhưng cũng có rất nhiều ngân hàng có số tài khoản lên tới 14 số. Khi làm thẻ ngân hàng, số tài khoản và mã PIN ATM sẽ được ghi trong một bì thư kèm theo thẻ ATM. Số tài khoản ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được các giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác.
2. TẠI SAO DOANH NGHIỆP PHẢI MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG?
Thứ nhất: Tài khoản ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết khi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử
Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.
Nộp thuế điện tử có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, thủ tục đơn giản. Doanh nghiệp có thể chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời gian nào mà không phải ra cơ trực tiếp cơ quan thuế để thực hiện thủ tục này. Vì vậy, trong những năm gần đây, cơ quan quản lý nhà nước về thuế luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử.
Khi nộp thuế điện tử, doanh nghiệp phải có tài khoản tại Ngân hàng thương mại liên kết với cơ quan thuế. Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư số 110/2015/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 28/7/2015 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế: Ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Thứ hai: Các giao dịch của doanh nghiệp có giá trị trên 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng) phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng
Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không, hóa đơn thông thường trên 20 triệu có phải chuyển khoản, hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu phải chuyển khoản không, quy định về chuyển khoản trên 20 triệu, quy định hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản từ năm nào, chi phí trên 20 triệu phải chuyển khoản, thanh toán trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được.
Khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 quy định:
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Vậy trường hợp nào thì hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản, hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt? Khoản 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định một số khoản chi trên 20 triệu không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm:
- Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
- Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;
Bên cạnh đó, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng, được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:
Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
Như vậy, để được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng đối với các khoản chi trên 20 triệu đồng, doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Thứ 3: Tài khoản doanh nghiệp thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí khi thực hiện các giao dịch thanh toán và nhận tiền của khách hàng.
Thứ 4: Tài khoản ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách địa lý trong kinh doanh. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các doanh nghiệp có vị trí cách nhau hàng nghìn kilomet có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Để thực hiện được các công việc trên, doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán.
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản ngân hàng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, tiền lương… thông qua các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Vậy ủy nhiệm chi là chứng từ gì, ủy nhiệm thu là gì, giấy ủy nhiệm chi là gì?
Ủy nhiệm chi còn có tên gọi khác là lệnh chi hoặc UNC là phương thức thanh toán mà doanh nghiệp sẽ thành lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh toán của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả cho người thụ hưởng là các đối tác, khách hàng.
Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm do người phát hành gửi vào ngân hàng để ủy quyền cho ngân hàng thực hiện thu tiền hộ từ các đối tác, khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ.
Các câu hỏi khác của khách hàng sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể qua tổng đài tư vấn như:
- Có bắt buộc phải trả lương qua ngân hàng, xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài?
- Cách chuyển tiền từ tài khoản phụ sang tài khoản chính, chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân hay chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản công ty, công ty cho cá nhân vay tiền, công ty vay tiền từ cá nhân hạch toán như thế nào;
- Có được nộp tiền mặt vào tài khoản công ty, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng được thực hiện như thế nào, thủ tục rút tiền từ tài khoản công ty?
- Chuyển đổi tài khoản doanh nghiệp của tôi thành tài khoản cá nhân;
- Bên bán xuất hóa đơn trên 20 triệu đồng không chuyển khoản có bị xử phạt không, xử lý hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản, xử lý chứng từ không thành công tại ngân hàng;
3. THỦ TỤC MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Khi nào thì công ty có thể thực hiện thủ tục mở tài khoản công ty, tạo tk ngân hàng, thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Ngay sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chọn một ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp. Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo mẫu của ngân hàng dự kiến mở tài khoản;
- Bản sao chứng thực CMND của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Vậy nên lập tài khoản ngân hàng nào, nên mở tài khoản ngân hàng nào, nên tạo tài khoản ngân hàng nào? Do tài khoản ngân hàng có thể thực hiện nộp thuế điện tử nên doanh nghiệp nên tạo tài khoản tại các ngân hàng có liên kết với cơ quan thuế.
Danh sách các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế điện tử mới nhất tính đến thời điểm hiện tại, bao gồm:
(BIDV) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | (Techcombank) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam |
(Vietcombank) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam | (DongA Bank) Ngân hàng TMCP Đông Á |
(Mbbank) Ngân hàng TMCP Quân đội | (Eximbank) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam |
(Vietinbank) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam | (Nam A Bank) Ngân hàng TMCP Nam Á |
(ACB) Ngân hàng TMCP Á Châu | (Viet Capital Bank) Ngân hàng TMCP Bản Việt |
(HDBank) Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh | (Wooribank) Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam |
(VIB) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam | (PG Bank) Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex |
(STB) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | (BAOVIET Bank) Ngân hàng TMCP Bảo Việt |
(SHB) Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội | (Viet A Bank) Ngân hàng TMCP Việt Á |
(MSB) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | (NCB) Ngân hàng TMCP Quốc Dân |
(SCB) Ngân hàng TMCP Sài Gòn | (GPBank) Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu |
(ABBank) Ngân hàng TMCP An Bình | (BTMU) Ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ |
(VPBank) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | (Citibank) Ngân hàng Citibank |
(SeABank) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á | (Bac A Bank) Ngân hàng TMCP Bắc Á |
(TPBank) Ngân hàng TMCP Tiên Phong | (Bangkok Bank) Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH |
(LienVietPostBank) Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt | (Việt Nam) Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC |
(SMBC) Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation | (Shinhan Bank Vietnam) Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam |
(Mizuho Bank) Ngân hàng Mizuho | (VRB) Ngân hàng liên doanh Việt – Nga |
(OCEANBANK) Ngân hàng Thương Mại TNHH MTV Đại Dương | (IVB) Ngân hàng TNHH INDOVINA |
(Agribank) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam | (OCB) Ngân hàng TMCP Phương Đông |
(VietBank) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín | (SAIGONBANK) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương |
(KienLongBank) Ngân hàng TMCP Kiên Long | (PVComBank) Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam |
Lưu ý: Các điều kiện mở tài khoản ngân hàng, cách lập tài khoản ngân hàng, các loại tài khoản ngân hàng, phí chuyển tiền hạch toán vào tài khoản ngân hàng, phí sao kê tài khoản ngân hàng là gì, thủ tục cá nhân nộp tiền vào tài khoản công ty, thủ tục đóng tài khoản ngân hàng sẽ được quy định khác nhau theo từng ngân hàng mà doanh nghiệp đăng ký tài khoản.
