Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ

/*
Giới Thiệu Xưởng Sản Xuất Gấu Bông Lâm Phát Đạt
*/

Việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ không còn quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chi tiết được các quy định, cách tính bhxh năm 2018, cách tính bhxh mới nhất.

Hình ảnh sổ bảo hiểm xã hội
Hình ảnh sổ bảo hiểm xã hội

Chúng tôi nhận được rất nhiều các thắc mắc của Quý Khách hàng như:

  1. Đóng bảo hiểm xã hội để làm gì? bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? bảo hiểm lao động là gì? người lao động đóng bảo hiểm bao nhiêu?
  2. Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không? hợp đồng thời vụ có đóng bhxh không? loại hợp đồng nào không phải đóng bhxh 2018?
  3. Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động? không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
  4. Bảo hiểm xã hội 2016 có gì thay đổi? bảo hiểm xã hội 2018 có gì mới? cách tính bảo hiểm xã hội 2018? cách tính bảo hiểm xã hội 2019? cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất?
  5. Nộp bảo hiểm xã hội ở đâu? đóng tiền bảo hiểm xã hội như thế nào? nộp tiền bảo hiểm xã hội qua ngân hàng? thanh toán tiền bảo hiểm xã hội? cách nhận tiền bảo hiểm xã hội?
  6. Cách kiểm tra quá trình đóng bảo hiểm xã hội? kiểm tra sổ bảo hiểm? theo dõi đóng bảo hiểm xã hội? bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội?
  7. Cách tra cứu tham gia bảo hiểm xã hội? tra cứu mức đóng bảo hiểm xã hội, tra thời gian đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Để hỗ trợ Quý Khách hàng biết thêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm doanh nghiệp, bảo hiểm người lao động, bảo hiểm nhà nước cũng như về mức hưởng bhtn, cách tính bhxh 1 lần 2018,… Chúng tôi xin được hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau đây.

1. VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN VÀ ÁP DỤNG

  1. Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
  2. Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
  3. Luật bảo hiểm y tế 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
  4. Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;
  5. Luật công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
  6. Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
  7. Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
  8. Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
  9. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
  10. Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
  11. Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (“quyết định 595 bảo hiểm xã hội”).

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TỪ VIẾT TẮT

  1. Bhxh là gì? Bảo hiểm xã hội (“BHXH”) là sự bảo đảm thay thế/bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).
  2. Bảo hiểm y tế (“BHYT”) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014);
  3. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”) là chế độ nhằm để bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm thất nghiệp mới nhất – Luật việc làm năm 2013);
  4. Kinh phí công đoàn (“KPCĐ”) do cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (quy định tại Điều 26 Luật công đoàn năm 2012).

3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, CÁCH TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ NĂM 2018

Để tính được bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ, biết cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội, cách tính phụ cấp trách nhiệm trong doanh nghiệp, Quý Khách hàng cần phải tham khảo các văn bản pháp luật nêu tại mục trên. Từ năm 2018, bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo hướng dẫn tại Quyết định 595 của BHXH.

Cụ thể như sau:

3.1 Cách tính bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào
Cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào

Theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2012 – luật lao động mới nhất hiện nay, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 – luật mới của bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội là quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động.

Tham gia bảo hiểm xã hội được quyền lợi gì? Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 – bộ luật bảo hiểm xã hội mới nhất, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

  1. Ốm đau.
  2. Thai sản (tham khảo cách tính bảo hiểm thai sản 2018, cách tính thai sản, cách tính tiền thai sản năm hiện nay).
  3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (xem thêm chế độ tai nạn lao dong mới nhất 2018).
  4. Hưu trí.
  5. Tử tuất.

Theo Quyết định 929/QĐ-BHXH thì thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu dành cho công ty như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động

-Người lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký bhxh lần đầu cho đơn vị sử dụng lao động:

  1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu tham gia bảo hiểm xã hội là mẫu TK1-TS).
  2. Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì nộp bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

-Người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài chuẩn bị hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội lần đầu gồm:

  1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  2. Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động/HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

Hồ sơ đăng ký bhxh lần đầu cho công ty

Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH. Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp được mã số BHXH.

Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì? Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH về thủ tục đăng ký bhxh lần đầu cho doanh nghiệp thì hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

  1. Tờ khai đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT (Mẫu TK3-TS);
  2. Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (mẫu danh sách đăng ký sử dụng lao động tham gia BHXH theo mẫu D02-TS – biểu mẫu bhxh mới nhất);
  3. Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS – biểu mẫu bảo hiểm xã hội).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Bước tiếp theo trong thủ tục bảo hiểm xã hội lần đầu là nộp 01 bộ hồ sơ như trên. Đơn vị nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh, BHXH huyện theo quy định của luật bảo hiểm 2018.

Nếu Quý Khách hàng là đơn vị có địa chỉ trụ sở tại các quận 1, quận Bình Thạnh, Quận 12, Nhà Bè,… Bạn phải nộp hồ sơ đăng ký bhxh lần đầu tại bảo hiểm xã hội quận 1, bảo hiểm xã hội bình thạnh, bảo hiểm xã hội quận 12, bảo hiểm xã hội nhà bè bảo hiểm xã hội hcm.

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động làm việc ở tại nước ngoài: sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nêu tại Bước 1 đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại luật lao động mới nhất 2018.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Theo quy định về thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của luật đóng bảo hiểm xã hội, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới không quá 05 ngày. (Xem nhanh mẫu sổ bảo hiểm xã hội bằng tiếng anh, mẫu bảo hiểm xã hội mới nhất, mẫu 103 bhxh mới nhất).

Bước 4: Nhận kết quả do cơ quan BHXH đã giải quyết

Sau khi Doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục làm bảo hiểm xã hội lần đầu nêu trên. Cơ quan có thẩm quyền đã xem xét về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Với những thay đổi về chính sách tiền lương chúng tôi xin hướng dẫn cách tính đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương trong doanh nghiệp và cách tính hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất: Các tính mức đóng bảo hiểm mới nhất

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối tượng tham gia BHXH là ai?
Đối tượng tham gia BHXH là ai?

Tại điều 2 luật bảo hiểm xã hội, Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quyết định bhxh việt nam quy định đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

 (i) Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

-Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 (mười lăm) tuổi theo quy định của luật lao đông việt nam 2018 mới nhất;

-Người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018) (xem thêm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài).

-Cán bộ, công chức hoặc viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức (xem thêm mức đóng bh năm 2018 của công chức, cách tính tiền lương công chức),

-Công nhân quốc phòng/công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh (xem hướng dẫn cách tính lương công an, lương công an tính như thế nào).

-Người quản lý công ty/doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương (tham khảo mức đóng bảo hiểm hiện nay của Giám đốc doanh nghiệp).

-Người hoạt động không chuyên trách ở tại xã, phường, thị trấn (xem chi tiết các mức đóng bảo hiểm xã hội của người hoạt động không chuyên trách).

-Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

  1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (xem chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất của người lao động đi làm việc tại nước ngoài).
  2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở tại nước ngoài;
  3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
  4. Hợp đồng cá nhân (xem hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng với cá nhân).

-Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật mới bảo hiểm xã hội;

-Người lao động được cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

(ii) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ) (hướng dẫn cách đóng bảo hiểm cho người nước ngoài, mức đóng bhxh cho người nước ngoài, quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người nước ngoài tại đây).

(iii) Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ (xem cụ thể mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp).

(iv) Người lao động là người giúp việc gia đình và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng.

Các tính mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được xác định theo công thức:

Mức đóng hàng tháng = Mức lương tháng đóng BHXH    x   Tỷ lệ trích đóng BHXH

Trong đó:

-Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm, mức đóng bhxh của doanh nghiệp và của người lao động như sau:

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào lương của người lao động (mức đóng bảo hiểm của người lao động) Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động (mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp) Tổng cộng (mức đóng bhxh tối đa)
BHXH 8% 17% 25%
BHTNLĐ, BNN 0,5% 0,5%

-Mức lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ vào việc người lao động thuộc đối tượng nào:

  1. Nếu là người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác (nếu có) (xem chi tiết các khoản trích theo lương theo quy định mới nhất).
  2. Nếu là người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các loại phụ cấp trong doanh nghiệp (xem thêm các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm, các loại phụ cấp phải đóng bảo hiểm).

Quý Khách hàng cần lưu ý là theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595 BHXH, mức lương đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và mức lương tối đa đóng bhxh không cao hơn 20 tháng lương cơ sở.

