Bài viết đôi khi sẽ có những quy định mới chưa được cập nhật. Quý Khách vui lòng liên hệ Công ty Luật để được tư vấn cụ thể.

Thủ Tục Chốt Sổ BHXH Khi Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động

Chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là việc người lao động quan tâm hàng đầu khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được trình tự, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động. Là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm xã hội (dưới đây gọi tắt là BHXH), chúng tôi xin gửi tới các bạn bài viết chi tiết về thủ tục chốt sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. CÁC KHÁI NIỆM PHÁP LÝ CẦN BIẾT KHI CHỐT SỔ BHXH?

Khái niệm bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?
Khái niệm bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?

Để hiểu rõ về tầm quan trọng của việc chốt sổ bảo hiểm xã hội, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm liên quan đến bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Mỗi cá nhân sẽ được cấp một số sổ BHXH.

Số sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Số sổ bảo hiểm xã hội (Mã số bảo hiểm) là mã số định danh của cá nhân người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cấp và gắn liền với người tham gia trong suốt quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm y tế ( sau đây gọi tắt là BHYT), bảo hiểm thất nghiệp ( sau đây gọi tắt là BHTN) của mỗi cá nhân.

Vậy, khái niệm số sổ BHXH là gì có khác với khái niệm số sổ lao động là gì không? Số sổ lao động thực chất là cách gọi khác của số sổ BHXH, tuy nhiên đây chỉ là cách gọi thông thường của người lao động, cách gọi này không chính xác.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH SỐ SỔ BHXH CẦN LÀM RÕ:

1.1 Số sổ Bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?

Gần đây, chúng tôi nhận được thắc mắc của khách hàng về việc có người lao động trong công ty được cấp rất nhiều sổ BHXH, tương ứng với nhiều số BHXH, vậy số sổ BHXH được cấp mấy lần? Số sổ bảo hiểm xã hội để làm gì, mã số BHXH là gì?

Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về số sổ BHXH rất rõ ràng như sau:

Mỗi cá nhân sẽ được cấp một sổ BHXH, tương ứng với một số sổ bảo hiểm xã hội hay còn gọi là mã số BHXH. Trong một số trường hợp khách quan mà có những người lao động sẽ có nhiều sổ BHXH có số sổ BHXH không trùng nhau. Tuy nhiên, sau đó cơ quan BHXH sẽ thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó tiến hành chỉnh lại cơ sở dữ liệu, thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào một sổ mới. Như vậy, về nguyên tắc, số sổ bảo hiểm xã hội chỉ được cấp 1 lần.

1.2 Số sổ bảo hiểm xã hội để làm gì?

  1. Số sổ BHXH chính là mã số BHXH của người lao động để được hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
  2. Người lao động có thể kiểm tra thông tin về các quá trình tham gia đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT của mình thông qua số BHXH.
  3. Thông qua số sổ BHXH cơ sở khám chữa bệnh ( dưới đây gọi tắt là KCB) có thể tra cứu các thông tin về dữ liệu thẻ BHYT của người KCB.
  4. Thông qua mã số BHXH của người lao động, người sử dụng lao động có thể giảm tải được thời gian kê khai, cập nhật thông tin BHXH và BHYT của người lao động, qua đó giúp giải quyết chế độ BHXH và BHYT nhanh chóng hơn;
  5. Cơ quan BHXH kiểm soát được tình hình đóng, hưởng BHXH, có hay không việc trốn đóng BHXH, BHYT của người sử dụng lao động. Đồng thời, người lao động có thể cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT tại bất kỳ cơ quan BHXH nào trên toàn quốc, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính.

1.3 Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ?

Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế người sử dụng lao động sẽ giữ sổ BHXH và chỉ thực hiện trả sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy cách lấy bảo hiểm xã hội trong trường hợp này như thế nào? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

1.4 Mất sổ bảo hiểm có làm lại được không?

Mất sổ bảo hiểm làm lại như thế nào, mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao, làm thế nào để lấy sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất?

Trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để làm sổ bảo hiểm xã hội mới. Chi tiết về thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục làm lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ được chúng tôi hướng dẫn tại các bài viết khác hoặc bạn liên hệ trực tiếp theo Hotline để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn cần biết các câu hỏi về bảo hiểm xã hội khác như sổ giao nhận hồ sơ, số bảo hiểm xã hội tra cứu, hồ sơ lao động, hồ sơ BHTN, hồ sơ gộp sổ BHXH, cách làm bảo hiểm thất nghiệp, thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, thu gom BHXH, thu gom hồ sơ BHXH hay cần tư vấn bảo hiểm xã hội… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

2. TRÁCH NHIỆM CHỐT SỔ BHXH KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2013, khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng và thực hiện thủ tục trả sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Vậy nghỉ việc bao lâu thì được lãnh BHXH, nghỉ việc bao lâu thì được lấy sổ BHXH, nghỉ việc ngang hay nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày thì mới được hưởng BHXH?

Cũng theo các quy định trên, trong thời 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải chốt sổ BHXH, trả sổ BHXH cho người lao động. Ngày làm việc được hiểu là bất kỳ ngày nào, trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

Tuy nhiên, thời gian chốt sổ BHXH của doanh nghiệp có thể kéo dài không quá 30 ngày trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

  1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
  3. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.

Để thực hiện thủ tục nghỉ việc, quy trình giải quyết thôi việc đúng pháp luật, bạn có thể tham khảo bài viết về thủ tục nghỉ việc đúng quy định pháp luật của chúng tôi.

Ngoài ra, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc về việc khi chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội, không chốt sổ. Vậy trong các trường hợp trên, người lao động có được tự chốt sổ BHXH (Tất toán sổ BHXH) không?

Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về doanh nghiệp. Người lao động không thể tự tiến hành chốt sổ BHXH trừ trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn. Khi doanh nghiệp bỏ trốn, người lao động có thể liên hệ cơ quan doanh nghiệp đăng ký đóng bảo hiểm xã hội để xác nhận thời gian đóng BHXH. Cơ quan BHXH thực hiện xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm đơn vị đã đóng BHXH, BHTN để người lao động kịp thời được giải quyết các chế độ BHXH, BHTN.

Trường hợp doanh nghiệp cố tình gây khó khăn, công ty cũ không trả sổ bảo hiểm, bạn hay liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cách lấy lại sổ bảo hiểm sau khi nghỉ việc và chốt sổ BHXH. Đồng thời, chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn trong các trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động, công ty bắt người lao động cam kết không đóng bảo hiểm xã hội. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc về không đóng bảo hiểm xã hội có được không, có được rút tiền bảo hiểm xã hội không, rút tiền bảo hiểm xã hội như thế nào?

3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BÁO GIẢM VÀ CHỐT SỔ BHXH NHƯ THẾ NÀO?

Thủ tục báo giảm chốt sổ BHXH
Thủ tục báo giảm chốt sổ BHXH

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, chúng tôi đã giúp đỡ và đồng hành cùng với rất nhiều khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục chốt sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động và đại diện, tư vấn, hỗ trợ các thủ tục khác cho người lao động. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình chốt sổ BHXH, sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra các bước cần phải thực hiện để báo giảm và chốt sổ BHXH như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc.

Thủ tục báo giảm BHXH 2016 hay thủ tục cắt bảo hiểm xã hội, quá trình đóng BHXH được thực hiện như thế nào, thủ tục báo giảm và chốt bảo hiểm xã hội năm 2016 có khác thủ tục báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội năm 2017 là những thắc mắc chúng tôi nhận được trong thời gian gần đây. Thủ tục báo giảm BHXH được thực hiện như sau:

Hồ sơ báo giảm:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH để thực hiện thủ tục này.

Căn cứ theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hồ sơ báo giảm lao động gồm:

  1. Phiếu giao nhận hồ sơ số 600a quy định về hồ sơ báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT;
  2. Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu D02-TS ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH;
  3. Bảng kê khai thông tin (theo mẫu D01-TS).
  4. Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng của Người lao động.
  5. Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng làm việc vừa hết hạn. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động hoặc các văn bản khác ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng của người lao động như giấy thôi trả lương, giấy quyết định thôi việc;

Khi sử dụng các dịch vụ tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục, giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẫu hồ sơ như: mẫu 07 khai trình sử dụng lao động, mẫu 103 bhxh mới nhất, mẫu biên bản mất sổ bhxh, mẫu d01 ts bhxh tphcm, mẫu d01b ts mới nhất 2017.