4. THỦ TỤC THÔNG BÁO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về việc đăng ký số tài khoản ngân hàng, đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký tài khoản với cơ quan thuế, thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, thông báo số tài khoản ngân hàng được thực hiện như thế nào?
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo việc sử dụng tài khoản ngân hàng tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Tài khoản ngân hàng là một trong những thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp. Điều 53 Nghị định 78/2014/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Nội dung thay đổi thông tin đăng ký thuế.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận Thông báo, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Như vậy, hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-1 kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐt ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện công việc;
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện công việc.
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc mở tài khoản ngân hàng của công ty. Có 2 hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh và nộp trực tuyến qua mạng. Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn các bước để doanh nghiệp thông báo mở tài khoản ngân hàng qua mạng:
Bước 1: Đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua website https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Bước 2: Tạo tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi điền đầy đủ các thông tin để tạo lập tài khoản, bạn vào email để kích hoạt tài khoản. Sau đó bạn đăng nhập vào tài khoản, vào mục Quản lý thông tin cá nhân và chọn mục Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh. Tại mục này, bạn điền đầy đủ thông tin và Chọn tệp, tải bản scan CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực lên. Sau 2 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xác thực tài khoản và gửi thông báo xác thực về email đăng ký của bạn;
Bước 3: Nộp hồ sơ bằng cách thực thiện các bước:
- Bạn đăng nhập tài khoản tại website https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
- Vào mục dịch vụ công, chọn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
- Chọn đăng ký doanh nghiệp
- Nhập mã số doanh nghiệp, trang đăng ký sẽ hiện lên các thông tin về doanh nghiệp của bạn;
- Điền đầy đủ các thông tin về tài khoản ngân hàng tại mục thông tin về thuế
- Nộp kèm bản scan các tài liệu có trong hồ sơ nêu trên.
- Sau khi thực hiện xong, bạn chọn mục chuẩn bị, ký số/xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh;
Bước 4: Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận về việc nộp hồ sơ tại email đăng ký;
Bước 5: Nhận thông báo về tình trạng xử lý hồ sơ của doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, bạn sẽ nhận được Thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ nhận được Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó, bạn phải thực hiện bổ sung các thông tin còn thiếu.
Bước 6: Nộp hồ sơ bản gốc và nhận kết quả
Sau khi có Thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ bản gốc tại Phòng đăng ký kinh doanh; Trường hợp hồ sơ gốc hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Vậy có cách nào để tra cứu tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, tra cứu tài khoản ngân hàng đăng ký với cơ quan thuế, tra cứu tài khoản ngân hàng đã đăng ký với cơ quan thuế? Để tra cứu số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, bạn có thể đăng nhập vào website https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Sau đó nhập mã số doanh nghiệp bạn muốn tra cứu và thực hiện các bước tương tự với thủ tục thông báo sử dụng tài khoản ngân hàng. Số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đã đăng ký được ghi nhận tại mục Thông tin thuế trên trường dữ liệu của doanh nghiệp.
Khi thay đổi tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước thông báo việc sử dụng tài khoản ngân hàng mới tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp và thông báo thay đổi số tài khoản trên hợp đồng với các đối tác.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi đã và đang hỗ trợ cho hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khách trên cả nước. Dịch vụ mở tài khoản ngân hàng của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn khách hàng lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu;
- Tư vấn toàn bộ trình tự, thủ tục và giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hiện công việc;
- Soạn thảo toàn bộ bộ hồ sơ mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp;
- Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả thông báo mở tại khoản ngân hàng tại Phòng đăng ký kinh doanh;
Ngoài thủ tục mở tài khoản ngân hàng, chúng tôi còn cung cấp các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp khác như:
- Khắc dấu và Thông báo sử dụng mẫu dấu tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Làm biển tên của doanh nghiệp;
- Nộp tờ khai và lệ phí môn bài;
- Đặt in hóa đơn điện tử, thông báo sử dụng hóa đơn điện tử;
Trên đây là tổng hợp các quy định và hướng dẫn về tài khoản ngân hàng để làm gì, thủ tục mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hy vọng với bài viết này, Quý khách hàng đã hiểu được ý nghĩa của tài khoản doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ mở tài khoản ngân hàng hoặc các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.