Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Là Gì? Mẫu Biên Bản Thanh Toán

Bài viết dưới đây trình bày một cách khái quát về các quy định của pháp luật có liên quan và tình hình áp dụng pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động. Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện đã góp phần quan trọng vào việc gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA LÀ GÌ?

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và phát triển với các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989(đã hết hiệu lực). Sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự 2005 (đã hết hiệu lực), Luật Thương mại 1997(đã hết hiệu lực).

Hiện nay, hai văn bản pháp luật hiện hành là Luật Thương mại 2005(LTM 2005) và Bộ luật Dân sự 2015(BLDS 2015). Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau.

Hợp đồng nói chung là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ ràng buộc các bên.

Trước đây giữa Bộ luật dân sự và Luật thương mại có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm “hợp đồng dân sự” và “hợp đồng thương mại”. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực đã không còn khái niệm hợp đồng dân sự mà thay mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các hợp đồng bao gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại…

Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

Còn theo quy định tại Luật Thương mại 2005:

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Như vậy hiện nay liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, để phân biệt hai loại hợp đồng này phải căn cứ vào các nội dung cơ bản sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa do Luật thương mại 2005 điều chỉnh có mục đích sinh lợi, còn hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự 2015 chỉ mục đích tiêu dùng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền thanh toán, còn người mua mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng cho người bán.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng. Nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong bộ Luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo Điều 430 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

2. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Địa điểm xác lập thực hiện hợp đồng
Địa điểm xác lập thực hiện hợp đồng

2.1 Căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng

Dựa vào các bên tham gia hợp đồng, ta có các hợp loại đồng:

  1. Hợp đồng hai bên: bên mua, bên bán
  2. Hợp đồng ba bên: bên mua, bên bán, bên thứ ba

Vậy hợp đồng ba bên là gì? Hợp đồng ba bên được hiểu ở đây là ba chủ thể khác nhau, trong đó sẽ có một bên là thương mại, một bên là nhà sản xuất và một bên là người mua cuối cùng. Hợp đồng mua bán ba bên thực ra vẫn là một trong những dạng khác của hợp đồng và được hiểu là sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Hợp đồng mua bán ba bên được xác lập và thực hiện ngay sau khi ba bên liên quan đạt được sự thỏa thuận. Ngay sau khi hợp đồng được ba bên xác lập thực hiện, nội dung mà ba bên đã giao kết với nhau đúng pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên đã giao kết. Các hợp đồng 3 bên mẫu hiện cũng đang được sử dụng khá phổ biến.

Quý Khách hàng có thể tham khảo các mẫu hợp đồng khác tại đây:

  1. Mẫu hợp đồng ba bên
  2. Tải mẫu hợp đồng lao động mới nhất
  3. Hợp đồng lao đông mẫu file word
  4. Download mẫu hợp đồng lao động mới nhất
  5. Mẫu gia hạn hợp đồng lao động
  6. Mẫu hợp đồng lao động dài hạn
  7. Download mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe
  8. Download mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở

Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu hợp đồng khác như form hợp đồng lao động, mẫu hợp đồng lao động chuẩn, mẫu hợp đồng lao động không thời hạn, mẫu hợp đồng lao động ngắn hạn, vấn đề gia hạn hợp đồng là gì, hợp đồng bảo vệ, hợp đồng ký gửi hàng hóa…

2.2 Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng

Dựa vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành 2 loại:

+) Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

Là hợp đồng mà chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng đều ở trong nước, không có yếu tố nước ngoài.

+) Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

*) Tìm hiểu chi tiết về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

a) Định nghĩa

Hợp mua bán hàng hóa quốc tế không được định nghĩa trong Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, qua quy định tại Điều 663 BLDS 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể suy ra rằng một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong các yếu tố sau:

-Căn cứ vào yếu tố chủ thể, hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch.

-Căn cứ vào yếu tố đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài.

-Căn cứ vào nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể giao kết hợp đồng không mang quốc tịch) và có thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba.

Điều cần chú ý ở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro đặc thù như xung đột pháp luật, do quá trình vận chuyển, thanh toán, thực thi cam kết hợp đồng.

Vì vậy, các bên cần thỏa thuận và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết. Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản. Tham khảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất, mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại đây.

b) Thanh toán

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc thế chủ yếu sử dụng Hình thức thanh toán Letter of Credit – viết tắt là LC. Vậy Hình thức thanh toán LC là gì.