Riêng mức lương tối thiểu đóng BHXH còn phụ thuộc vào trình độ của người lao động như sau:

Đơn vị tính: đồng

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH năm 2019
Người chưa qua học nghề Người đã qua học nghề (+7%)
Vùng I 4.180.000 4.180.000 4.472.600
Vùng II 3.710.000 3.710.000 3.969.700
Vùng III 3.250.000 3.250.000 3.477.500
Vùng IV 2.920.000 2.920.000 3.124.400

Căn cứ các quy định mới về bảo hiểm xã hội 2018 nêu trên, trong năm 2019, hàng tháng, lương đóng bảo hiểm 2019 của người lao động có sự thay đổi so với lương đóng bảo hiểm năm 2018, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng

Vùng Mức đóng BHXH tối đa Mức đóng BHXH tối thiểu
Từ 01/01/2019 Từ 01/7/2019 Người chưa qua học nghề Người đã qua học nghề
Vùng I 2.224.000 2.384.000 334.400 357.808
Vùng II 296.800 317.576
Vùng III 260.000 278.200
Vùng IV 233.600 249.952

Xem chi tiết: cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, cách tính trừ phần trăm, cách tính tổng quỹ lương, cách tính bảo hiểm cho nhân viên, cách tính bảo hiểm xã hội năm 2018 tại đây.

Cách tính đóng bhxh tự nguyện

Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương nào? đóng bảo hiểm theo mức lương nào khi tham gia bảo hiểm tự nguyện? Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia, điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội, gồm:

  1. Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi (xem thêm người lao động đóng bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu phần trăm).
  2. Người hoạt động không chuyên trách ở tại thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
  3. Người lao động giúp việc gia đình (xem chi tiết tỷ lệ tham gia bhxh của người lao động giúp việc gia đình tại đây);
  4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
  5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình (xem thêm tỷ lệ đóng bhxh qua các năm);
  7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
  8. Người tham gia khác.

Tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bhxh mới nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng hàng tháng    =   22%     x     Mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn

Trong đó, mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và tỷ lệ đóng bhxh cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Cụ thể, mức thu nhập tháng thấp nhất để tham gia BHXH tự nguyện là 700.000 đồng/tháng (theo Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) và mức trần đóng bhxh, mức tối đa đóng bhxh cao nhất là 29,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ bản hay còn gọi là mức lương cơ sở từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng).

Như vậy, năm 2019, mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng của người lao động như sau:

Đơn vị tính: đồng

Mức đóng BHXH tối đa (quy định mức đóng bhxh) Mức đóng BHXH tối thiểu (mức bảo hiểm xã hội)
Từ 01/01/2019 Từ 01/7/2019
6.116.000 6.556.000 154.000

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội, tỷ lệ đóng bảo hiểm mới nhất

Đối với trường hợp tiền lương do doanh nghiệp quyết định:

Bảo hiểm xã hội theo tiền lương doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội theo tiền lương doanh nghiệp

Trường hợp này doanh nghiệp đóng bhxh bao nhiêu phần trăm? doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên có đúng không? Từ ngày 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, các khoản phụ cấp đóng bhxh theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH – thông tư về bảo hiểm xã hội mới nhất và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Các khoản phải đóng bhxh bắt buộc: Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư bảo hiểm xã hội số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp ngoài lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thâm niên,…Đây là các khoản phụ cấp phải đóng bhxh (xem cụ thể mức phụ cấp độc hại 2018, phụ cấp nhà ở tối đa bao nhiêu tại đây).

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng, các khoản phụ cấp theo lương: tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại theo quy định tại Điều 103 của Bộ lao động năm 2012; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, có người thân kết hôn, sinh nhật người lao động,…đây là các khoản phụ cấp không tính đóng bhxh.

Tiền lương tham gia bảo hiểm: do đơn vị quyết định.

+Mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2019
Vùng I 4.180.000 đồng/tháng
Vùng II 3.710.000 đồng/tháng
Vùng III 3.250.000 đồng/tháng
Vùng IV  2.920.000 đồng/tháng

+Người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng BHXH trích các khoản theo lương bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì trích bảo hiểm xã hội cộng thêm 5%.

+Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, tỷ lệ bảo hiểm không cao hơn 20 tháng lương cơ sở năm 2017 là 1.300.000 đồng, mức lương cơ sở năm 2019 là 1.490.000 đồng ( Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ ngày 01/07/2019).