Đồng thời, dựa trên quy định pháp luật và nhu cầu khách hàng, chúng tôi sẽ soạn thảo các văn bản khác như:

  1. Mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội,
  2. Mẫu đơn trình báo mất sổ bhxh,
  3. Đơn đề nghị mẫu d01 TS,
  4. Đơn xin xác nhận đóng bảo hiểm xã hội,
  5. Đơn xin đi làm trước thời gian nghỉ thai sản,
  6. Công văn giải trình chậm nộp tiền BHXH,
  7. Công văn giải trình chậm đóng BHXH,
  8. Công văn thay đổi tên công ty gửi BHXH.

Đối với các mẫu phiếu giao nhận hồ sơ bhxh qua bưu điện, mẫu sổ bảo hiểm xã hội, mẫu sổ kiểm thực 3 bước mới nhất 2018, danh sách giao nhận sổ BHXH. Đây là các mẫu văn bản đã được ấn định trong các văn bản pháp luật hoặc của cơ quan bảo hiểm, được thống nhất áp dụng trên cả nước.

Vì vậy, khi nộp hồ sơ BHXH, bạn sẽ nhận được các mẫu phiếu giao nhận tương ứng với thủ tục. Ví dụ, trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện, gửi thư BHXH, gửi bảo hiểm qua bưu điện, gửi bưu điện BHXH, bạn sẽ nhận được mẫu phiếu giao nhận hồ sơ BHXH qua bưu điện.

Các cách thức nộp hồ sơ BHXH:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ BHXH thông qua các cách thức sau:

i.Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH

Chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc về việc hiện nay ở BHXH quận 1, BHXH quận 7, BHXH quận 10, BHXH quận 3, BHXH Tân Bình có được nộp hồ sơ chuyển quận BHXH, ngừng đóng bảo hiểm xã hội trực tiếp không?

Khi thực hiện thủ tục báo giảm và chốt sổ BHXH 2016, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan bảo hiểm quận 10, bảo hiểm quận 3, BHXH quận 1 hay các cơ quan bảo hiểm khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều không áp dụng hình thức nộp trực tiếp. Khi thực hiện các thủ tục này, người lao động, chủ sử dụng lao động và các cơ quan tổ chức khác đều phải thực hiện theo hình thức nộp BHXH qua bưu điện hoặc qua mạng.

ii.Nộp hồ sơ bảo hiểm qua bưu điện

Cách gửi hồ sơ BHXH qua đường bưu điện như thế nào, có được nộp BHXH qua bưu điện HCM không? Tại thành phố Hồ Chí Minh, cách gửi hồ sơ bảo hiểm qua bưu điện được thực hiện như sau:

  1. Đầu tiên, bạn truy cập vào đường link http://hosobhxh.hcmpost. vn/
  2. Tiếp theo, bạn nhập mã số BHXH của mình và bấm kiểm tra thông tin.
  3. Sau đó sẽ có 2 tùy chọn:
  4. Nếu địa chỉ nhận có cùng địa chỉ đơn vị (Địa chỉ đã khai báo với cơ quan BHXH) thì bạn chỉ cần nhập các thông tin của người liên hệ là hoàn tất.
  5. Nếu địa chỉ nhận khác địa chỉ đơn vị: Bạn sẽ nhập địa chỉ của bạn và thông tin người liên hệ.

Vậy, khi nộp hồ sơ BHXH qua bưu điện thì trên bì thư có phải ghi địa chỉ bảo hiểm xã hội TpHCM hay địa chỉ bảo hiểm quận 1, bảo hiểm quận 3, bảo hiểm quận 10 không?

Công văn số 1762/BHXH-TNTKQ của Bảo hiểm xã hội Tp.Hồ Chí Minh ban hành ngày 12/7/2016 về việc gửi hồ sơ qua đường bưu điện quy định rõ về cách ghi ngoài bì thư các thông tin khi nộp hồ sơ BHXH qua bưu điện:

  1. Địa chỉ và mã đơn vị tham gia BHXH (cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ lấy địa chỉ này để chuyển kết quả hồ sơ về cho đơn vị).
  2. Loại hồ sơ: ghi theo mã số Phiếu giao nhận hồ sơ.
  3. Từ ngày 15/7/2016, đơn vị nộp hồ sơ qua đường bưu điện yêu cầu ghi rõ tên phòng của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nếu đơn vị đang tham gia tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tên bộ phận của Bảo hiểm xã hội quận huyện (nếu đơn vị đang tham gia tại Bảo hiểm xã hội quận/huyện).