Vậy bộ chứng từ thanh toán LC bao gồm những gì? Bộ chứng từ thanh toán LC bao gồm những gì? Có thể hiểu hình thức thanh toán này là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng (thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong LC, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phải phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.

Có 2 phương án được lựa chọn khi sử dụng phương thức thanh toán này, tùy thuộc vào thỏa thuận của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Với mỗi cách thanh toán, Quý Khách hàng sẽ sử dụng bộ chứng từ khác nhau.

Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo một số biểu mẫu sau:

  1. Biểu mẫu hợp đồng lao động
  2. Biểu mẫu hợp đồng thuê đất
  3. Biểu mẫu thanh lý hợp đồng kinh tế
  4. Biểu mẫu đơn đặt hàng

3. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Có thể xem xét các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

3.1 Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Là hợp đồng ưng thuận

Hợp đồng được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

Có tính đền bù

Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

Là hợp đồng song vụ

Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán

3.2 Đặc điểm riêng của Hợp đồng mua bán hàng hóa

a) Về chủ thể

Hợp mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận. Khi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại phải tuân theo Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

b) Về hình thức

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

c) Về đối tượng

Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được phép giao dịch, không nằm trong đối tượng hàng hóa bị cấm. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa trở nên phong phú bao gồm nhiều loại, có thể là vật hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản… đều là những đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nghị định số 74/2018 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008 ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:

  1. Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
  2. Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm;
  3. Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất phải tuân thủ theo đúng quy định về sử dụng mã số, mã vạch;
  4. Bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường;
  5. Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.

d) Tên hợp đồng mua bán hàng hoá

Hiện nay, không có quy định pháp luật cụ thể nào về vấn đề đặt tên cho hợp đồng. Trên thực tế, tên của Hợp đồng mua bán hàng hóa được viết như sau:

– Tên khái quát: Hợp đồng mua bán hàng hóa

– Tên cụ thể: Hợp đồng mua bán + tên hàng cụ thể. Ví dụ: Hợp đồng mua bán điện thoại Samsung S6.

Quý Khách hàng có thể sử dụng một trong hai cách trên để đặt tên cho hợp đồng mua bán giữa hai bên. Nếu hợp đồng có ghi sai tên hoặc ngay cả khi không có tên thì cũng không ảnh hưởng tới giá trị của Hợp đồng.

4. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ CÓ HIỆU LỰC KHI NÀO?

Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Luật Thương mại năm 2005 không có điều khoản nào quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản khác có liên quan để làm căn cứ. Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

4.1 Về nguyên tắc giao kết hợp đồng:

Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên. Các bên tự do trong việc thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên đồng thời không xâm phạm lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ.

4.2 Về chủ thể tham gia, giao kết hợp đồng:

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng phải đúng thẩm quyền nghĩa là, chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).

4.3 Về đối tượng của hợp đồng:

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định hàng hóa bao gồm:

  1. a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  2. b) Những vật gắn liền với đất đai.

Như vậy, hàng hóa trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc có thể hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản. Tuy nhiên, những hàng hóa này phải là những hàng hóa hợp pháp và phải không thuộc những trường hợp hàng hóa bị cấm kinh doanh trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

4.4 Về nội dung của hợp đồng:

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

Một số biên bản có thể đi kèm theo hợp đồng như sau:

  1. Biên bản cam kết chịu trách nhiệm
  2. Biên bản cam kết thanh toán
  3. Biên bản hợp đồng

4.5 Về hình thức của hợp đồng:

Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

  1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có quy định chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện,… thì bắt buộc phải bằng văn bản.

Nói cách khác, điều kiện về hình thức của hợp đồng chỉ áp dụng cho một số loại hợp đồng mà pháp luật quy định cụ thể về hình thức chứ không phải áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa. Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm về cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa.

5. CHI TIẾT CÁC ĐIỀU KHOẢN CẦN CÓ KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

5.1 Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa:

Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng sử dụng để giao dịch… theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

5.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên thỏa thuận về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói… hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

5.3 Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng. Điều khoản này rất quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

5.4 Phương thức và thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt.

5.5 Thời điểm giao nhận:

Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao hàng theo quy định của hợp đồng.

5.6 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên:

Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

5.7 Điều khoản ràng buộc trách nhiệm:

Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.