Đối với trường hợp mức lương thỏa thuận trên Hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương ghi mức lương tính theo thời gian của công việc/chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

Theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội việt nam, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc hưởng lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán (xem hướng dẫn cách tính lương khoán theo doanh thu). Vậy, lương khoán tiếng anh là gì? lương khoán tiếng anh được dịch là package salary.

-Phụ cấp lương ghi các khoản phụ cấp lương mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận, cụ thể:

  1. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút người lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến/tính chưa đầy đủ;
  2. Các khoản phụ cấp lương mà gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

-Các khoản bổ sung khác mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận, cụ thể:

  1. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
  2. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên/không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thứ hai: Cách tính bhxh 2018, cách tính lãnh bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, cách tính bảo hiểm xã hội một lần mới nhất

Cách tính bảo hiểm 1 lần được quy định tại Khoản 2 Điều 60 luật bhxh số 71, cụ thể như sau:

Theo cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, cách tính bhxh khi nghỉ việc, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  1. 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
  2. 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  3. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (tham khảo cách tính bhxh 1 lần theo hệ số tại đây).

Tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về cách tính thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần quy định công thức tính bhxh 1 lần: Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 (bảy) tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Căn cứ theo công thức trên, Quý Khách hàng hoàn toàn có thể tính được rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu (xem hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần).

Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội
Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội

Trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần (xem hướng dẫn cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần 2018).

Cách tính hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không chỉ để hưởng chế độ ốm đau, thai sản… mà quan trọng nhất vẫn là để hưởng lương hưu. Vậy, tính bảo hiểm xã hội như thế nào khi về hưu? Dưới đây là công thức tính lương hưu giúp người lao động biết được mức hưởng của mình khi về hưu.

Theo quy định của luật bhxh năm 2018, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì nhận được lương hưu? Người lao động đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội về số năm tham gia bảo hiểm và số tuổi thì sẽ được hưởng bảo hiểm lương hưu.

Theo quy định tại Điều 56 luật bảo hiểm mới nhất, từ năm 2018, lương hưu của người lao động tham gia BHXH được tính theo công thức sau:

Lương hưu    =    Tỷ lệ hưởng lương hưu    x (nhân)    Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó:

Mức hưởng đối với lao động nam theo luật bhxh mới nhất như sau:

  1. Nghỉ hưu từ 01/01/2018: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
  2. Nghỉ hưu từ 01/01/2019: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 17 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
  3. Nghỉ hưu từ 01/01/2020: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
  4. Nghỉ hưu từ 01/01/2021: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
  5. Nghỉ hưu từ năm 01/01/2022 trở đi: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Mức hưởng đối với lao động nữ theo luật bhxh sửa đổi như sau:

Nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động tối đa là 75% mức bình quân lương tháng đóng BHXH.

Theo Điều 54 của luật bảo hiểm việt nam – Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Lao động nam từ đủ 60 tuổi; nữ đủ 55 tuổi;
  2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
  3. Lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
  4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3.2 Cách tính chế độ hưởng bảo hiểm y tế

Tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế là sự lựa chọn thiết thực nhằm bảo đảm sức khỏe cũng như tài chính của bản thân và gia đình. Theo quy định của luật bhyt mới nhất, việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ nhất: Cách tính mức đóng bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định cụ thể tại Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, Điều 12 luật bảo hiểm y tế mới nhất 2018.

Tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết mức đóng BHYT 2018 hiện nay như sau:

Bằng 4,5% tiền lương tháng của đối tượng:

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (xem chi tiết mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp).
  2. Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;
  3. Cán bộ, công chức, viên chức.

Các đối tượng nêu trên nếu có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất (xem hướng dẫn cách mua bảo hiểm y tế cho nhân viên công ty).

Lưu ý:

  1. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 (mười bốn) ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế;
  2. Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm pháp luật hay không thì mức đóng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng. Khi có kết luận là không vi phạm, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.

Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với người đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con;

Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

Mức đóng BHYT của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

  1. Người thứ nhất đóng mức bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  2. Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
  3. Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
  4. Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
  5. Từ người thứ năm trở đi đóng mức bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng này chỉ được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Có thể thấy, trích bhxh bhyt bhtn kpcd không thực sự là gánh nặng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế so với những lợi ích mà nó đem lại.

Chính vì vậy, người dân nên chủ động, tích cực tham gia bảo hiểm y tế vì sức khỏe, hạnh phúc của chính bản thân mình và vì an sinh của toàn xã hội (xem chi tiết cách mua bảo hiểm y tế cá nhân, bảo hiểm y tế 2017 bao nhiêu tiền).