Ví dụ minh họa cách ghi ngoài bì thư hồ sơ BHXH khi nộp qua đường bưu điện tới cơ quan BHXH q1:

Nơi gửi: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh – mã đơn vị QW0077Z

Địa chỉ đơn vị: 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TPHCM

Loại hồ sơ: 302, 103 và 108 (ghi theo mã phiếu giao nhận hồ sơ)

Nơi nhận: Phòng Quản lý Thu – Bảo hiểm xã hội TPHCM, số 117C Nguyễn Đình Chính, phường 15, quận Phú Nhuận.

Bưu điện đến nhận hồ sơ có phải bưu điện bảo hiểm xã hội không? Khi thực hiện thủ tục nộp hồ sơ BHXH qua bưu điện, cơ quan BHXH sẽ liên kết với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông để phục vụ cho hoạt động của mình.

iii.Nộp hồ sơ BHXH qua mạng:

Khi thực hiện các thủ tục cấp lại sổ BHXH 2018, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục lãnh tiền bảo hiểm xã hội, thủ tục rút sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội hay các thủ tục có liên quan, bạn có thể dễ dàng truy cập qua mạng để thực hiện các thủ tục. Các bước thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Bạn truy cập vào hệ thống BHXH điện tử theo địa chỉ: http://gddt.baohiemxahoi. gov.vn
  2. Bước 2: Đăng ký tài khoản vào sử dụng hệ thống phần mềm giao dịch BHXH điện tử – KBHXH
  3. Bước 3: Chọn hình thức đăng ký, có 2 hình thức đăng ký là:
  4. Đăng ký giao dịch BHXH điện tử;
  5. Đăng ký giao dịch qua mạng;
  6. Bước 4: Nhập thông tin theo yêu cầu
  7. Bước 5: Sau khi hoàn thiện các thông tin, bạn chọn vào nút Đăng ký. Nếu các thông tin đăng ký là hợp lệ, hệ thống sẽ xuất hiện thông báo gửi hồ sơ đăng ký thành công.

Sau khi nộp hồ sơ thành công, bạn sẽ nhận được phiếu giao nhận hồ sơ BHXH 301 hay còn gọi là phiếu giao nhận hồ sơ chốt sổ bhxh 2018.

Thời gian giải quyết

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hoàn tất thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH.

Đối với các thủ tục khác như thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất 2018, thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục rút sổ bảo hiểm xã hội, đổi sổ bảo hiểm xã hội…thời gian giải quyết hồ sơ được định sẵn trên các phiếu giao nhận hồ sơ của từng thủ tục.

Các hình thức trên đều được áp dụng đối với các thủ tục:

  1. Thủ tục báo mất sổ BHXH
  2. Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang quận khác
  3. Thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất
  4. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
  5. Thủ tục hủy sổ BHXH…

Bước 2: Tiến hành thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động.

Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH, tiếp theo doanh nghiệp tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động.

Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại Tiết 1.2 Điểm b Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và phiếu giao nhận hồ sơ số 620, hồ sơ chốt sổ BHXH cho người lao động gồm những giấy tờ sau:

  1. Tờ khai của đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
  2. Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mẫu D02-TS ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
  3. Bảng kê khai thông tin (theo mẫu D01-TS).
  4. Tờ bìa sổ Bảo hiểm xã hội hoặc các tờ rời (trường hợp người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội nhiều lần).
  5. Các tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội thuộc bản chính của sổ BHXH.

Các hình thức gửi hồ sơ: các hình thức gửi chốt sổ BHXH cho người lao động tương tự như thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội là: Nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ BHXH qua bưu điện và nộp hồ sơ BHXH qua mạng.

Trình tự thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh, trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Người sử dụng lao động nộp bộ hồ sơ trên tại phòng một cửa tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi đơn vị đóng BHXH.
  2. Bước 2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan bảo hiểm cấp huyện hoặc cấp tỉnh sẽ tiến hành giải quyết việc đơn vị báo giảm lao động và xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  3. Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục người sử dụng lao động sẽ nhận Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp nếu có (theo mẫu C12-TS ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017) trong mỗi tháng để doanh nghiệp kiểm tra và đối chiếu.

Nếu có sai lệch, người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết, đồng thời phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc bưu điện (nếu nhận kết quả qua bưu điện) để thông báo mã số bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thời gian giải quyết: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chốt sổ và trả lại sổ cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả lại cho người lao động.

Lưu ý: Khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp mà bạn chưa tìm được công việc mới hoặc chưa được tiếp tục đóng BHXH tại doanh nghiệp mới, bạn có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì (BHTN là gì)? Bảo hiểm thất nghiệp quận 12 có gì khác không? BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy sau khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội, cách rút bảo hiểm xã hội, cách lãnh tiền bảo hiểm xã hội, cách thanh toán bảo hiểm xã hội như thế nào, lấy sổ bảo hiểm xã hội, lấy tiền bảo hiểm xã hội ở đâu, có cần phải thanh lý bảo hiểm xã hội, thanh toán bảo hiểm xã hội hay thanh toán BHXH 1 lần, thời hạn nộp BHXH, cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội có được không sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể qua tổng đài tư vấn.

4. KHI CHỐT SỔ BHXH, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC CHI TRẢ BHXH 1 LẦN KHÔNG?

Cách tính chi trả BHXH 1 lần
Cách tính chi trả BHXH 1 lần

4.1. Điều kiện để được thanh toán BHXH 1 lần?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần là:

  1. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  2. Sau một năm nghỉ việc, người lao động không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc Hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động)
  3. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế)
  4. Ra nước ngoài để định cư.
  5. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  6. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút? Theo quy định pháp luật trên, sau một năm nghỉ việc, bạn ngừng đóng bảo hiểm xã hội và có đơn xin nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì người lao động sẽ được thanh toán BHXH 1 lần.

4.2. Nhận tiền BHXH 1 lần ở đâu?

Lãnh bảo hiểm xã hội ở đâu, lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, lãnh bảo hiểm xã hội như thế nào, lãnh tiền bảo hiểm xã hội như thế nào, lãnh tiền bảo hiểm xã hội ở đâu hay lấy tiền bảo hiểm xã hội ở đâu là những thắc mắc của khách hàng gửi về cho chúng tôi. Dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 31/01/2019 về phân cấp chi trả, quản lý người hưởng:

2. Phân cấp chi trả, quản lý người hưởng

2.1. BHXH tỉnh

2.1.1. Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK do BHXH tỉnh giải quyết; chi hỗ trợ học nghề, hỗ trợ ĐTKNN; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc, hỗ trợ khám BNN, hỗ trợ chữa BNN, hỗ trợ phục hồi chức năng, hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ, hỗ trợ điều tra lại TNLĐ, BNN, phí GĐYK; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH tỉnh chi trả; chi TCTN qua tài khoản cá nhân cho người lao động.

2.1.2. Ký hợp đồng chi trả và quản lý người hưởng với Bưu điện tỉnh

a) Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan bưu điện; chi TCTN bằng tiền mặt cho người lao động.

2.2. BHXH huyện

Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK do BHXH huyện giải quyết hưởng; chi hỗ trợ ĐTKNN; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH huyện chi trả.

Như vậy BHXH tỉnh và BHXH huyện là 2 cơ quan có thẩm quyền chi trả bảo hiểm xã hội 1 lần.

4.3. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, để thực hiện thủ tục nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

-Sổ bảo hiểm xã hội.

-Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

-Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

  1. a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
  2. b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
  3. c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

-Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp người đang bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện tại cơ quan bảo hiểm tỉnh, quận/huyện. Thời gian giải quyết thủ tục lấy bảo hiểm xã hội 1 lần là bao lâu?

Khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Các vướng mắc khác về thủ tục lấy tiền bảo hiểm xã hội, cách lãnh bảo hiểm xã hội, cách lấy tiền bảo hiểm xã hội, cách nhận tiền bảo hiểm xã hội, nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, tờ trình xin đóng bảo hiểm như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp tại bài viết Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội.

5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRA CỨU SỔ BHXH, TRA CỨU QUÁ TRÌNH THAM GIA BHXH?

Tra cứu sổ BHXH như thế nào?
Tra cứu sổ BHXH như thế nào?

Chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc về việc làm thế nào để tra cứu 1 lần, tra cứu bảo hiểm xã hội Hồ Chí Minh, tra cứu sổ bảo hiểm xã hội tphcm, tra cứu thời gian đóng bảo hiểm, check bảo hiểm xã hội? Vậy có các hình thức nào để tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội, kiểm tra xem doanh nghiệp có đóng BHXH cho người lao động không?

Hiện tại, có 2 cách kiểm tra bảo hiểm xã hội là:

  1. Tra cứu BHXH bằng tin nhắn SMS điện thoại;
  2. Tra cứu sổ BHXH online trên trang thông tin điện tử của BHXH

Cách 1: Tra cứu bằng SMS trên điện thoại

Ngày 03/4/2019, Trung tâm công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam đã thông qua Công văn số 330/CNTT-PM ghi nhận nội dung hướng dẫn cụ thể về cách kiểm tra quá trình đóng bảo hiểm xã hội, cách kiểm tra sổ bảo hiểm xã hội, cách kiểm tra số sổ bảo hiểm xã hội, cách kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội bằng tin nhắn văn bản, cụ thể như sau:

STT Mô tả Cú pháp gửi tin nhắn
1 Tra cứu thời gian đóng BHXH TC BHXH {mã số bảo hiểm xã hội}

Ví dụ:

Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8179:

TC BHXH 0110129425

Nội dung tin nhắn nhận được:

Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 8 năm 8 tháng

2 Tra cứu quá trình tham gia BHXH theo khoảng thời gian TC BHXH {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm}

Ví dụ:

Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8179:

TC BHXH 0110129425 012016 122017

Nội dung tin nhắn nhận được:

Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 2 năm; Thời gian tham gia: 2 năm (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)

3 Tra cứu quá trình tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm TC BHXH {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm}

Ví dụ:

Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8179:

TC BHXH 0110129425 2017 2018

Nội dung tin nhắn nhận được:

Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 1 năm 11 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 1 năm 6 tháng (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)

4 Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT TC BHYT {mã thẻ bảo hiểm y tế}

Ví dụ:

Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8179:

TC BHYT hc4010110129425

Nội dung tin nhắn nhận được:

Mã thẻ: HC40101101129425, Nơi ĐKKCB BĐ: Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng, Giá trị sử dụng từ 01/01/2018 đến 31/12/2018, Thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày 30/6/2018.

5 Tra cứu hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ TC HS {mã hồ sơ}

Ví dụ:

Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8179:

Tc hs 03524_G/2018/04904

Nội dung tin nhắn nhận được:

Hồ sơ 03524_G/2018/04904: BHXH đã xử lý xong hồ sơ. Vui lòng đến nhận kết quả.

Như vậy, chỉ với một tin nhắn đơn giản, bạn đã tra cứu được thời gian đóng BHXH, tra cứu kết quả BHXH, tra cứu số tiền đóng BHXH, thời hạn sử dụng thẻ BHYT, tra cứu hồ sơ BHXH qua bưu điện…của bạn. Tra cứu BHXH HCM có áp dụng được phương pháp tra cứu này không?

Đây là phương pháp tra cứu BHXH được áp dụng trên phạm vi cả nước. Đối với tra cứu BHXH thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tra cứu các thông tin sau:

  1. Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội tphcm (tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội hcm);
  2. Tra cứu số tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  3. Tra cứu thông tin sổ bảo hiểm xã hội;
  4. Tra cứu đóng bảo hiểm xã hội;
  5. Kiểm tra sổ BHXH;

Cách 2: Tra cứu sổ bảo hiểm xã hội online trên trang điện tử của BHXH

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc sử dụng mạng internet để kiểm tra bảo hiểm xã hội online là rất phổ biến. Đặc biệt, chỉ cần đăng nhập vào trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx là bạn có thể dễ dàng tra cứu được thông tin đóng bảo BHXH qua mạng. Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra bảo hiểm xã hội, kiểm tra số sổ bảo hiểm xã hội online, cách tra sổ bảo hiểm xã hội online nhanh chóng, đơn giản.

Các bước để kiểm tra sổ bảo hiểm xã hội online, kiểm tra số sổ BHXH online được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Bước 2: Chọn hình thức tra cứu trực tuyến, bao gồm các mục

  1. Tra cứu mã số BHXH là áp dụng đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân tham gia BHXH tự nguyện;
  2. Tra cứu cơ quan bảo hiểm. Ví dụ khi bạn muốn tra cứu các cơ quan bảo hiểm trực thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, bạn chỉ cần chọn mục Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh. Khi đó, kết quả tra cứu sẽ cho thấy các cơ quan BHXH trực thuộc như: Bảo hiểm quận 1, bảo hiểm xã hội quận 3, bảo hiểm xã hội quận 10, bảo hiểm xã hội quận 11, bảo hiểm xã hội quận 12, bảo hiểm quận Bình Thạnh, bảo hiểm xã hội quận Bình Tân, bảo hiểm xã hội quận Tân Bình…;
  3. Tra cứu quá trình tham gia BHXH áp dụng đối người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tham gia bảo hiểm qua các doanh nghiệp. Kết quả tra cứu cho thấy thời gian tham gia bảo hiểm tương ứng với chức vụ và đơn vị công tác;
  4. Tra cứu thời hạn thẻ BHYT;
  5. Tra cứu đơn vị tham gia BHXH;
  6. Các mục tra cứu khác: tra cứu điểm thu đại lý thu, tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH, tra cứu CSKCB ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT và tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.

Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin cá nhân và thông tin BHXH theo yêu cầu. Riêng đối với các yêu cầu nhập số điện thoại, bạn cần phải nhập đúng số điện thoại đăng ký với BHXH theo mẫu TK1-TS.

Bước 4: Nhập mã OTP đã được gửi về điện thoại của bạn và tiến hành tra cứu

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu thông tin BHXH qua mạng.

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội TPHCM, tra cứu kết quả hồ sơ BHXH, tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội online, tra mã số bảo hiểm thì làm như thế nào? Cũng giống như cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội qua tin nhắn, đối với bất kỳ địa danh nào trên cả nước, bạn đều có thể áp dụng hình thức tra cứu qua mạng trên để tra cứu thông tin BHXH, tra mã số bảo hiểm xã hội của mình, tìm số sổ bảo hiểm xã hội online hay tra số bảo hiểm xã hội TPHCM.

Trường hợp bạn không tra cứu được mã số BHXH, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được hướng dẫn tra cứu cụ thể về cách tra số sổ bhxh. Đồng thời với việc hướng dẫn cách tra số sổ bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội như sau:

  1. Cách tính 2 bhxh giữ lại;
  2. Cách tính thanh toán bảo hiểm xã hội một lần;
  3. Cách xem tiền bảo hiểm xã hội;
  4. Cách xem bảo hiểm xã hội;
  5. Cách xem số sổ bảo hiểm xã hội;
  6. Cách xem sổ bảo hiểm xã hội…

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục Bảo hiểm xã hội của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ nhận được:

  1. Đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp sẽ giải đáp tất cả các vướng pháp lý trong quá trình thực hiện thủ tục;
  2. Tư vấn toàn bộ trình tự, thủ tục thực hiện công việc;
  3. Soạn thảo hồ sơ pháp lý thực hiện thủ tục và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
  4. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và thực hiện các công việc khác một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Nếu bạn cần tư vấn, giải đáp, đại diện thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ với Nhóm Chia Sẻ Ngành Luật để được sử dụng các dịch vụ pháp lý tốt nhất.



Mô Tả Ngắn Bài Viết Thủ Tục Chốt Sổ BHXH Khi Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động

Chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là việc người lao động quan tâm hàng đầu khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bảo hiểm xã hội là gì? Số sổ BHXH là gì? (Hãy đọc toàn bộ bài viết Thủ Tục Chốt Sổ BHXH Khi Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động để hiểu nhiều hơn. Xin Chân Thành Cảm Ơn!)

Bài Viết Nổi Bật Theo Danh Mục

Zalo