5.8 Thời hạn thực hiện hợp đồng:

Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực. Trong trường hợp hợp đồng mua bán vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên hai bên không có nhu cầu tiếp tục hợp tác các bên có thể lập biên bản hủy hợp đồng mua bán.

5.9 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng

5.10 Bảo mật thông tin

5.11 Quyền sở hữu trí tuệ (nếu phù hợp)

5.12 Các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của các bên

5.13 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

6. CHI TIẾT VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Điều 119 BLDS 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

  1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Căn cứ theo các quy định trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể lập theo các hình thức sau:

– Văn bản.

– Lời nói.

– Email.

– Các hành vi cụ thể khác.

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật doanh nghiệp 2014 chỉ đưa ra những quy định về những loại hợp đồng phải được thực hiện, và quy định thẩm quyền giao kết hợp đồng của doanh nghiệp, mà không quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của các cá nhân, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, giá trị hợp đồng giao kết… mà có những quy định về hình thức văn bản hợp đồng của mình.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các cá nhân, doanh nghiệp nên ký hợp đồng bằng văn bản, làm cơ sở để xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.

*) Lưu ý: soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng cần lưu ý một số thuật ngữ có liên quan như: số hợp đồng là gì? hóa đơn xanh là gì? cam kết thanh toán, thanh toán hợp đồng, điều khoản về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế.

Ngoài ra, là người soạn thảo hợp đồng này Quý Khách hàng nên hạn chế tối đa những sai sót đó. Quý Khách hàng cũng có thể tham khảo thêm về cách ghi số hợp đồng, cách làm hợp đồng kinh tế, cách làm hợp đồng mua bán, cách soạn thảo hợp đồng trong word, cách viết giấy mua bán xe máy, cách viết hợp đồng mua bán, cách đóng chứng từ đẹp.

7. CHI TIẾT BIỂU MẪU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Một số bản hợp đồng mẫu dành cho Quý Khách hàng tham khảo như:

  1. Mẫu soạn thảo hợp đồng kinh tế
  2. Các mẫu hợp đồng kinh tế
  3. Các mẫu hợp đồng mua bán
  4. Mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn
  5. Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa
  6. Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Mỗi doanh nghiệp đều có những hoạt động nội bộ lẫn đối ngoại với nhiều mục đích khác nhau, có thể liên quan đến vấn đề nhân sự, có thể liên quan đến kinh doanh,… giữa hai hay nhiều bên. Các mẫu hợp đồng mua bán được sử dụng nhiều như: mẫu hợp đồng cá nhân với cá nhân, mẫu hợp đồng dân sự, mẫu hợp đồng giữa công ty và cá nhân, hợp đồng cá nhân với công ty, mẫu hợp đồng kinh tế giữa cá nhân và công ty, hợp đồng mua bán công ty, hợp đồng mua bán giữa công ty và cá nhân, hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân.

Sau khi đi đến kết luận cuối cùng theo sự đồng ý của hai bên, biên bản thỏa thuận sẽ được viết ra. Thỏa thuận giữa hai bên về các vấn đề liên quan đến tài chính, quyền lợi, trách nhiệm giữa doanh nghiệp với khách hàng/ đối tác hoặc doanh nghiệp với người lao động trong quá trình thử việc sẽ được ghi chú lại đầy đủ trong biên bản thỏa thuận.

Biên bản thỏa thuận được viết ra nhằm tạo nên căn cứ, từ đó đảm bảo tính pháp lý của pháp luật. Một số biên bản thông dụng như:

  1. Biên bản thỏa thuận 3 bên
  2. Biên bản thỏa thuận mua bán
  3. Biên bản thỏa thuận thanh toán
  4. Biên bản xác nhận thanh toán
  5. Biên bản điều chỉnh hợp đồng
  6. Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa
  7. Mẫu biên bản thỏa thuận
Biểu mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Biểu mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Mẫu bảng báo giá là loại giấy tờ thông dụng và quen thuộc với những ai làm các công việc liên quan đến mua bán hàng hóa, mẫu bảng báo giá là căn cứ để bên mua và bên bán thực hiện các giao dịch thuận lợi hơn.

Bảng báo giá hàng hóa, dịch vụ thường căn cứ vào những mẫu giá chung từ nhà cung cấp. Tuy nhiên dựa vào thực tế tình hình mua bán mà có thể chiết khấu nhiều hoặc ít. Khi đã nhận được báo giá thì việc thanh toán cũng sẽ dựa vào đó mà ít có sự mặc cả hay kì kèo.