Cách tính mức đóng bảo hiểm y tế
Cách tính mức đóng bảo hiểm y tế

Thứ hai: Mức hưởng bảo hiểm y tế theo pháp luật hiện hành

Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chưa nắm được cách tính bảo hiểm y tế, các loại bảo hiểm y tế, cũng như không biết được mức bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định chi tiết mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế 2018 như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến:

100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:

  1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sĩ quân đội đang tại ngũ;
  2. Sỹ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
  3. Người làm các công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  4. Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
  5. Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
  6. Trẻ em dưới 6 tuổi;
  7. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  8. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo;
  9. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  10. Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
  11. Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.

95% chi phí khám, chữa bệnh đối với đối tượng:

  1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  2. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  3. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

80% chi phí khám bệnh, chi phí chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Lưu ý, mức hưởng như trên cũng được áp dụng cho người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2016.

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng mức hưởng theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Đối với những người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên lục được hưởng nhiều quyền lợi hơn khi tham gia khám chữa bệnh (tham khảo cách tính thời gian tham gia bhyt liên tục).

Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến:

40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh;

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2016 tại bệnh viện tuyến huyện;

Hưởng theo mức hưởng đúng tuyến đối với người tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương;

Hưởng theo mức hưởng đúng tuyến đối với người tham gia bảo hiểm y tế điều trị nội trú khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2021.

3.3 Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Như đã định nghĩa ở trên, Quý Khách hàng đã hiểu bhtn là gì. Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm năm 2013 và Điều 13 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp thể như sau:

Người lao động:

  1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc như sau: HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ/theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
  2. Người đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ.

Đơn vị tham gia BHTN: Đơn vị tham gia BHTN là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động ở trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đó là:

  1. Trợ cấp thất nghiệp;
  2. Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm;
  3. Hỗ trợ học nghề;
  4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Thứ nhất: Cách tính đóng bảo hiểm thất nghiệp 2018

Theo quy định tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định bảo hiểm thất nghiệp về chế độ bảo hiểm thất nghiệp mới nhất thì mức đóng bhtn hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:

  1. Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
  2. Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai: Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2018, bhtn 2017

Theo quy định luật mới bảo hiểm thất nghiệp thì điều kiện hưởng bhtn, đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 43 Luật việc làm năm 2013 đã nêu ở trên và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bình thường.

Pháp luật bhtn quy định về bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

  1. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  2. Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 (mười hai) tháng trở lên (thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu) trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 (mười hai) tháng trở lên trong thời gian 36 (ba mươi sáu) tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 (ba) tháng đến dưới 12 (mười hai) tháng.
  3. Người lao động đã nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, đây là thời hạn làm bảo hiểm thất nghiệp, thời gian làm bảo hiểm thất nghiệp.
  4. Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 (mười hai) tháng trở lên; bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người lao động bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

Căn cứ quy định của luật bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay có thể thấy, luật mới về bhxh hiện nay quy định rất rõ ràng về điều kiện, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, tiền bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về các điều kiện, cách tính tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đây chính là sự khác biệt giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy, tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Theo quy định cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2018, cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp (xem thêm bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào) cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (tham khảo công thức tính bảo hiểm thất nghiệp).

Theo cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Theo cách tính bhtn, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi người lao động tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Theo cách tính bh thất nghiệp, thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Tiền bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào? Tại Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định về cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

-Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hay mức chi trả bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng bằng 60% (sáu mươi phần trăm) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng mức chi trả bảo hiểm thất nghiệp tối đa không quá 05 (năm) lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc mức trợ cấp thất nghiệp, mức bảo hiểm thất nghiệp không quá 05 (năm) lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của luật bảo hiểm cho người lao động đối với người lao động thực hiện đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

-Theo quy định bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thì cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 (ba) tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 (một) tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp hay thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào số tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng của Quý Khách hàng.

-Theo quy định mức bảo hiểm thất nghiệp thì thời điểm người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục, cách làm bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay nói một cách khác là cách lấy bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật về bảo hiểm xã hội gồm:

-Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu).

-Bản chính hoặc bản sao y có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây:

  1. Xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động hoặc giấy quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải;
  2. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  3. Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

-Sổ bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định hưởng bhtn, người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mà người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nếu Quý Khách hàng muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quận 12 thì nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp quận 12. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ nộp bảo hiểm thất nghiệp hoặc gửi hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ trợ cấp thất nghiệp theo đường bưu điện.