Bảng báo giá thường được đi kèm với logo công ty để thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, mục đích là để việc thanh toán tiền hàng hóa được thuận lợi hơn. Bên mua dựa vào bảng báo giá để hình dung được giá trị các mặt hàng, còn bên bán có thể có một số chính sách chiết khấu cho bên mua.

Bảng báo giá luôn không cố định mà phải lập thường xuyên. Nguyên nhân là do giá sản phẩm lên xuống thất thường tùy vào từng thời điểm, doanh nghiệp và các nhà cung cấp cần thường xuyên cập nhật giá cả để có những báo giá chính xác nhất.

Tương tự như việc lập bảng báo giá mẫu word, mẫu báo giá file word, mẫu báo giá hàng hoá, mẫu giấy báo giá hàng hóa cũng có thể lập một số loại bảng khác như: bảng hợp đồng, bảng thanh lý hợp đồng…để thuận lợi hơn trong việc giao dịch.

8. HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? HỢP ĐỒNG KINH TẾ LÀ GÌ?

8.1 Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế coi là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác nhằm mục đích kinh doanh. Chúng ta cần phân biệt được điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa hai loại hợp đồng này để từ đó khi thực hiện trên thực tiễn không xảy ra tình trạng mơ hồ, nhầm lẫn.

Căn cứ hợp đồng kinh tế về sự thoả thuận giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên giao kết, đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.

Do đặc thù của hợp đồng kinh tế, chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân, mục đích của hợp đồng là kinh doanh thương mại, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ có số lượng, khối lượng lớn nên tính chất của hợp đồng kinh tế thường phức tạp hơn.

Vì vậy, ngoài các nội dung cơ bản của hợp đồng nói chung thì các bên giao kết hợp đồng kinh tế phải thỏa thuận nhiều điều khoản cụ thể hơn, đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, chính xác tránh những tranh chấp không đáng có.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

Rất nhiều Quý Khách hàng thắc mắc rằng không biết mua bán hàng hóa từ bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng? Chúng tôi xin được giúp Quý Khách hàng giải đáp thắc mắc này như sau: Trước hết cần khẳng định rằng, theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có quy định nào về mức giá trị của hợp đồng là bao nhiêu thì phải lập hợp đồng và thanh lý hợp đồng.

8.2 Hợp đồng nguyên tắc. Quy định về hợp đồng nguyên tắc như thế nào?

Hợp đồng nguyên tắc là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng. Quy định về hợp đồng nguyên tắc giống quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá.

Một số hợp đồng nguyên tắc mẫu dành cho Quý Khách hàng đọc tham khảo:

  1. Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng
  2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ
  3. Mẫu hợp đồng nguyên tắc dịch vụ
  4. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
  5. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư
  6. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất
  7. Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng
  8. Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa

9. PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA VIỆC THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ MẪU BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

9.1 Thanh lý hợp đồng?

Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là gì?

Pháp luật hiện hành có quy định thanh lý hợp đồng là một thủ tục bắt buộc hay không? Tại sao các chủ thể thường xuyên lựa chọn thực hiện thanh lý hợp đồng như một bước cuối cùng của quá trình thực hiện hợp đồng. Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta phải nắm rõ bản chất của việc thanh lý hợp đồng.

Thuật ngữ thanh lý hợp đồng xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể tại Điều 28 quy định các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế như sau:

  1. Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
  2. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
  3. Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
  4. Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989.

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực và hiện thuật ngữ thanh lý hợp đồng không còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành nữa, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định về thanh lý hợp đồng mà thay vào đó là quy định về chấm dứt hợp đồng.

Điều 422 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 BLDS;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Nhưng trên thực tế, hiện nay việc thực hiện thanh lý hợp đồng vẫn được được các bên sử dụng phổ biến như một sự xác nhận lại việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Theo đó, về bản chất, thanh lý hợp đồng được hiểu là sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ cũng như được hưởng các quyền tương ứng thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Với mục đích xác nhận lại một lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết và khi đó hai bên không còn ràng buộc với nhau nữa và tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Các mẫu biên bản thường được áp dụng trong các trường hợp này là:

  1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không thực hiện
  2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
  3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán
  4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn
  5. Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
  6. Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự
  7. Mẫu biên bản thỏa thuận hợp đồng

Quý Khách hàng có thể tham khảo thêm 1 số mẫu đơn khác như:

  1. Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng
  2. Mẫu đơn hàng bán lẻ
  3. Mẫu đơn mua bán xe máy
  4. Mẫu đơn sang quán
  5. Mẫu đơn thanh lý hợp đồng
  6. Mẫu đơn thỏa thuận
  7. Mẫu đơn xin gia hạn hợp đồng
  8. Mẫu đơn đặt hàng chuẩn
  9. Mẫu đơn đặt hàng công ty
  10. Mẫu đơn đặt hàng của công ty
  11. Mẫu đơn cho đất
  12. Mẫu đơn hợp đồng lao động
  13. Mẫu đơn mua bán đất

Tuy nhiên có thể thấy trong một số trường hợp mặc dù các nghĩa vụ chưa được thực hiện hết như nội dung quy định trong hợp đồng nhưng hai bên vẫn có thể thanh lý hợp đồng. Đây chính là sự thể nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự là sự tự thỏa thuận của các bên.

9.2 Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Điều khoản thanh lý hợp đồng bao gồm những điều khoản nào? Điều khoản thanh toán trong hợp đồng có cần thiết không? Có thể thêm điều khoản tự gia hạn hợp đồng hay không?

Chúng ta có thể hiểu: Biên bản thanh lý hợp mua bán hàng hóa là văn bản giao kết giữa các bên ký hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định pháp luật.

Như vậy hai bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy việc thanh lý hợp đồng có thể xảy ra ngay cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên.

Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng. Trong đó sẽ ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên; cụ thể như:

  1. Mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì với bên có quyền;
  2. Đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ;
  3. Còn nghĩa vụ nào chưa được thực hiện,…

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Do đó, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

Biên bản thanh lý hợp đồng được lập ra ghi rõ lại diễn biến quá trình thanh lý để làm căn cứ pháp lý về sau. Mặc dù loại biên bản này không có hiệu lực pháp lý nhưng nó được xem như một thủ tục bắt buộc khi chúng ta chấm dứt một hợp đồng.

Trong trường hợp thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó thì các bên tiến hành gia hạn hợp đồng đó.

Quý khách có thể tham khảo mẫu gia hạn hợp đồng kinh tế tại đây.

Một số mẫu hợp đồng khác thường được sử dụng như:

  1. Mẫu hủy hợp đồng kinh tế
  2. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
  3. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ
  4. Mẫu chấm dứt hợp đồng kinh tế
  5. Mẫu biên bản chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn
  6. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn
  7. Mẫu biên bản hủy hợp đồng kinh tế
  8. Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên
  9. Mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng
  10. Mẫu biên bản sự việc xảy ra

10. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Khi có các hành vi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng khác dẫn đến bên bị thiệt hại không đạt được mục đích khi tham gia Hợp đồng mua bán thì có thể lập biên bản phạt hợp đồng kinh tế để xử lý vấn đề tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

10.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp

Theo Luật thương mại 2005 có các cách giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng sau đây:

  1. Thương lượng giữa các bên.
  2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Còn theo Bộ luật dân sự giống như trên, trừ phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

10.2 Thời hiệu khởi kiện

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Còn đối với Luật thương mại 2005 thì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của LTM.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán

10.3 Chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng

Tại Bộ luật dân sự 2015 có các chế tài sau:

– Phạt vi phạm hợp đồng

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

– Hủy bỏ hợp đồng

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ Luật Thương mại mới nhất có các chế tài sau:

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

– Phạt vi phạm.

– Buộc bồi thường thiệt hại.

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

– Huỷ bỏ hợp đồng.

– Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Nội tại mỗi chế tài, đều có sự khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005:

10.3.1 Đối với chế tài phạt vi phạm

Đều là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm hoặc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

*) Lưu ý đối với Luật thương mại có trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo quy định.

*) Mức phạt vi phạm: do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, còn theo Luật thương mại 2005 cũng do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 BLDS.

10.3.2 Đối với chế tài bồi thường thiệt hại:

*) Về khái niệm

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Giá trị bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự là lợi ích mà lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng do hợp đồng mang lại và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, còn theo Luật thương mại thì bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

*) Mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì các bên có thể thỏa thuận việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không mặc nhiên thực hiện nếu không có thỏa thuận (theo Bộ luật dân sự 2015)

Theo Luật thương mại 2005 thì các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác.

Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác.

Như vậy, theo Luật thương mại 2005 thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mặc nhiên thực hiện dù không có thỏa thuận, chỉ trừ trường hợp Luật có quy định khác.