Bước 3: Nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP về các quy định về bảo hiểm xã hội trung tâm dịch vụ việc làm phải có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Theo quy định luật hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định hưởng bhtn, trường hợp người lao động không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo quy định của Luật việc làm 2013 – luật bảo hiểm xã hội mới nhất việc chi trả trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:

  1. Tổ chức bảo hiểm xã hội (địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nơi người lao động làm thủ tục) phải thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (tham khảo cách tính lương thất nghiệp).
  2. Tổ chức bảo hiểm xã hội phải thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 (bảy) của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng/chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động (xem thêm hướng dẫn cách hạch toán bảo hiểm thất nghiệp).

Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 (bảy) nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo (tham khảo cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp).

Rất nhiều Quý Khách hàng còn thắc mắc bảo hiểm thất nghiệp được hưởng như thế nào? bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm? Có phải quy về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để hưởng không?

Cách nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội thì cách nhận bảo hiểm thất nghiệp hay cách chi trả bảo hiểm thất nghiệp có 2 cách thức là nhận tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng.

Theo quy định nhận bảo hiểm thất nghiệp, sau thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì xác định là người lao động đó không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để hướng dẫn cụ thể Quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc cơ quan bảo hiểm thất nghiệp tphcm để được hướng dẫn chi tiết.

3.4 Cách tính kinh phí công đoàn

Tại Điều 26 Luật công đoàn năm 2012 quy định thì kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Cách tính kinh phí công đoàn
Cách tính kinh phí công đoàn

Tại Điều 4 Chương 2 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:

  1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  3. Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
  4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động ở trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  7. Tổ chức khác có sử dụng người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Tại Điều 5 Chương 2 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này chính là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật bảo hiểm xã hội hiện hành – luật bảo hiểm xã hội năm 2018.

DỊCH VỤ TƯ VẤN LAO ĐỘNG, TƯ VẤN BẢO HIỂM CỦA CHÚNG TÔI

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm lao động
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm lao động

Chúng tôi được nhiều Quý Khách hàng biết đến là công ty bảo hiểm xã hội tphcm. Với kinh nghiệm tư vấn lao động, doanh nghiệp bảo hiểm nhiều năm, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý Khách hàng giải đáp nhanh chóng các lĩnh vực pháp luật về lao động và chế độ đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như:

  1. Giải đáp miễn phí các thắc mắc như: mua bảo hiểm xã hội ở đâu, quy định đóng bhxh năm 2016, các khoản phụ cấp không phải đóng bhxh, tiền bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? tiền bảo hiểm xã hội tính như thế nào? thử việc có đóng bảo hiểm xã hội không? tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội?
  2. Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan như: tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn về bảo hiểm xã hội, hạch toán bảo hiểm xã hội như thế nào, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp hạch toán vào đâu, rút tiền bảo hiểm xã hội như thế nào, kế toán bảo hiểm phải làm những gì,…
  3. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ làm bảo hiểm thất nghiệp, dịch vụ làm bảo hiểm xã hội tại tphcm;
  4. Hướng dẫn làm bảo hiểm thất nghiệp, hướng dẫn báo giảm bhxh theo quyết định 595, hướng dẫn cách tính lương mới, hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội;
  5. Tư vấn, hướng dẫn hạch toán bhxh bao gồm không giới hạn như: hạch toán bảo hiểm tai nạn lao động, hạch toán lương và các khoản trích theo lương, hạch toán các khoản trích theo lương,…
  6. Đại diện Quý Khách hàng thực hiện các thủ tục như: thủ tục đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang quận khác, thủ tục đăng ký bảo hiểm lần đầu, thay đổi mức đóng bhxh,…

Trên đây là các quy định pháp luật hiện hành cũng như cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2018, bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2018. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp Quý Khách hàng có thể biết cách tính tiền bhxh, cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc, cách tính tiền bảo hiểm thai sản,…và các khoản quyền lợi của mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, luật bảo hiểm lao động, cách tính bhxh bhyt bhtn,…hoặc muốn sử dụng dịch vụ tư vấn bhxh, bhtn tphcm của chúng tôi, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ. Vậy các quy định và cách tính bhxh năm 2018, cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất như thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Tổng Hợp Theo Danh Mục

Zalo