10.3.3 Đối với chế tài hủy bỏ hợp đồng

Theo Bộ luật dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

  1. Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  2. Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  3. Trường hợp khác do luật quy định.

*) Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

*) Lưu ý: việc hủy bỏ phải được thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Còn theo Luật thương mại 2005 thì hủy bỏ hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
  2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Như vậy, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng căn cứ Bộ luật dân sự 2015 sẽ không phải bồi thường trừ khi hủy bỏ nhưng không thông báo, gây thiệt hại, còn theo Luật thương mại 2005 thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng.

Lưu ý:

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt như vật gắn liền với đất đai (nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng) thì còn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 2013 và Luật nhà ở 2014.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý đến điều khoản chọn luật điều chỉnh và áp dụng khi có tranh chấp xảy ra, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Hàng hóa giao kết trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của quốc gia mà các bên mang quốc tịch, hoặc đặc trụ sở tại đó, hoặc quốc gia nơi hợp đồng được thực hiện.

11. MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỤ THỂ

Đối với từng loại hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể pháp luật có những quy định riêng điều chỉnh. Sau đây chúng tôi xin cung cấp một số mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thương mại mẫu thông dụng theo quy định của pháp luật:

11.1 Hàng hóa là tài sản gắn liền với đất

  1. Mẫu hợp đồng mua bán đất
  2. Mẫu giấy bán nhà
  3. Mẫu mua bán nhà
  4. Mẫu hợp đồng thuê nhà
  5. Mẫu hợp đồng mua bán tài sản
  6. Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở
  7. Mẫu hợp đồng mua nhà
  8. Mẫu hợp đồng bán nhà
  9. Hợp đồng mua bán đất giấy tay
  10. Hợp đồng mua bán nhà đất giấy tay
  11. Hợp đồng mua bán nhà viết tay

11.2 Hàng hóa là phương tiện di chuyển

  1. Hợp đồng mua bán xe máy viết tay
  2. Hợp đồng bán xe máy
  3. Hợp đồng mua bán xe tải
  4. Hợp đồng mua xe
  5. Mẫu hợp đồng mua bán ô tô cũ viết tay
  6. Mẫu hợp đồng mua bán ôtô
  7. Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô
  8. Mẫu hợp đồng thuê xe ô tô
  9. Mẫu mua bán xe
  10. Mẫu hợp đồng vận tải
  11. Mẫu giấy mua bán xe máy viết tay
  12. Mẫu giấy bán xe máy
  13. Mẫu giấy mua bán xe ô tô cũ
  14. Mẫu giấy tờ mua bán xe máy
  15. Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản
  16. Mẫu hợp đồng thanh lý xe ô tô
  17. Mẫu hợp đồng mua bán xe máy cũ
  18. Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô công ty
  19. Mẫu giấy mua bán xe máy mới nhất
  20. Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô cũ giữa 2 công ty
  21. Hợp đồng mua bán xe thanh lý giữa cty và bên mua xe
  22. Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty và cá nhân
  23. Hợp đồng mua bán xe ô tô giữa hai công ty

11.3 Hàng hóa phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày

  1. Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống
  2. Mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa
  3. Mẫu hợp đồng cung cấp lương thực thực phẩm
  4. Mẫu hợp đồng cung cấp thiết bị
  5. Mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm tươi sống
  6. Mẫu hợp đồng dịch vụ vệ sinh
  7. Mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống
  8. Mẫu hợp đồng mua bán gạo
  9. Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sống
  10. Hợp đồng mua bán gạo trong nước

11.4 Hàng hóa là vật liệu xây dựng

  1. Hợp đồng mua vật liệu xây dựng
  2. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng xây dựng
  3. Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng
  4. Hợp đồng mua bán xi măng
  5. Mẫu hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng
  6. Hợp đồng cung cấp vật tư
  7. Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ

11.5 Hàng hóa khác

  1. Hợp đồng sửa chữa máy tính
  2. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm
  3. Hợp đồng dịch vụ mẫu
  4. Hợp đồng giao nhận hàng hóa
  5. Hợp đồng mua bán bàn ghế
  6. Hợp đồng mua bán cây
  7. Hợp đồng mua bán máy tính
  8. Hợp đồng mua bán máy vi tính
  9. Hợp đồng mua bán mẫu
  10. Hợp đồng mua bán nông sản
  11. Hợp đồng mua bán phân bón
  12. Hợp đồng mua bán sản phẩm
  13. Hợp đồng mua bán thuốc dược phẩm
  14. Hợp đồng mua bán tài sản thanh lý
  15. Hợp đồng mua bán điện sản xuất
  16. Hợp đồng mua hàng hóa
  17. Hợp đồng mua lại
  18. Hợp đồng mua máy móc thiết bị
  19. Hợp đồng mua văn phòng phẩm
  20. Hợp đồng ngắn hạn
  21. Hợp đồng nội thất
  22. Hợp đồng sản xuất
  23. Hợp đồng sử dụng điện
  24. Hợp đồng thu mua nông sản
  25. Hợp đồng thực phẩm
  26. Hợp đồng tự thanh lý
  27. Hợp đồng điện nước
  28. Hợp đồng đặt hàng

Ngoài ra, chúng tôi xin cung cấp một số mẫu hợp đồng mua bán mới nhất về các lĩnh vực khác để Quý Khách hàng tham khảo như:

  1. Mẫu hợp đồng cho thuê đất
  2. Mẫu hợp đồng khoán việc
  3. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
  4. Mẫu hợp đồng bán hàng
  5. Mẫu hợp đồng bán thời gian
  6. Mẫu hợp đồng bán xe ô tô của công ty
  7. Mẫu hợp đồng gia công cơ khí
  8. Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa
  9. Mẫu hợp đồng mua bán gỗ xẻ
  10. Mẫu hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
  11. Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm
  12. Mẫu hợp đồng mua bán quần áo
  13. Mẫu hợp đồng mua bán sơn
  14. Mẫu hợp đồng mua bán sắt thép
  15. Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị
  16. Mẫu hợp đồng mua bán văn phòng phẩm
  17. Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
  18. Mẫu hợp đồng mua bán vật tư
  19. Mẫu hợp đồng mua bán điện
  20. Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản
  21. Mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa
  22. Mẫu hợp đồng mua sắm thiết bị
  23. Mẫu hợp đồng thi công sơn nước
  24. Mẫu hợp đồng thi công điện nước
  25. Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng kinh doanh
  26. Mẫu hợp đồng thuê hội trường
  27. Mẫu hợp đồng thuê kho
  28. Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê
  29. Mẫu hợp đồng xuất khẩu quần áo
  30. Mẫu hợp đồng học việc tại doanh nghiệp mới nhất
  31. Mẫu hợp đồng hợp tác chăn nuôi
  32. Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn
  33. Mẫu hợp đồng may đồng phục
  34. Mẫu hợp đồng mới nhất
  35. Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
  36. Mẫu hợp đồng sơn nhà
  37. Mẫu hợp đồng sửa chữa điện nước
  38. Mẫu hợp đồng thanh toán 3 bên
  39. Mẫu hợp đồng thương mại
  40. Mẫu hợp đồng thỏa thuận
  41. Mẫu hợp đồng trách nhiệm
  42. Mẫu hợp đồng trả chậm
  43. Mẫu hợp đồng vay cá nhân
  44. Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất
  45. Mẫu hợp đồng ăn uống
  46. Mẫu giấy cho tặng tài sản
  47. Mẫu giấy ký gửi hàng hóa
  48. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng
  49. Mẫu thông báo giao hàng hóa
  50. Mẫu thông báo giá sản phẩm
  51. Mẫu mua bán đất
  52. Mẫu văn bản chuẩn
  53. Mẫu bìa hợp đồng
  54. Mẫu bản hợp đồng
  55. Mẫu cam kết cung cấp vật tư
  56. Mẫu biên nhận hàng hóa
  57. Mẫu giao nhận hàng hóa
  58. Mẫu thỏa thuận công việc
  59. Mẫu văn bản thỏa thuận
  60. Mẫu điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
  61. Ngày thanh lý hợp đồng và ngày xuất hóa đơn
  62. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
  63. Thanh lý hợp đồng trả góp trước thời hạn
  64. Công ty mua bán điện

Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các cá nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, là liệu các cá nhân, doanh nghiệp có được sự chủ động trong vấn đề giao kết, làm thế nào để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có.

Nếu Quý Khách hàng muốn được tư vấn cụ thể về hợp đồng hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng của Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Là Gì? Mẫu Biên Bản Thanh Toán

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Mẫu biên bản xác nhận thanh toán ra sao? Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá thế nào? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Là Gì? Mẫu Biên Bản Thanh Toán để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo